- Tham gia
- 19/11/2013
- Bài viết
- 162
Những người sinh sống ở Hồ Tây lâu năm luôn ám ảnh bởi thứ âm thanh lạ, nghe rất mơ hồ, người mới đến cứ nghĩ là tiếng sóng đang giội vào thành hồ nhưng thực tế hồ không nổi sóng.
Giới trẻ thì cho rằng, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng người già lại nghi đó là “sóng âm”. Thực hư “sóng âm” như thế nào không rõ, nhưng nhiều người đang đặt ra nghi vấn về mối liên hệ giữa “sóng âm” và hiện tượng cuồng phong bí hiểm trên Hồ Tây.
Hồ Tây một thắng cảnh nổi tiếng và đầy bí ẩn của Hà Nội.
Đầm Xác Cáo cùng hiện tượng kỳ bí mặt hồ biến sắc
Hồ Tây từ xưa được thừa nhận là danh lam nức tiếng của mảnh đất kinh kỳ. Các bậc vua chúa thường cho xây các dinh thự, cung điện quanh hồ làm chốn nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp như: Cung Thuý Hoa, Từ Hoa thời Lý; điện Hàm Nguyên thời Trần; Viện Trúc Lâm thời Lê Trịnh... Cho đến giờ, nơi đây vẫn là một khu vực dân cư đông đúc và sầm uất. Nhưng cũng có một điều kỳ lạ, xung quanh Hồ Tây luôn tồn tại những câu chuyện liêu trai, kỳ dị. Cùng với đó là những chuyện bất thường thường xảy ra, khiến địa danh không chỉ nổi tiếng là một danh thắng đẹp mà còn “hấp dẫn” bởi sự kỳ ảo của những hiện tượng chưa được giải mã hết. Đó chính là cuồng phong Hồ Tây.
Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, hiện nay nhiều câu chuyện mang màu sắc hư ảo vẫn được các thế hệ sinh sống quanh Hồ Tây kể cho nhau nghe nhưng không phải để mua vui mà được hiểu như “cẩm nang sống an toàn”. Họ cho rằng, vẻ thơ mộng hút hồn của danh lam này là vẻ ngoài, thực tế lại ẩn chứa những mối hiểm nguy khôn lường. Để tránh bị Hồ Tây “nhấn chìm”, có mưa giông gió lốc người dân ở đây cho rằng “tốt nhất luôn luôn cảnh giác”. Không biết bao nhiêu phần trăm sự thực từ những câu chuyện kể đầy tính chất ly kỳ ở Hồ Tây, nhưng thực tế không ít trường hợp bỏ mạng trong lòng hồ đầy bí ẩn.
Chính những câu chuyện đậm chất liêu trai và những vụ tai nạn gắn liền với Hồ Tây khiến không ít người dân sống ở đây chưa một lần dám thò chân, chạm vào mặt nước. Những người này cho rằng, có một thế giới tâm linh nằm sâu phía dưới những lớp sóng nước trong xanh mà chưa một ai giải mã được. Cụ Nguyễn Thị Nhũ (86 tuổi) cho rằng, ở lòng hồ còn tồn tại những khu nghĩa địa cổ hàng trăm năm. Cùng với đó là oan hồn của những người không may bị chết đuối nơi đây từ hàng nghìn năm qua, không siêu thoát được.
Cũng như cụ Nhũ, cụ Hồ Nghĩa Linh (83 tuổi), một người đã gắn bó với Hồ Tây từ thuở tóc còn để chỏm cho biết, các cụ trước đã dặn con cháu không nên một mình rong chơi ở Hồ Tây khi trời đã tối và không được tự ý một mình đi thuyền trên hồ vào những lúc nước hồ đột nhiên biến sắc. Cụ Linh cho rằng, lời dặn của các cụ xưa không thừa, bởi cuộc đời cụ từng chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, khó có thể cắt nghĩa được nguyên nhân. Theo cụ Linh “điều lạ là những người đã chết ở Hồ Tây phần lớn là những nam thanh nữ tú, khi xác nổi lên, thần sắc vẫn còn giữ được nét thanh lịch”.
Quanh câu chuyện này, cụ Linh cho rằng, những cái chết đa phần do tai nạn bất thường chứ ít khi người ta “chán sống” tìm đến đây để trầm mình. Cụ còn nhớ về một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra ở Hồ Tây vào năm 1955.
Theo trí nhớ của cụ, đó là đoàn văn công nước ngoài sang biểu diễn giao lưu với ta lúc đó. Trong đoàn đều là những nam thanh nữ tú, họ vui vẻ cười đùa. Thời tiết vào thời điểm đó rất đẹp, tuy nhiên không hiểu sao khi đoàn văn công đi du ngoạn bằng thuyền trên Hồ Tây thì trời đang yên ả bỗng dưng nổi cơn giông lốc như thể thiên nhiên thể hiện cơn thịnh nộ qua một trận cuồng phong. Kết quả nhiều người trong đoàn đã bỏ mạng nơi đây. Sự kiện này cho đến nay vẫn ám ảnh nhiều người dân, mặc dù đa số là không biết nó đã từng xảy ra.
Do đó, cụ Linh nhận định rằng, những người bỏ mạng trên Hồ Tây có nguyên nhân khá bí ẩn, bởi đa số là tai nạn khó hiểu. Còn những trường hợp cho là tự tử thì cụ không tin lắm. Bởi, nếu tự tử họ sẽ tìm ra cầu Long Biên. Ở đó, cái chết sẽ đến nhanh hơn mà đa số người tự tử đều muốn thế. “Nhiều người không tin vào sự bí hiểm này, nhưng ai suy nghĩ thế nào mặc kệ, riêng tôi căn dặn con cháu mình, đừng dại mà ra Hồ Tây vào thời điểm mặt hồ biến sắc. Đó là lúc Hồ Tây thể hiện rõ nhất sự nguy hiểm của mình”, cụ Linh phân trần.
Vốn chẳng tin vào chuyện liêu trai hay ma quỷ nhưng quá trình tìm hiểu đã cho chúng tôi những thông tin có căn cứ để thôi thúc chúng tôi đi tìm lời giải. Nó khiến chúng tôi thực sự ám ảnh và muốn đi tìm câu trả lời cho những hiện tượng bất thường trên Hồ Tây.
Đi tìm lời giải từ nguồn gốc tên hồ
Sau lần nghe cụ Linh kể chuyện, tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn hiện tượng tự nhiên bất thường và những cái chết do bất ngờ có sự bất thường diễn ra trên Hồ Tây. Sự việc càng lúc càng khiến chúng tôi tò mò, bởi thông tin mà tôi nhận được ngày một kỳ lạ. Có một điều mà chúng tôi không thể cắt nghĩa rõ ràng được là tại sao vẻ đẹp thơ mộng của một thắng cảnh đã đi vào thơ ca suốt hàng ngàn năm nay nhưng địa danh Hồ Tây lại mang những danh xưng không hề tương xứng với vẻ đẹp lộng lẫy của nó.
Tên gọi Hồ Tây là cách gọi đầy chất miệt thị (Hồ – trong Hồ Ly, tức là cáo, diễn nôm Hồ Tây có nghĩa là hồ cáo ở phía Tây). Điểm qua các tên gọi khác nhau của Hồ Tây qua các thời kỳ, như Đầâm Xác Cáo, Lãng Bạt, Dâm Đàn, Kim Ngưu, Đoài Hồ... tên đều mang màu sắc kỳ bí, liêu trai. Không khó để hiểu ý nghĩa của những tên gọi này, bởi trong các sách cổ viết về Hồ Tây đã giải thích rõ ngọn nguồn những tên gọi của danh lam này.
Cũng như tên gọi Đầm Xác Cáo thì tên gọi Hồ Kim Ngưu cũng đầy màu sắc huyền bí gắn liền với một người khổng lồ sức khỏe phi thường, muôn người khó địch đó là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua Tàu trả ơn, nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn.
Chuông đúc xong, đức vua sai thiền sư đánh một hồi chuông dài. Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông, con trâu bằng vàng, to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi, nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần thảo mãi xung quanh. Vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau, vùng đất bị trâu vàng giẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông.
Cả hai câu chuyện huyền bí trên gắn liền với Hồ Tây, nhưng đều có một sự trùng lặp trong hai câu chuyện này, đó là sự bí ẩn nằm dưới mặt nước mênh mông của Hồ Tây. Điều này, cho thấy từ xa xưa Hồ Tây luôn là bí ẩn khó lý giải, khiến nhiều người cho rằng, đằng sau mặt hồ phẳng lặng luôn tiềm ẩn những trận cuồng phong cùng sương mù dày đặc có thể nổi lên bất kỳ lúc nào.
Sách Lĩnh Nam chích quái viết gì về Hồ Tây?
Trong sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, soạn năm 1492 cho rằng, Hồ Tây xưa kia là chỗ ở của yêu tinh cáo. Một con yêu tinh chuyên ăn thịt người, có phép lạ biến hoá khôn lường con người không địch nổi. Cũng trong câu chuyện này, có nhắc đến sự kiện Long vương sai quân lính dâng nước lên vây bắt. Yêu tinh Hồ Ly chạy vào hang sâu trú ẩn, Long vương dâng nước lên đổ đầy hang cáo nhằm giết chết con yêu tinh này. Nhiều người tin rằng, thứ âm thanh kỳ lạ tạm gọi là “sóng âm” đó chính là âm thanh vọng về trong quá khứ của cuộc chiến giữa yêu tinh cáo với quân của Long vương.
Theo ĐS&PL
Giới trẻ thì cho rằng, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng người già lại nghi đó là “sóng âm”. Thực hư “sóng âm” như thế nào không rõ, nhưng nhiều người đang đặt ra nghi vấn về mối liên hệ giữa “sóng âm” và hiện tượng cuồng phong bí hiểm trên Hồ Tây.
Hồ Tây một thắng cảnh nổi tiếng và đầy bí ẩn của Hà Nội.
Đầm Xác Cáo cùng hiện tượng kỳ bí mặt hồ biến sắc
Hồ Tây từ xưa được thừa nhận là danh lam nức tiếng của mảnh đất kinh kỳ. Các bậc vua chúa thường cho xây các dinh thự, cung điện quanh hồ làm chốn nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp như: Cung Thuý Hoa, Từ Hoa thời Lý; điện Hàm Nguyên thời Trần; Viện Trúc Lâm thời Lê Trịnh... Cho đến giờ, nơi đây vẫn là một khu vực dân cư đông đúc và sầm uất. Nhưng cũng có một điều kỳ lạ, xung quanh Hồ Tây luôn tồn tại những câu chuyện liêu trai, kỳ dị. Cùng với đó là những chuyện bất thường thường xảy ra, khiến địa danh không chỉ nổi tiếng là một danh thắng đẹp mà còn “hấp dẫn” bởi sự kỳ ảo của những hiện tượng chưa được giải mã hết. Đó chính là cuồng phong Hồ Tây.
Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, hiện nay nhiều câu chuyện mang màu sắc hư ảo vẫn được các thế hệ sinh sống quanh Hồ Tây kể cho nhau nghe nhưng không phải để mua vui mà được hiểu như “cẩm nang sống an toàn”. Họ cho rằng, vẻ thơ mộng hút hồn của danh lam này là vẻ ngoài, thực tế lại ẩn chứa những mối hiểm nguy khôn lường. Để tránh bị Hồ Tây “nhấn chìm”, có mưa giông gió lốc người dân ở đây cho rằng “tốt nhất luôn luôn cảnh giác”. Không biết bao nhiêu phần trăm sự thực từ những câu chuyện kể đầy tính chất ly kỳ ở Hồ Tây, nhưng thực tế không ít trường hợp bỏ mạng trong lòng hồ đầy bí ẩn.
Chính những câu chuyện đậm chất liêu trai và những vụ tai nạn gắn liền với Hồ Tây khiến không ít người dân sống ở đây chưa một lần dám thò chân, chạm vào mặt nước. Những người này cho rằng, có một thế giới tâm linh nằm sâu phía dưới những lớp sóng nước trong xanh mà chưa một ai giải mã được. Cụ Nguyễn Thị Nhũ (86 tuổi) cho rằng, ở lòng hồ còn tồn tại những khu nghĩa địa cổ hàng trăm năm. Cùng với đó là oan hồn của những người không may bị chết đuối nơi đây từ hàng nghìn năm qua, không siêu thoát được.
Cũng như cụ Nhũ, cụ Hồ Nghĩa Linh (83 tuổi), một người đã gắn bó với Hồ Tây từ thuở tóc còn để chỏm cho biết, các cụ trước đã dặn con cháu không nên một mình rong chơi ở Hồ Tây khi trời đã tối và không được tự ý một mình đi thuyền trên hồ vào những lúc nước hồ đột nhiên biến sắc. Cụ Linh cho rằng, lời dặn của các cụ xưa không thừa, bởi cuộc đời cụ từng chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, khó có thể cắt nghĩa được nguyên nhân. Theo cụ Linh “điều lạ là những người đã chết ở Hồ Tây phần lớn là những nam thanh nữ tú, khi xác nổi lên, thần sắc vẫn còn giữ được nét thanh lịch”.
Quanh câu chuyện này, cụ Linh cho rằng, những cái chết đa phần do tai nạn bất thường chứ ít khi người ta “chán sống” tìm đến đây để trầm mình. Cụ còn nhớ về một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra ở Hồ Tây vào năm 1955.
Theo trí nhớ của cụ, đó là đoàn văn công nước ngoài sang biểu diễn giao lưu với ta lúc đó. Trong đoàn đều là những nam thanh nữ tú, họ vui vẻ cười đùa. Thời tiết vào thời điểm đó rất đẹp, tuy nhiên không hiểu sao khi đoàn văn công đi du ngoạn bằng thuyền trên Hồ Tây thì trời đang yên ả bỗng dưng nổi cơn giông lốc như thể thiên nhiên thể hiện cơn thịnh nộ qua một trận cuồng phong. Kết quả nhiều người trong đoàn đã bỏ mạng nơi đây. Sự kiện này cho đến nay vẫn ám ảnh nhiều người dân, mặc dù đa số là không biết nó đã từng xảy ra.
Do đó, cụ Linh nhận định rằng, những người bỏ mạng trên Hồ Tây có nguyên nhân khá bí ẩn, bởi đa số là tai nạn khó hiểu. Còn những trường hợp cho là tự tử thì cụ không tin lắm. Bởi, nếu tự tử họ sẽ tìm ra cầu Long Biên. Ở đó, cái chết sẽ đến nhanh hơn mà đa số người tự tử đều muốn thế. “Nhiều người không tin vào sự bí hiểm này, nhưng ai suy nghĩ thế nào mặc kệ, riêng tôi căn dặn con cháu mình, đừng dại mà ra Hồ Tây vào thời điểm mặt hồ biến sắc. Đó là lúc Hồ Tây thể hiện rõ nhất sự nguy hiểm của mình”, cụ Linh phân trần.
Vốn chẳng tin vào chuyện liêu trai hay ma quỷ nhưng quá trình tìm hiểu đã cho chúng tôi những thông tin có căn cứ để thôi thúc chúng tôi đi tìm lời giải. Nó khiến chúng tôi thực sự ám ảnh và muốn đi tìm câu trả lời cho những hiện tượng bất thường trên Hồ Tây.
Đi tìm lời giải từ nguồn gốc tên hồ
Sau lần nghe cụ Linh kể chuyện, tôi quyết định tìm hiểu sâu hơn hiện tượng tự nhiên bất thường và những cái chết do bất ngờ có sự bất thường diễn ra trên Hồ Tây. Sự việc càng lúc càng khiến chúng tôi tò mò, bởi thông tin mà tôi nhận được ngày một kỳ lạ. Có một điều mà chúng tôi không thể cắt nghĩa rõ ràng được là tại sao vẻ đẹp thơ mộng của một thắng cảnh đã đi vào thơ ca suốt hàng ngàn năm nay nhưng địa danh Hồ Tây lại mang những danh xưng không hề tương xứng với vẻ đẹp lộng lẫy của nó.
Tên gọi Hồ Tây là cách gọi đầy chất miệt thị (Hồ – trong Hồ Ly, tức là cáo, diễn nôm Hồ Tây có nghĩa là hồ cáo ở phía Tây). Điểm qua các tên gọi khác nhau của Hồ Tây qua các thời kỳ, như Đầâm Xác Cáo, Lãng Bạt, Dâm Đàn, Kim Ngưu, Đoài Hồ... tên đều mang màu sắc kỳ bí, liêu trai. Không khó để hiểu ý nghĩa của những tên gọi này, bởi trong các sách cổ viết về Hồ Tây đã giải thích rõ ngọn nguồn những tên gọi của danh lam này.
Cũng như tên gọi Đầm Xác Cáo thì tên gọi Hồ Kim Ngưu cũng đầy màu sắc huyền bí gắn liền với một người khổng lồ sức khỏe phi thường, muôn người khó địch đó là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua Tàu trả ơn, nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn.
Chuông đúc xong, đức vua sai thiền sư đánh một hồi chuông dài. Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông, con trâu bằng vàng, to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi, nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần thảo mãi xung quanh. Vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau, vùng đất bị trâu vàng giẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông.
Cả hai câu chuyện huyền bí trên gắn liền với Hồ Tây, nhưng đều có một sự trùng lặp trong hai câu chuyện này, đó là sự bí ẩn nằm dưới mặt nước mênh mông của Hồ Tây. Điều này, cho thấy từ xa xưa Hồ Tây luôn là bí ẩn khó lý giải, khiến nhiều người cho rằng, đằng sau mặt hồ phẳng lặng luôn tiềm ẩn những trận cuồng phong cùng sương mù dày đặc có thể nổi lên bất kỳ lúc nào.
Sách Lĩnh Nam chích quái viết gì về Hồ Tây?
Trong sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, soạn năm 1492 cho rằng, Hồ Tây xưa kia là chỗ ở của yêu tinh cáo. Một con yêu tinh chuyên ăn thịt người, có phép lạ biến hoá khôn lường con người không địch nổi. Cũng trong câu chuyện này, có nhắc đến sự kiện Long vương sai quân lính dâng nước lên vây bắt. Yêu tinh Hồ Ly chạy vào hang sâu trú ẩn, Long vương dâng nước lên đổ đầy hang cáo nhằm giết chết con yêu tinh này. Nhiều người tin rằng, thứ âm thanh kỳ lạ tạm gọi là “sóng âm” đó chính là âm thanh vọng về trong quá khứ của cuộc chiến giữa yêu tinh cáo với quân của Long vương.
Theo ĐS&PL