- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Bài này về mặt nội dung thì không phong phú và hay như bài 21 phẩm chất lãnh đạo, tuy nhiên tác giả của bài viết cũng cố tìm hiểu và tổng kết ra những quy luật chung của những nhà lãnh đạo. Các bạn tham khảo để có thêm cái nhìn mới và có những đánh giá so sánh của mình.Thế giới không cần thêm một lý thuyết lãnh đạo nào khác. Trên trang Amazon, bây giờ có khoảng 480,881 đầu sách nói về chủ đề lãnh đạo. Nếu bạn hỏi 30 chuyên gia về phát triển khả năng lãnh đạo định nghĩa về lãnh đạo, bạn sẽ nhận được 31 câu trả lời. Thảo nào chúng ta trở nên bối rối về nó.
Đây là vấn đề khi cố phát triển những người lãnh đạo hiệu quả. Mỗi người có quan điểm khác nhau và không có câu trả lời nào là đúng và chuẩn nhất cả.
Tôi đã từng ngồi trong một cuộc gặp mặt các lãnh đạo cấp cao của cùng một công ty và bắt đầu với câu hỏi : “ Đâu là phẩm chất của một lãnh đạo hiệu quả?” Dưới đây là một phần danh sách những câu trả lời của họ :
· Đáng tin
· Rõ ràng
· Trí tuệ cảm xúc cao
· Hiệu quả trong việc trao đổi với mọi người.
· Người lãnh đạo biết phục vụ
· Sự khiêm tốn
· Người lãnh đạo không phải là người quản lý
· Nắm được lý thuyết của sự bất ngờ để có cách phản ứng trong từng trường hợp.
· Thực hiện 7 thói quen hiệu quả
· Xây dựng tầm nhìn
· Đảm bảo khách hàng là trung tâm.
Và nhiều nữa…..
Nói theo cách khác, họ không có bằng chứng nào cả. Họ có thể tạo ra cả một danh sách nhưng họ không có lấy một quan điểm.
Dave Ulrich và tôi (cùng với đồng nghiệp Kate Sweetman) đã quyết định tổng hợp những ý tưởng lộn xộn này. Chúng tôi đã chú ý tới những chuyên gia đã được tín nhiệm trong lĩnh vực này, những người đã dành nhiều năm sàng lọc những chứng cứ và đã hỏi hai câu hỏi đơn giản nhưng hay bị né tránh:
1. Những nhà lãnh đạo hiệu quả giống nhau bao nhiêu phần trăm về những phẩm chất lãnh đạo.
2. Nếu có những quy tắc chung mà tất cả các lãnh đạo đều phải nắm vững thì đó là những quy tắc nào.
Những người được hỏi đều đồng ý rằng 60-70% phẩm chất lãnh đạo là điểm chung của các nhà lãnh đạo hiệu quả - từ những chủ doanh nghiệp nhỏ tới những nhà lãnh đạo của các tổ chức lớn đều cho là vậy. Qua việc tổng hợp những kết quả của họ, chúng tôi nhận ra năm quy luật để “giải mã” phẩm chất của nhà lãnh đạo:
Quy luật 1: Định hình tương lai. Quy luật này là hiện thân của khía cạnh nhà chiến lược trong người lãnh đạo. Nhà chiến lược trả lời câu hỏi “Chúng ta đang đi đâu?” và đảm bảo rằng những người xung quanh cũng hiểu được phương hướng chúng ta đang đi.
Quy luật 2 : Khiếm mọi việc xảy ra. Biến những gì bạn biết thành hành động. Khía cạnh người thực thi của nhà lãnh đạo hướng vào câu hỏi “Làm thế nào để đảm bảo chúng ta sẽ tới được nơi mà chúng ta đang hướng tới?”
Quy luật 3: Thu hút người tài. Những nhà lãnh đạo biết tận dụng những tài năng trả lời cho câu hỏi “Những ai sẽ đi cùng chúng ta trong cuộc hành trình kinh doanh này?”. Những nhà quản lý tài năng biết cách nhận diện, xây dựng và thu hút tài năng để đạt tới kết quả mong muốn.
Quy luật 4: Xây dựng thế hệ kế tiếp. Những nhà lãnh đạo phát triển thế hệ tiếp theo trả lời cho câu hỏi “Ai ở lại và duy trì tổ chức tại thế hệ tiếp theo?”. Những nhà quản lý tài ba đảm bảo những kết quả ngắn hạn thông quan con người trong tổ chức còn những người xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế tiếp đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đủ khả năng dài hạn cho việc đảm bảo thành công trong những chiến lược trong tương lại.
Quy luật 5: Đầu tư vào bản thân. Nằm ở trung tâm của “Mật mã lãnh đạo” cả nghĩa đen và nghĩa bóng, là tài năng cá nhân. Một lãnh đạo hiệu quả không cho phép mình sa sút về những cái ông ta biết và những cái ông ta làm.
“Mật mã lãnh đạo” này cho phép bộ phận lãnh đạo phát triển con người để dừng những tổn phí lặp lại qua việc tái đầu tư vào những mô hình lãnh đạo khác mà về cơ bản không có gì khác biệt. Ngoài ra, nó còn cung cấp cái nhìn về việc xây dưng nền tảng cho một lãnh đạo hiệu quả.
Norm Smallwood người sáng lập ra The RBL Group và là đồng tác giả của cuốn The Leadership Code
Link tham khảo : https://www.leadershipcodebook.com/
Hải Đăng
Lead Eagle
Đây là vấn đề khi cố phát triển những người lãnh đạo hiệu quả. Mỗi người có quan điểm khác nhau và không có câu trả lời nào là đúng và chuẩn nhất cả.
Tôi đã từng ngồi trong một cuộc gặp mặt các lãnh đạo cấp cao của cùng một công ty và bắt đầu với câu hỏi : “ Đâu là phẩm chất của một lãnh đạo hiệu quả?” Dưới đây là một phần danh sách những câu trả lời của họ :
· Đáng tin
· Rõ ràng
· Trí tuệ cảm xúc cao
· Hiệu quả trong việc trao đổi với mọi người.
· Người lãnh đạo biết phục vụ
· Sự khiêm tốn
· Người lãnh đạo không phải là người quản lý
· Nắm được lý thuyết của sự bất ngờ để có cách phản ứng trong từng trường hợp.
· Thực hiện 7 thói quen hiệu quả
· Xây dựng tầm nhìn
· Đảm bảo khách hàng là trung tâm.
Và nhiều nữa…..
Nói theo cách khác, họ không có bằng chứng nào cả. Họ có thể tạo ra cả một danh sách nhưng họ không có lấy một quan điểm.
Dave Ulrich và tôi (cùng với đồng nghiệp Kate Sweetman) đã quyết định tổng hợp những ý tưởng lộn xộn này. Chúng tôi đã chú ý tới những chuyên gia đã được tín nhiệm trong lĩnh vực này, những người đã dành nhiều năm sàng lọc những chứng cứ và đã hỏi hai câu hỏi đơn giản nhưng hay bị né tránh:
1. Những nhà lãnh đạo hiệu quả giống nhau bao nhiêu phần trăm về những phẩm chất lãnh đạo.
2. Nếu có những quy tắc chung mà tất cả các lãnh đạo đều phải nắm vững thì đó là những quy tắc nào.
Những người được hỏi đều đồng ý rằng 60-70% phẩm chất lãnh đạo là điểm chung của các nhà lãnh đạo hiệu quả - từ những chủ doanh nghiệp nhỏ tới những nhà lãnh đạo của các tổ chức lớn đều cho là vậy. Qua việc tổng hợp những kết quả của họ, chúng tôi nhận ra năm quy luật để “giải mã” phẩm chất của nhà lãnh đạo:
Quy luật 1: Định hình tương lai. Quy luật này là hiện thân của khía cạnh nhà chiến lược trong người lãnh đạo. Nhà chiến lược trả lời câu hỏi “Chúng ta đang đi đâu?” và đảm bảo rằng những người xung quanh cũng hiểu được phương hướng chúng ta đang đi.
Quy luật 2 : Khiếm mọi việc xảy ra. Biến những gì bạn biết thành hành động. Khía cạnh người thực thi của nhà lãnh đạo hướng vào câu hỏi “Làm thế nào để đảm bảo chúng ta sẽ tới được nơi mà chúng ta đang hướng tới?”
Quy luật 3: Thu hút người tài. Những nhà lãnh đạo biết tận dụng những tài năng trả lời cho câu hỏi “Những ai sẽ đi cùng chúng ta trong cuộc hành trình kinh doanh này?”. Những nhà quản lý tài năng biết cách nhận diện, xây dựng và thu hút tài năng để đạt tới kết quả mong muốn.
Quy luật 4: Xây dựng thế hệ kế tiếp. Những nhà lãnh đạo phát triển thế hệ tiếp theo trả lời cho câu hỏi “Ai ở lại và duy trì tổ chức tại thế hệ tiếp theo?”. Những nhà quản lý tài ba đảm bảo những kết quả ngắn hạn thông quan con người trong tổ chức còn những người xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế tiếp đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đủ khả năng dài hạn cho việc đảm bảo thành công trong những chiến lược trong tương lại.
Quy luật 5: Đầu tư vào bản thân. Nằm ở trung tâm của “Mật mã lãnh đạo” cả nghĩa đen và nghĩa bóng, là tài năng cá nhân. Một lãnh đạo hiệu quả không cho phép mình sa sút về những cái ông ta biết và những cái ông ta làm.
“Mật mã lãnh đạo” này cho phép bộ phận lãnh đạo phát triển con người để dừng những tổn phí lặp lại qua việc tái đầu tư vào những mô hình lãnh đạo khác mà về cơ bản không có gì khác biệt. Ngoài ra, nó còn cung cấp cái nhìn về việc xây dưng nền tảng cho một lãnh đạo hiệu quả.
Norm Smallwood người sáng lập ra The RBL Group và là đồng tác giả của cuốn The Leadership Code
Link tham khảo : https://www.leadershipcodebook.com/
Hải Đăng
Lead Eagle
Hiệu chỉnh: