- Tham gia
- 15/1/2013
- Bài viết
- 29
Marketing: “Đòi hỏi bản lĩnh và sáng tạo”!
Nhắc đến Marketing, nhiều sĩ tử thường nghĩ ngay đến hình ảnh nhân viên đi chào hàng hoặc rao vặt, quảng cáo. Nhưng thực tế, Marketing là một lĩnh vực đa dạng, có thể làm nhiều việc khác nhau và là một môi trường mau biến đổi, luôn cần sự khác biệt và đầy thách thức. Muốn theo đuổi nghề này, mời các bạn sĩ tử cùng nghe hướng dẫn của cô Phạm Thanh Thúy Vy, Giảng viên môn E-Marketing (Digital Marketing), khoa Thương mại – Du lịch – Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhé!
Học Marketing có thể làm được nhiều việc nhưng không phải dễ làm, cô có thể nói thêm về điều này không ạ?
So với các ngành khác, sinh viên Marketing có cơ hội nghề nghiệp cao. Công việc Marketing đa dạng nhưng nói nôm na chính là hoạch định và thực hiện các kế hoạch, chương trình Marketing thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ, quản trị thương hiệu… Khi xã hội phát triển, các nhà sản xuất muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, tổ chức các kênh phân phối sản phẩm, tất cả đều phải thông qua bộ phận Marketing. Thực tế hiện nay cho dù là công ty nhỏ hay lớn đều có bộ phận Marketing cho riêng mình.
Lúc đi làm, hầu như nhân lực trong lĩnh vực Marketing cô gặp đều là “dân” Ngoại Thương, Kinh doanh và một số ngành khác, còn “dân” Marketing ra trường chủ yếu lại làm Kinh doanh hoặc Sale.
Nguyên nhân là do: Sinh viên học các chuyên ngành khác như Tài chính, Quản trị kinh doanh, chỉ cần giỏi tiếng Anh và năng động một chút đã có thể làm Marketing được. Trong khi đó, sinh viên Marketing năng động nhưng lại thiếu vốn tiếng Anh, chưa tập trung trong kiến thức chuyên ngành và tính chiến lược. Khi ở giảng đường, sinh viên Marketing sẽ được học những lý thuyết bài bản về bốn mảng chiến lược chức năng (4P): Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (chiêu thị). Tuy nhiên, khi ra trường, không ít sinh viên lại bối rối không biết làm gì vì thực tế những mảng này đều đã có người thuộc chuyên ngành khác phụ trách rồi.
Ngoài ra, một lượng không nhỏ sinh viên đánh giá sai về tầm quan trọng của những môn học trong chương trình, chưa có được sự đầu tư đúng mực cho chúng. Tác hại của tình trạng này trong ngắn hạn có thể không thấy rõ. Tuy nhiên nếu xét dài hạn hơn, trong tương lai, nếu thật sự mong muốn được phát triển trong môi trường Marketing, phải tốn khá nhiều thời gian để hệ thống lại và bổ sung thay vì vận dụng và thực hành nhuần nhuyễn những kiến thức ấy.
Cơ hội việc làm nhiều nhưng không phải sinh viên chuyên ngành Marketing nào ra trường cũng trở thành một Marketer.
Theo cô, để theo đuổi ngành Marketing, cần trang bị gì?
Công việc của người làm Marketing là cố vấn cho “tướng” để bày binh bố trận, lên chiến lược tấn công lúc nào, thu binh lúc nào, tư vấn chiến thuật tiến công cho phù hợp với thị trường hiện tại và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Marketing là môi trường đầy thử thách và nhiều biến đổi, do đó nếu bạn muốn theo đuổi nó, quan trọng nhất là phải có sự nhạy bén với con số và nhạy bén với thị trường. Người làm marketing luôn lường trước xu hướng phát triển của xã hội và dễ thấy được nhu cầu của khách hàng. Người khác nhìn những con số rất bình thường trong khi Marketers lại có thể nhìn thấy “vấn đề” từ trong đó. Một tố chất khác cũng quan trọng không kém là sự năng động. Nếu bây giờ bạn có niềm yêu thích đặc biệt dành cho tổ chức sự kiện, luôn sáng tạo và có những ý tưởng độc đáo, luôn tìm cách cải tiến công việc hàng ngày mới mẻ hơn để đạt kết quả tốt nhất và yêu thích sự khác biệt, các bạn có thể chọn Marketing đấy!
Từ khi cô làm việc trong môi trường Marketing, cô nhận ra cuộc sống rất thú vị. Mỗi ngày đều là một khám phá mới. Với một Marketer, việc sáng tạo mỗi ngày sẽ làm cho các bạn thấy cuộc sống tuyệt vời lắm.
Từng có kinh nghiệm làm việc một thời gian dài trong lĩnh vực Marketing, cô có gặp khó khăn gì không ạ?
Có chứ. Ban đầu khi vào nghề, cô cũng gặp khó khăn nhiều vì lĩnh vực Digital Marketing mà cô theo đuổi, khi xưa chưa giảng dạy trong trường đại học. Do đó, cô phải học lại từ đầu, vừa làm vừa học. Thêm nữa là, giai đoạn đầu tiên khi đi làm, cô chưa biết tận dung hết những nguồn lực xung quanh nên hiệu quả làm việc cũng không được như mình muốn.
Khó khăn nhất là áp lực. Cô làm cho Agency (là các công ty Marketing riêng biệt), vào những khoảng thời gian cao điểm, có khoảng 30 chiến dịch Marketing cùng một lúc. Cứ 2 phút, cô phải xử lý xong một email và trả lời cho đối tác. Lúc đó cô làm Campaign Manager, nhiệm vụ của cô là điều phối các team chức năng phối hợp với nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Trong những lần như vậy, cô thường làm online 24/7 và gần như sống với con số và một khối lượng công việc kinh khủng. Marketers, đặc biệt là nữ sẽ phải lo ngại về việc làm ngoài giờ. Không giống đa số các ngành nghề khác trong xã hội, Marketing đòi hỏi phải làm việc ngoài giờ nhiều hơn. Sẽ không có chuyện một Marketer sáng 7 giờ bắt đầu công việc và chiều 5 giờ kết thúc ngày làm việc của mình đâu nhé!
Vậy còn thu nhập trong ngành Marketing thì sao ạ?
Theo cô biết thì so với các phòng ban khác, Marketers có mức lương cao hơn. Thế nhưng, khi trở thành một Marketer, các bạn hãy nghĩ xem mình sống vì lương hay vì đam mê? Những ngành khác như thế nào cô không biết nhưng riêng Marketing, bạn càng đam mê với ngành, càng làm đúng trách nhiệm, hiệu suất công việc và không trái lương tâm của mình, lương sẽ càng cao. Với sinh viên ngành Marketing, có nghiệp vụ và chuyên môn tốt, nếu ít tự tin một chút có thể yêu cầu mức lương thử việc khoảng 7 triệu đồng/tháng. Nếu tự tin hơn một chút có thể yêu cầu ở mức 8-10 triệu nhưng bạn phải chịu áp lực cao vì cùng lúc phải chạy nhiều dự án. Trong ngành Marketing, cơ hội thăng tiến sẽ rất nhanh, miễn là bạn đủ đam mê, sáng tạo và biết đón đầu xu hướng.
VTM xin cảm ơn những chia sẻ của cô!
Nếu bạn thắc mắc: Ngành Marketing sẽ học và làm việc như thế nào? Hãy làm quen với những bạn trẻ đang làm việc và theo học ngành Marketing để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!
Làm nghề này bạn phải nhạy bén!
Kể một chút về công việc của mình để bạn dễ hình dung nhé! Mình làm Marketing dịch vụ và trước khi sản phẩm/thương hiệu được đưa ra thị trường, mình sẽ thu thập dữ liệu nghiên cứu từ khách hàng tiềm năng để xem khách hàng muốn gì, cần gì ở sản phẩm đó. Qua các khảo sát từ khách hàng, mình sẽ biết khách hàng cần những dịch vụ gì, điều gì tốt nhất cho khách hàng. Sau đó là tung sản phẩm/dịch vụ và theo dõi phản ứng của khách hàng để kịp thay đổi các chiến lược hỗ trợ bán hàng. Tiếp theo đó là bán hàng, đây là giai đoạn mình ít làm mà chuyển về cho bộ phận customer service, họ sẽ giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin… Cuối cùng là mình phải luôn hoạt động để làm sao nâng cao hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của công ty tốt nhất, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Theo mình, tố chất mà một người làm Marketing nói chung và Marketing dịch vụ nói riêng cần có nhất là hiểu khách hàng muốn gì, thân thiện, biết lắng nghe, cẩn thận trong từng chi tiết và luôn hòa nhập.
Mình chọn Marketing vì lúc học đại cương mình rất ấn tượng với những anh chị đã học và làm Marketing. Họ rất vui vẻ, năng động, tự tin và dám nghĩ dám làm. Sau đó còn vì mình cảm thấy nó phù hợp với bản thân.
Trước khi chọn nghề này, mình chỉ nghĩ nó đơn giản là phát tờ rơi, sản phẩm ở chợ và trường học thôi. Sau này học mình mới biết Marketing rộng và đa dạng từ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, event, truyền thông, làm chiến lược…
Marketing không phải là ngành mà mình chỉ cần đọc sách và trả bài là đủ đâu. Mọi người còn phải va chạm với thực tế. May là Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên của trường mình và của khoa mình rất mạnh nên sinh viên Marketing có nhiều cơ hội thực tập tổ chức sự kiện, làm truyền thông.
Lúc học cấp 3, Thiện nghĩ Marketing chỉ đơn giản là tạo sự chú ý của người tiêu dùng đến sản phẩm của mình. Còn bây giờ, nếu có ai hỏi Marketing là gì, Thiện sẽ nói Marketing là một “thế giới diệu kỳ”, mà ở đó có những chuyện bạn tưởng chừng không thể đều có thể. Đây là nơi mà bạn có thể thỏa sức cho ý tưởng của mình bay xa.
Chuyên ngành Quản trị thương hiệu của Thiện đào tạo sâu về chiêu thị và các công cụ của chiêu thị vì đây là nhưng công cụ có thể giúp xây dựng và quản lý một thương hiệu. Chẳng hạn như quản trị thương hiệu, quản trị chiêu thị, quan hệ công chúng, quảng cáo khuyến mãi, tổ chức sự kiện, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới… cũng vô cùng thú vị.
Người làm Marketing cần nhất là sáng tạo, nếu bạn để cho mình trở nên cũ kĩ thì bạn đã thất bại khi làm Marketing rồi. Thiện cũng có chút sáng tạo và thích nghi cũng nhanh nên Thiện nghĩ mình sẽ làm được điều gì đó.
Thích cái mới nên mình chọn ngành này!
Trong suốt những năm học cấp 3, bản thân mình và gia đình đều định hướng theo nghiệp Y của dòng họ. Nhận thấy tính cách và tố chất không phù hợp, mình đã quyết định chuyển hướng sang khối ngành Kinh tế trong giai đoạn nước rút của kỳ thi đại học. May mắn là số điểm đạt được đủ để mình trở thành sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mình nhận thấy ngành Marketing ở ViệtNamhiện nay có nhiều triển vọng. Và quan trọng hết, với cá tính khá sôi nổi, trẻ trung, thích đón nhận cái mới và những tố chất bản thân sẵn có, mình quyết định chọn theo học ngành Marketing.
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đề cao sự phát triển toàn diện của sinh viên dựa trên kiến thức nền về khối ngành Kinh tế. Điều này đặt ra một thử thách khá áp lực cho sinh viên bọn mình là phải biết cách tự học, tự tìm hiểu thêm và tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa cũng như việc làm thêm để thu thập kỹ năng và kinh nghiệm.
Nếu bạn nào có nguyện vọng thi ngành Marketing, có thể tham khảo thông tin tại các trường có đào tạo ngành này như: Đại
học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học Văn Lang, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp TP.HCM…
Nhắc đến Marketing, nhiều sĩ tử thường nghĩ ngay đến hình ảnh nhân viên đi chào hàng hoặc rao vặt, quảng cáo. Nhưng thực tế, Marketing là một lĩnh vực đa dạng, có thể làm nhiều việc khác nhau và là một môi trường mau biến đổi, luôn cần sự khác biệt và đầy thách thức. Muốn theo đuổi nghề này, mời các bạn sĩ tử cùng nghe hướng dẫn của cô Phạm Thanh Thúy Vy, Giảng viên môn E-Marketing (Digital Marketing), khoa Thương mại – Du lịch – Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhé!
Học Marketing có thể làm được nhiều việc nhưng không phải dễ làm, cô có thể nói thêm về điều này không ạ?
So với các ngành khác, sinh viên Marketing có cơ hội nghề nghiệp cao. Công việc Marketing đa dạng nhưng nói nôm na chính là hoạch định và thực hiện các kế hoạch, chương trình Marketing thuộc lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, dịch vụ, quản trị thương hiệu… Khi xã hội phát triển, các nhà sản xuất muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, tổ chức các kênh phân phối sản phẩm, tất cả đều phải thông qua bộ phận Marketing. Thực tế hiện nay cho dù là công ty nhỏ hay lớn đều có bộ phận Marketing cho riêng mình.
Lúc đi làm, hầu như nhân lực trong lĩnh vực Marketing cô gặp đều là “dân” Ngoại Thương, Kinh doanh và một số ngành khác, còn “dân” Marketing ra trường chủ yếu lại làm Kinh doanh hoặc Sale.
Nguyên nhân là do: Sinh viên học các chuyên ngành khác như Tài chính, Quản trị kinh doanh, chỉ cần giỏi tiếng Anh và năng động một chút đã có thể làm Marketing được. Trong khi đó, sinh viên Marketing năng động nhưng lại thiếu vốn tiếng Anh, chưa tập trung trong kiến thức chuyên ngành và tính chiến lược. Khi ở giảng đường, sinh viên Marketing sẽ được học những lý thuyết bài bản về bốn mảng chiến lược chức năng (4P): Product (sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối), Promotion (chiêu thị). Tuy nhiên, khi ra trường, không ít sinh viên lại bối rối không biết làm gì vì thực tế những mảng này đều đã có người thuộc chuyên ngành khác phụ trách rồi.
Ngoài ra, một lượng không nhỏ sinh viên đánh giá sai về tầm quan trọng của những môn học trong chương trình, chưa có được sự đầu tư đúng mực cho chúng. Tác hại của tình trạng này trong ngắn hạn có thể không thấy rõ. Tuy nhiên nếu xét dài hạn hơn, trong tương lai, nếu thật sự mong muốn được phát triển trong môi trường Marketing, phải tốn khá nhiều thời gian để hệ thống lại và bổ sung thay vì vận dụng và thực hành nhuần nhuyễn những kiến thức ấy.
Cơ hội việc làm nhiều nhưng không phải sinh viên chuyên ngành Marketing nào ra trường cũng trở thành một Marketer.
Theo cô, để theo đuổi ngành Marketing, cần trang bị gì?
Công việc của người làm Marketing là cố vấn cho “tướng” để bày binh bố trận, lên chiến lược tấn công lúc nào, thu binh lúc nào, tư vấn chiến thuật tiến công cho phù hợp với thị trường hiện tại và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Marketing là môi trường đầy thử thách và nhiều biến đổi, do đó nếu bạn muốn theo đuổi nó, quan trọng nhất là phải có sự nhạy bén với con số và nhạy bén với thị trường. Người làm marketing luôn lường trước xu hướng phát triển của xã hội và dễ thấy được nhu cầu của khách hàng. Người khác nhìn những con số rất bình thường trong khi Marketers lại có thể nhìn thấy “vấn đề” từ trong đó. Một tố chất khác cũng quan trọng không kém là sự năng động. Nếu bây giờ bạn có niềm yêu thích đặc biệt dành cho tổ chức sự kiện, luôn sáng tạo và có những ý tưởng độc đáo, luôn tìm cách cải tiến công việc hàng ngày mới mẻ hơn để đạt kết quả tốt nhất và yêu thích sự khác biệt, các bạn có thể chọn Marketing đấy!
Từ khi cô làm việc trong môi trường Marketing, cô nhận ra cuộc sống rất thú vị. Mỗi ngày đều là một khám phá mới. Với một Marketer, việc sáng tạo mỗi ngày sẽ làm cho các bạn thấy cuộc sống tuyệt vời lắm.
Từng có kinh nghiệm làm việc một thời gian dài trong lĩnh vực Marketing, cô có gặp khó khăn gì không ạ?
Có chứ. Ban đầu khi vào nghề, cô cũng gặp khó khăn nhiều vì lĩnh vực Digital Marketing mà cô theo đuổi, khi xưa chưa giảng dạy trong trường đại học. Do đó, cô phải học lại từ đầu, vừa làm vừa học. Thêm nữa là, giai đoạn đầu tiên khi đi làm, cô chưa biết tận dung hết những nguồn lực xung quanh nên hiệu quả làm việc cũng không được như mình muốn.
Khó khăn nhất là áp lực. Cô làm cho Agency (là các công ty Marketing riêng biệt), vào những khoảng thời gian cao điểm, có khoảng 30 chiến dịch Marketing cùng một lúc. Cứ 2 phút, cô phải xử lý xong một email và trả lời cho đối tác. Lúc đó cô làm Campaign Manager, nhiệm vụ của cô là điều phối các team chức năng phối hợp với nhau để mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Trong những lần như vậy, cô thường làm online 24/7 và gần như sống với con số và một khối lượng công việc kinh khủng. Marketers, đặc biệt là nữ sẽ phải lo ngại về việc làm ngoài giờ. Không giống đa số các ngành nghề khác trong xã hội, Marketing đòi hỏi phải làm việc ngoài giờ nhiều hơn. Sẽ không có chuyện một Marketer sáng 7 giờ bắt đầu công việc và chiều 5 giờ kết thúc ngày làm việc của mình đâu nhé!
Vậy còn thu nhập trong ngành Marketing thì sao ạ?
Theo cô biết thì so với các phòng ban khác, Marketers có mức lương cao hơn. Thế nhưng, khi trở thành một Marketer, các bạn hãy nghĩ xem mình sống vì lương hay vì đam mê? Những ngành khác như thế nào cô không biết nhưng riêng Marketing, bạn càng đam mê với ngành, càng làm đúng trách nhiệm, hiệu suất công việc và không trái lương tâm của mình, lương sẽ càng cao. Với sinh viên ngành Marketing, có nghiệp vụ và chuyên môn tốt, nếu ít tự tin một chút có thể yêu cầu mức lương thử việc khoảng 7 triệu đồng/tháng. Nếu tự tin hơn một chút có thể yêu cầu ở mức 8-10 triệu nhưng bạn phải chịu áp lực cao vì cùng lúc phải chạy nhiều dự án. Trong ngành Marketing, cơ hội thăng tiến sẽ rất nhanh, miễn là bạn đủ đam mê, sáng tạo và biết đón đầu xu hướng.
VTM xin cảm ơn những chia sẻ của cô!
NGƯỜI TRONG CUỘC NÓI GÌ?
Nếu bạn thắc mắc: Ngành Marketing sẽ học và làm việc như thế nào? Hãy làm quen với những bạn trẻ đang làm việc và theo học ngành Marketing để biết thêm nhiều điều thú vị nhé!
Làm nghề này bạn phải nhạy bén!
Kể một chút về công việc của mình để bạn dễ hình dung nhé! Mình làm Marketing dịch vụ và trước khi sản phẩm/thương hiệu được đưa ra thị trường, mình sẽ thu thập dữ liệu nghiên cứu từ khách hàng tiềm năng để xem khách hàng muốn gì, cần gì ở sản phẩm đó. Qua các khảo sát từ khách hàng, mình sẽ biết khách hàng cần những dịch vụ gì, điều gì tốt nhất cho khách hàng. Sau đó là tung sản phẩm/dịch vụ và theo dõi phản ứng của khách hàng để kịp thay đổi các chiến lược hỗ trợ bán hàng. Tiếp theo đó là bán hàng, đây là giai đoạn mình ít làm mà chuyển về cho bộ phận customer service, họ sẽ giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin… Cuối cùng là mình phải luôn hoạt động để làm sao nâng cao hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của công ty tốt nhất, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Theo mình, tố chất mà một người làm Marketing nói chung và Marketing dịch vụ nói riêng cần có nhất là hiểu khách hàng muốn gì, thân thiện, biết lắng nghe, cẩn thận trong từng chi tiết và luôn hòa nhập.
Anh Nguyễn Trung Nghĩa - Nhân viên kinh doanh Công ty Apple Premium Reseller iCenter
Sai lầm nếu nghĩ Marketing chỉ là quảng cáo!
Mình chọn Marketing vì lúc học đại cương mình rất ấn tượng với những anh chị đã học và làm Marketing. Họ rất vui vẻ, năng động, tự tin và dám nghĩ dám làm. Sau đó còn vì mình cảm thấy nó phù hợp với bản thân.
Trước khi chọn nghề này, mình chỉ nghĩ nó đơn giản là phát tờ rơi, sản phẩm ở chợ và trường học thôi. Sau này học mình mới biết Marketing rộng và đa dạng từ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, event, truyền thông, làm chiến lược…
Marketing không phải là ngành mà mình chỉ cần đọc sách và trả bài là đủ đâu. Mọi người còn phải va chạm với thực tế. May là Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên của trường mình và của khoa mình rất mạnh nên sinh viên Marketing có nhiều cơ hội thực tập tổ chức sự kiện, làm truyền thông.
Phùng Duy Anh - SV ngành Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Marketing thỏa sức cho ý tưởng “bùng nổ”!
Lúc học cấp 3, Thiện nghĩ Marketing chỉ đơn giản là tạo sự chú ý của người tiêu dùng đến sản phẩm của mình. Còn bây giờ, nếu có ai hỏi Marketing là gì, Thiện sẽ nói Marketing là một “thế giới diệu kỳ”, mà ở đó có những chuyện bạn tưởng chừng không thể đều có thể. Đây là nơi mà bạn có thể thỏa sức cho ý tưởng của mình bay xa.
Chuyên ngành Quản trị thương hiệu của Thiện đào tạo sâu về chiêu thị và các công cụ của chiêu thị vì đây là nhưng công cụ có thể giúp xây dựng và quản lý một thương hiệu. Chẳng hạn như quản trị thương hiệu, quản trị chiêu thị, quan hệ công chúng, quảng cáo khuyến mãi, tổ chức sự kiện, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới… cũng vô cùng thú vị.
Người làm Marketing cần nhất là sáng tạo, nếu bạn để cho mình trở nên cũ kĩ thì bạn đã thất bại khi làm Marketing rồi. Thiện cũng có chút sáng tạo và thích nghi cũng nhanh nên Thiện nghĩ mình sẽ làm được điều gì đó.
Hoàng Vĩnh Thiện - SV chuyên ngành Quản trị thương hiệu, ngành Marketing, Trường Đại học Tài chính - Marketing
Thích cái mới nên mình chọn ngành này!
Trong suốt những năm học cấp 3, bản thân mình và gia đình đều định hướng theo nghiệp Y của dòng họ. Nhận thấy tính cách và tố chất không phù hợp, mình đã quyết định chuyển hướng sang khối ngành Kinh tế trong giai đoạn nước rút của kỳ thi đại học. May mắn là số điểm đạt được đủ để mình trở thành sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Mình nhận thấy ngành Marketing ở ViệtNamhiện nay có nhiều triển vọng. Và quan trọng hết, với cá tính khá sôi nổi, trẻ trung, thích đón nhận cái mới và những tố chất bản thân sẵn có, mình quyết định chọn theo học ngành Marketing.
Phạm Văn Thọ Lộc - SV ngành Ma rketing - Đại học Kinh tế TP.HCM
học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học Văn Lang, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp TP.HCM…
Theo VTM