Giải pháp đột phá đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Hôm nay (9/8), Bộ GD&ĐT và Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức Hội thảo “Bàn về giải pháp đột phá đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay”. Đến dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, các vụ chức năng, lãnh đạo các sở GD&ĐT, cùng đông đảo các nhà khoa học.

images668891_DSC07614.jpg

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: gdtd.vn
Tại Hội thảo, các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề đổi mới quản lý giáo dục (QLGD). Trách nhiệm của mỗi cán bộ QLGD là phải liên tục học tập, nghiên cứu, phát triển, cập nhật về chuyên môn nghiệp vụ mới và ứng dụng khoa học QLGD đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Đặt trong bối cảnh chuyển đổi về chất của đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục tức là khắc phục cách đổi mới chắp vá trong tiến trình đổi mới QLGD vừa qua; Đảm bảo vai trò đột phá, tức là tác động tích cực tới việc chuyển động của toàn hệ thống trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện; Phù hợp với các yêu cầu trong chương trình cải cách hành chính nhà nước; Đổi mới theo chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

Tiếp cận toàn hệ thống thì đổi mới QLNN về giáo dục cũng phải là một tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện, liên quan đến mọi bộ phận của hệ thống QLNN bao gồm: đổi mới tư duy quản lý, đổi mới công cụ QLNN, đổi mới cơ chế QLNN, hoàn thiện bộ máy QLNN và đội ngũ quản lý. Trong đó quan trọng nhất là đổi mới tư duy quản lý.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chỉ đạo: Định hướng đổi mới QLGD phải chuyển quản lý giám sát sang quản lý có kế hoạch quy hoạch điều chỉnh, phải bảo đảm tính dân chủ thống nhất từ cấp cơ sở đến cấp quản lý. Vì vậy phải tăng quyền tự chủ cơ sở giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, cần phải phân định rõ QLNN với quản lý chuyên môn và quản trị cơ sở. Đây là xu hướng quản lý mới, đáp ứng được yêu cầu điều hành xử lý - kiểm soát sang khâu kế hoạch, giám quyền, giám sát. Trên cơ sở tạo khoảng trống về việc quản lý chuyên môn, các nhà trường tự chủ điều hành quản lý, đồng thời tập trung vào quản lý nhà nước.
Theo giaoducthoidai.vn
 
×
Quay lại
Top Bottom