- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau 10/8, các sỹ tử năm nay sẽ biết cánh cửa ĐH có mở ra cho mình. Trong số hàng triệu sĩ tử liệu những ai vượt vũ môn? Và nếu chẳng may - bạn phải đứng ngoài cánh cửa ấy - liệu có phải dấu chấm hết?
Nỗi buồn trượt ĐH
Mỗi thí sinh khi dự thi ĐH đều mang một hi vọng rằng mình sẽ đỗ, cá chép sẽ hóa Rồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mong muốn của mình. Bạn trượt đại học. Bạn biết đến “mùi vị” chờ đợi kết quả của 12 năm cũng như nếm trải sự mặn đắng của thất bại đầu đời. Bạn cảm thấy gì? Buồn, chán nản, thất vọng… xấu hổ với gia đình và bạn bè, bạn thấy mọi thứ trước mắt trở nên mờ mịt, không có lối thoát, thế giới như sụp đổ trước mắt bạn.
Nếu có thể hãy khóc một trận để giải tỏa tâm trạng hoặc bạn có thể chia sẻ với một ai đó. Mọi thứ có thể khá hơn. Cũng có thể bạn sẽ chọn cách im lặng để đối diện. Đây là tâm lý chung của tất cả chúng ta khi “thành công bị trì hoãn”. Hãy dũng cảm đối mặt – con người ta đều trưởng thành như vậy – và bạn cũng thế.
Trượt đại học – mọi cánh cửa sẽ đóng?
Rớt ĐH có phải là đã hết con đường thành công? Bạn hãy luôn ý thức rằng, đỗ ĐH là thành công đầu tiên trong ngưỡng cửa vào đời của bạn, nhưng nó không phải tất cả. Chắc chắn một điều rằng, ĐH không phải là con đường duy nhất mở ra tương lai tươi sáng cho bạn.
Thành công không được tạo nên chỉ bằng việc đỗ đại học nó bắt nguồn từ thái độ, cách tiếp nhận việc học ở bất cứ một lĩnh vực nào của bạn và quan trọng là bạn áp dụng được những gì mình học vào thực tiễn. Điều này, để thấy rằng thành công của bạn hoàn toàn có thể không liên quan đến tấm bằng Đại học.
Mặt khác, bạn cũng cần biết rằng cuộc sống có nhiều thử thách to lớn hơn và việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Một cuộc đời không thể quyết định bởi một kì thi.
Lối đi nào cho bạn
Sau cơn mưa trời lại sáng, chỉ cần có niềm say mê, sự kiên trì, chúng ta vẫn có thể theo đuổi ước mơ của mình và thành công. Điều quan trọng là thái độ sống của bạn. Nếu không may rớt ĐH thì vẫn còn có nhiều cơ hội khác cho mỗi người như: học cao đẳng, học ở trường nghề hay là đi học một ngành yêu thích…
Bạn có thể thi lại kì thi năm sau, tiếp tục theo đuổi con đường vào đại học của mình, tất nhiên sức ép của kì thi sau sẽ lớn hơn trước. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Vì vậy, hãy tự tạo cho mình sức ép vừa đủ để vẫn có động lực để quyết tâm thi vào năm sau mà không phải quá căng thẳng. Hoặc nếu cảm thấy khả năng của mình không đủ bạn để thi Đại học, bạn có thể xem xét vào các trường Cao đẳng, trung cấp.
Con người ta bao giờ cũng có những ước mơ, dự định cho riêng mình. Tất nhiên những điều đó đôi khi không thể thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Và điều quan trọng là bạn phải cố gắng và kiên trì. Nếu chưa một lần thử những điều này thì làm sao biết sức mình đến đâu. Vậy nên, các bạn trẻ, hãy cứ cố gắng và kiên trì một lần để đi con đường bạn đã lựa chọn. Để sau này dù là đi tiếp hay dừng lại ở con đường ấy bạn cũng sẽ không hối tiếc vì đã “sống hoài sống phí”.
Theo kenh 14
Nỗi buồn trượt ĐH
Mỗi thí sinh khi dự thi ĐH đều mang một hi vọng rằng mình sẽ đỗ, cá chép sẽ hóa Rồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được mong muốn của mình. Bạn trượt đại học. Bạn biết đến “mùi vị” chờ đợi kết quả của 12 năm cũng như nếm trải sự mặn đắng của thất bại đầu đời. Bạn cảm thấy gì? Buồn, chán nản, thất vọng… xấu hổ với gia đình và bạn bè, bạn thấy mọi thứ trước mắt trở nên mờ mịt, không có lối thoát, thế giới như sụp đổ trước mắt bạn.
Nếu có thể hãy khóc một trận để giải tỏa tâm trạng hoặc bạn có thể chia sẻ với một ai đó. Mọi thứ có thể khá hơn. Cũng có thể bạn sẽ chọn cách im lặng để đối diện. Đây là tâm lý chung của tất cả chúng ta khi “thành công bị trì hoãn”. Hãy dũng cảm đối mặt – con người ta đều trưởng thành như vậy – và bạn cũng thế.
Trượt đại học – mọi cánh cửa sẽ đóng?
Rớt ĐH có phải là đã hết con đường thành công? Bạn hãy luôn ý thức rằng, đỗ ĐH là thành công đầu tiên trong ngưỡng cửa vào đời của bạn, nhưng nó không phải tất cả. Chắc chắn một điều rằng, ĐH không phải là con đường duy nhất mở ra tương lai tươi sáng cho bạn.
Thành công không được tạo nên chỉ bằng việc đỗ đại học nó bắt nguồn từ thái độ, cách tiếp nhận việc học ở bất cứ một lĩnh vực nào của bạn và quan trọng là bạn áp dụng được những gì mình học vào thực tiễn. Điều này, để thấy rằng thành công của bạn hoàn toàn có thể không liên quan đến tấm bằng Đại học.
Mặt khác, bạn cũng cần biết rằng cuộc sống có nhiều thử thách to lớn hơn và việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Một cuộc đời không thể quyết định bởi một kì thi.
Lối đi nào cho bạn
Sau cơn mưa trời lại sáng, chỉ cần có niềm say mê, sự kiên trì, chúng ta vẫn có thể theo đuổi ước mơ của mình và thành công. Điều quan trọng là thái độ sống của bạn. Nếu không may rớt ĐH thì vẫn còn có nhiều cơ hội khác cho mỗi người như: học cao đẳng, học ở trường nghề hay là đi học một ngành yêu thích…
Bạn có thể thi lại kì thi năm sau, tiếp tục theo đuổi con đường vào đại học của mình, tất nhiên sức ép của kì thi sau sẽ lớn hơn trước. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Vì vậy, hãy tự tạo cho mình sức ép vừa đủ để vẫn có động lực để quyết tâm thi vào năm sau mà không phải quá căng thẳng. Hoặc nếu cảm thấy khả năng của mình không đủ bạn để thi Đại học, bạn có thể xem xét vào các trường Cao đẳng, trung cấp.
Con người ta bao giờ cũng có những ước mơ, dự định cho riêng mình. Tất nhiên những điều đó đôi khi không thể thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Và điều quan trọng là bạn phải cố gắng và kiên trì. Nếu chưa một lần thử những điều này thì làm sao biết sức mình đến đâu. Vậy nên, các bạn trẻ, hãy cứ cố gắng và kiên trì một lần để đi con đường bạn đã lựa chọn. Để sau này dù là đi tiếp hay dừng lại ở con đường ấy bạn cũng sẽ không hối tiếc vì đã “sống hoài sống phí”.
Theo kenh 14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: