- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Những món quà đôi khi là thứ khiến tình yêu thăng hoa hơn trong lúc còn mặn nồng nhưng cũng không tránh khỏi việc trở thành gánh nặng lúc chia tay.
Thanh toán hết phí tình rồi hẵng… chia tay
Hôm trước tình cờ nghe được câu chuyện của Mai – một cô bạn đồng nghiệp mới chia tay người yêu kể rằng sau khi xa nhau, Mai hỏi có phải trả lại Ipod hay không thì anh chàng kia ngay lập tức gật đầu. Cô bực mình quá đem gửi trả ngay và cũng từ đó, anh chàng kia chẳng còn giữ được hình ảnh của mình trong mắt Mai – là người yêu cũ nữa.
Thiết nghĩ yêu nhau chia tay rồi xem như đường ai nấy đi, còn tình còn nghĩa thì nghĩ tốt vì nhau chứ làm gì đến nỗi đòi lại tình phí, rồi đồ đạc, quà tặng như thế. Nhưng trên thực tế, khi yêu cởi áo cho nhau, hết yêu còn “lấy đá ném vỡ đầu nhau ra”; khi yêu cho áo, tặng quần, ghét nhau kể nợ, kể nần nhau ra… là chuyện không còn hiếm gặp, thậm chí đã là rất bình thường. Có nhiều người khi hết yêu, hoặc bị “đá”, bị phản bội thì sinh ra cảm giác hận thù và muốn trả đũa cho thỏa mãn cảm xúc của cá nhân, họ không để ý đến phép lịch sự và không quan tâm đến đối phương nghĩ gì về mình nữa. Có những đôi chia tay nhau mà còn "phân chia tài sản" kinh khủng hơn cả những cặp vợ chồng khi ly hôn.
Những màn “nợ tình trả bằng tiền” cười ra nước mắt
Khi yêu, chàng nào cũng rất gallant thể hiện mình yêu chiều bạn gái, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chỉ để nàng vui. Thế nhưng, lúc kết thúc rồi, không phải cuộc chia tay nào cũng yên ổn chỉ là “đường ai nấy đi”. Bây giờ, không khó để điểm mặt chỉ tên những anh chàng sẵn sàng đến tận nhà người yêu để đòi lại tình phí, hay những món đồ đắt tiền đã “đầu tư”. Thậm chí, có những người còn đòi người yêu mới của ex thanh toán những khoản phí tổn trước đây với lý do rất... trời ơi đất hỡi. “Nếu đã có gan xen vào làm người thứ ba thì hãy thay cô ấy trả lại hết những gì tôi đã mua cho lúc trước. Có gan yêu thì có gan… thanh lý hàng đi chứ, trên đời này có ai đầu tư chỉ để chịu thua lỗ không? Lợi nhuận đã không có, mất vào tay người khác thì ít nhất cũng phải cầm hòa” – Long chỉ biết mếu máo khi kể lại câu nói của Tuấn – người yêu cũ của bạn gái cậu.
Hay như Minh, một công tử nổi tiếng chịu chơi lại list ra một danh sách những món đồ đắt tiền đã tặng cho Vân và đòi lại chỉ để gây áp lực, níu kéo mong nàng không còn muốn chia tay nữa. Câu chuyện sẽ đơn giản đi rất nhiều nếu Minh nghiêm túc thuyết phục, nói chuyện và lấy tình yêu để chứng mình với Vân chứ không dùng cái chiêu trẻ con lại rất “đàn bà” này. Điều đó khiến Vân cảm thấy anh chàng chỉ xem mình như một cô gái đào mỏ không hơn không kém. Và dĩ nhiên, chàng công tử chẳng thể đạt được mục đích muốn nối lại tình yêu của mình chỉ vì quá cạn nghĩ.
Người ngoài, và nhất là bản thân người bị… đòi rất khó để bao dung và thông cảm được với cách cư xử hậu chia tay này, nhất là nó lại thường xảy ra ở những đấng mày râu vốn được tiếng hào phóng, không chấp nhặt. Quả thật, có những tình huống sau chia tay mà con trai sẵn sàng dẹp bỏ sĩ diện để đòi lại những gì đã bỏ ra rất oái oăm, dở khóc dở cười, thậm chí còn hơi lố bịch. Như Phong và Linh, sau 2 năm du học ở trời Tây và rất nhiều hứa hẹn, Linh ở nhà bị gia đình ép phải đính hôn với người khác, Phong biết được tin ngoài buồn bã vì thất tình ra thì như để trả đũa, đã ngay lập tức mail cho người yêu cũ để đòi lại nào Iphone, Ipad đã tặng với lời lẽ không khác gì đòi nợ. Hơn thế nữa, Phong còn nhờ bạn bè ở Việt Nam đến “nói chuyện” với bạn gái cũ. Linh chỉ biết choáng và gửi trả lại đồ để thoát cảnh suốt ngày bị đeo bám.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những “màn trả đồ”đễ dàng nhận được sự thông cảm và khiến đối phương cũng như chính mình nhẹ lòng. Đó là khi việc trả lại tiền, quà tặng, vật dụng… được tự nguyện thực hiện và không bị ai ép buộc. Hoặc là những lời đòi hỏi được đề nghị một cách hợp tình hợp lý, diễn ra với tư cách của “hai người lớn”. Những món đồ kỉ niệm cùng nhau như nhẫn đôi, áo, đồng hồ,… thường là những thứ nhỏ nhưng lại gắn liền nhất với tình yêu và sau khi chia tay, mọi người thường có xu hướng gửi trả lại xem như “hết duyên”.
Căn nguyên từ đâu đến?
Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, hãy nhìn sự việc đòi tiền, đòi nhẫn,… “thoang thoáng” một chút. Nó cũng là một diễn biến tâm lý không đến nỗi quá bất thường của những người vừa chia tay, chỉ là biểu hiện của mỗi người ở một mức độ khác nhau. Có người quyết tâm “dứt áo ra đi” không màng đến nữa, nhưng lại có những người muốn “dây dưa” để lấy lại, với họ giải quyết được nốt vấn đề kinh tế mới là kết thúc gọn ghẽ nhất. Không hẳn tất cả họ đều là những người tính toán thiệt hơn, chi ly so đo từng tí một bởi ngay sau khi chia tay, điều họ muốn nhất là làm thế nào nhanh nhất để giải quyết nỗi buồn, thậm chí là “vố đau” mình mắc phải như một cách trả đũa. Trong tình yêu, cảm xúc của họ khá cực đoan và không biết cách tiết chế.
Cũng có khi, những đấng mày râu lại kiên quyết đòi lại đồ đã tặng cho người yêu bởi chính mình là nạn nhân của những cô nàng đào mỏ, bị lợi dụng trong suốt một thời gian dài. Sau khi bị tình yêu chơi xỏ, hoặc tự nhận thức được điều đó, có những chàng tỉnh táo nhanh chóng chia tay tình yêu nhưng cũng có những người bị “đá” rất đau khi mỏ không còn vàng nữa. Tâm lý muốn đền bù về cả vật chất lẫn tinh thần lúc này được nảy sinh cũng là điều dễ hiểu. Chỉ là những phương thức đòi lại đồ các chàng lựa chọn để hành xử là như thế nào mà thôi.
Kiên còn trẻ nhưng đã nhanh chóng leo lên chức trưởng phòng của một công ty môi giới nhà đất, bạn gái cậu là Hà – một sinh viên năm nhất khá xinh xắn. Hai người là một cặp trai tài gái sắc, đáng để ngưỡng mộ nếu như Kiên không phải là cái mỏ để Hà đào. Biết người yêu đẹp trai lại nhiều tiền, Hà có thừa cách để nũng nịu và vòi vĩnh Kiên đủ thứ từ quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại xịn rồi đến xe máy… Cô không bao giờ trực tiếp đòi hỏi Kiên nhưng những lần đi chơi hay shopping chung, những câu xuýt xoa kèm theo lời nhắn nhủ đầy ẩn ý như “sau này có đủ tiền em nhất định sẽ mua cái này cái kia…” đã đủ khiến chàng người yêu hiểu ra vấn đề. Kiên vẫn vui vẻ “chu cấp” cho người yêu dù đó là những yêu cầu trên trời đi chăng nữa, dù đã được cậu bạn than cảnh báo mình đang bị lợi dụng. Cho tới khi Kiên tận mắt nhìn thấy người yêu mình cặp kè với người khác, anh mới tỉnh ngộ. Và ngay sau đó, Kiên đã tìm gặp Hà và nghiêm túc yêu cầu đòi lại những thứ đồ đắt tiền trước đây cho dù Hà tiếp chuyện với thái độ không mấy vui vẻ.
Tạm kết
Xã hội càng phát triển thì các cặp đôi càng có điều kiện để dùng tiền thể hiện tình yêu của mình dành cho đối phương. Thế nhưng, tình cảm là một thứ không thể trả lại như khi đòi “tình phí” được, nó lại càng không phải món nợ để liệt kê và quy hết thành tiền, thanh toán hết tiền thì nhẹ gánh. Vậy nên, dù gì đi nữa, cũng hãy tỉnh táo và khéo léo cư xử, đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm như hậu chia tay, để vừa tránh tổn thương cho chính mình và tránh được việc hình ảnh của mình bị bóp méo đi một cách đáng kể.
Thanh toán hết phí tình rồi hẵng… chia tay
Hôm trước tình cờ nghe được câu chuyện của Mai – một cô bạn đồng nghiệp mới chia tay người yêu kể rằng sau khi xa nhau, Mai hỏi có phải trả lại Ipod hay không thì anh chàng kia ngay lập tức gật đầu. Cô bực mình quá đem gửi trả ngay và cũng từ đó, anh chàng kia chẳng còn giữ được hình ảnh của mình trong mắt Mai – là người yêu cũ nữa.
Thiết nghĩ yêu nhau chia tay rồi xem như đường ai nấy đi, còn tình còn nghĩa thì nghĩ tốt vì nhau chứ làm gì đến nỗi đòi lại tình phí, rồi đồ đạc, quà tặng như thế. Nhưng trên thực tế, khi yêu cởi áo cho nhau, hết yêu còn “lấy đá ném vỡ đầu nhau ra”; khi yêu cho áo, tặng quần, ghét nhau kể nợ, kể nần nhau ra… là chuyện không còn hiếm gặp, thậm chí đã là rất bình thường. Có nhiều người khi hết yêu, hoặc bị “đá”, bị phản bội thì sinh ra cảm giác hận thù và muốn trả đũa cho thỏa mãn cảm xúc của cá nhân, họ không để ý đến phép lịch sự và không quan tâm đến đối phương nghĩ gì về mình nữa. Có những đôi chia tay nhau mà còn "phân chia tài sản" kinh khủng hơn cả những cặp vợ chồng khi ly hôn.
Những màn “nợ tình trả bằng tiền” cười ra nước mắt
Khi yêu, chàng nào cũng rất gallant thể hiện mình yêu chiều bạn gái, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu chỉ để nàng vui. Thế nhưng, lúc kết thúc rồi, không phải cuộc chia tay nào cũng yên ổn chỉ là “đường ai nấy đi”. Bây giờ, không khó để điểm mặt chỉ tên những anh chàng sẵn sàng đến tận nhà người yêu để đòi lại tình phí, hay những món đồ đắt tiền đã “đầu tư”. Thậm chí, có những người còn đòi người yêu mới của ex thanh toán những khoản phí tổn trước đây với lý do rất... trời ơi đất hỡi. “Nếu đã có gan xen vào làm người thứ ba thì hãy thay cô ấy trả lại hết những gì tôi đã mua cho lúc trước. Có gan yêu thì có gan… thanh lý hàng đi chứ, trên đời này có ai đầu tư chỉ để chịu thua lỗ không? Lợi nhuận đã không có, mất vào tay người khác thì ít nhất cũng phải cầm hòa” – Long chỉ biết mếu máo khi kể lại câu nói của Tuấn – người yêu cũ của bạn gái cậu.
Hay như Minh, một công tử nổi tiếng chịu chơi lại list ra một danh sách những món đồ đắt tiền đã tặng cho Vân và đòi lại chỉ để gây áp lực, níu kéo mong nàng không còn muốn chia tay nữa. Câu chuyện sẽ đơn giản đi rất nhiều nếu Minh nghiêm túc thuyết phục, nói chuyện và lấy tình yêu để chứng mình với Vân chứ không dùng cái chiêu trẻ con lại rất “đàn bà” này. Điều đó khiến Vân cảm thấy anh chàng chỉ xem mình như một cô gái đào mỏ không hơn không kém. Và dĩ nhiên, chàng công tử chẳng thể đạt được mục đích muốn nối lại tình yêu của mình chỉ vì quá cạn nghĩ.
Người ngoài, và nhất là bản thân người bị… đòi rất khó để bao dung và thông cảm được với cách cư xử hậu chia tay này, nhất là nó lại thường xảy ra ở những đấng mày râu vốn được tiếng hào phóng, không chấp nhặt. Quả thật, có những tình huống sau chia tay mà con trai sẵn sàng dẹp bỏ sĩ diện để đòi lại những gì đã bỏ ra rất oái oăm, dở khóc dở cười, thậm chí còn hơi lố bịch. Như Phong và Linh, sau 2 năm du học ở trời Tây và rất nhiều hứa hẹn, Linh ở nhà bị gia đình ép phải đính hôn với người khác, Phong biết được tin ngoài buồn bã vì thất tình ra thì như để trả đũa, đã ngay lập tức mail cho người yêu cũ để đòi lại nào Iphone, Ipad đã tặng với lời lẽ không khác gì đòi nợ. Hơn thế nữa, Phong còn nhờ bạn bè ở Việt Nam đến “nói chuyện” với bạn gái cũ. Linh chỉ biết choáng và gửi trả lại đồ để thoát cảnh suốt ngày bị đeo bám.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những “màn trả đồ”đễ dàng nhận được sự thông cảm và khiến đối phương cũng như chính mình nhẹ lòng. Đó là khi việc trả lại tiền, quà tặng, vật dụng… được tự nguyện thực hiện và không bị ai ép buộc. Hoặc là những lời đòi hỏi được đề nghị một cách hợp tình hợp lý, diễn ra với tư cách của “hai người lớn”. Những món đồ kỉ niệm cùng nhau như nhẫn đôi, áo, đồng hồ,… thường là những thứ nhỏ nhưng lại gắn liền nhất với tình yêu và sau khi chia tay, mọi người thường có xu hướng gửi trả lại xem như “hết duyên”.
Căn nguyên từ đâu đến?
Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, hãy nhìn sự việc đòi tiền, đòi nhẫn,… “thoang thoáng” một chút. Nó cũng là một diễn biến tâm lý không đến nỗi quá bất thường của những người vừa chia tay, chỉ là biểu hiện của mỗi người ở một mức độ khác nhau. Có người quyết tâm “dứt áo ra đi” không màng đến nữa, nhưng lại có những người muốn “dây dưa” để lấy lại, với họ giải quyết được nốt vấn đề kinh tế mới là kết thúc gọn ghẽ nhất. Không hẳn tất cả họ đều là những người tính toán thiệt hơn, chi ly so đo từng tí một bởi ngay sau khi chia tay, điều họ muốn nhất là làm thế nào nhanh nhất để giải quyết nỗi buồn, thậm chí là “vố đau” mình mắc phải như một cách trả đũa. Trong tình yêu, cảm xúc của họ khá cực đoan và không biết cách tiết chế.
Cũng có khi, những đấng mày râu lại kiên quyết đòi lại đồ đã tặng cho người yêu bởi chính mình là nạn nhân của những cô nàng đào mỏ, bị lợi dụng trong suốt một thời gian dài. Sau khi bị tình yêu chơi xỏ, hoặc tự nhận thức được điều đó, có những chàng tỉnh táo nhanh chóng chia tay tình yêu nhưng cũng có những người bị “đá” rất đau khi mỏ không còn vàng nữa. Tâm lý muốn đền bù về cả vật chất lẫn tinh thần lúc này được nảy sinh cũng là điều dễ hiểu. Chỉ là những phương thức đòi lại đồ các chàng lựa chọn để hành xử là như thế nào mà thôi.
Kiên còn trẻ nhưng đã nhanh chóng leo lên chức trưởng phòng của một công ty môi giới nhà đất, bạn gái cậu là Hà – một sinh viên năm nhất khá xinh xắn. Hai người là một cặp trai tài gái sắc, đáng để ngưỡng mộ nếu như Kiên không phải là cái mỏ để Hà đào. Biết người yêu đẹp trai lại nhiều tiền, Hà có thừa cách để nũng nịu và vòi vĩnh Kiên đủ thứ từ quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại xịn rồi đến xe máy… Cô không bao giờ trực tiếp đòi hỏi Kiên nhưng những lần đi chơi hay shopping chung, những câu xuýt xoa kèm theo lời nhắn nhủ đầy ẩn ý như “sau này có đủ tiền em nhất định sẽ mua cái này cái kia…” đã đủ khiến chàng người yêu hiểu ra vấn đề. Kiên vẫn vui vẻ “chu cấp” cho người yêu dù đó là những yêu cầu trên trời đi chăng nữa, dù đã được cậu bạn than cảnh báo mình đang bị lợi dụng. Cho tới khi Kiên tận mắt nhìn thấy người yêu mình cặp kè với người khác, anh mới tỉnh ngộ. Và ngay sau đó, Kiên đã tìm gặp Hà và nghiêm túc yêu cầu đòi lại những thứ đồ đắt tiền trước đây cho dù Hà tiếp chuyện với thái độ không mấy vui vẻ.
Tạm kết
Xã hội càng phát triển thì các cặp đôi càng có điều kiện để dùng tiền thể hiện tình yêu của mình dành cho đối phương. Thế nhưng, tình cảm là một thứ không thể trả lại như khi đòi “tình phí” được, nó lại càng không phải món nợ để liệt kê và quy hết thành tiền, thanh toán hết tiền thì nhẹ gánh. Vậy nên, dù gì đi nữa, cũng hãy tỉnh táo và khéo léo cư xử, đặc biệt là trong giai đoạn nhạy cảm như hậu chia tay, để vừa tránh tổn thương cho chính mình và tránh được việc hình ảnh của mình bị bóp méo đi một cách đáng kể.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: