Hóa Giải giúp em bài Hóa này với, khó quá đi !!!

thungphi92

Thành viên
Tham gia
4/11/2013
Bài viết
2
Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hh gồm Al và Mg vào dd HNO3 loãng, thu được dd X và 3,136 lít (ở đktc) hh Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dd NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hh ban đầu là A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.
 
Em có thể tính M trung bình của hai khí. Một khí hóa nâu đỏ là NO khí còn lại em dựa vào M trung bình để tìm tiếp. Nhiều khả năng đó là N2. Em có thể dùng đường chéo tính mol từng khí.
Cho NaOH không có NH3 bay lên nên không có muối Amoni( NH4NO3)
Bảo toàn e thì có, 1 phương trình, phương trình còn lại dùng với khối lượng hỗn hợp Al và Mg.
Nếu không nhầm thì là vậy đó. Em thử xem ^^
 
Số mol của khí = 0,14
khối lượng khí = 5,18
===> M khí = 37
khí hóa nâu trong không khí là NO có khối lg mol là 30 < 37 ==> khí không mau đó phải có M >37 ==> khí đó là N20 (M=44)
Dùng phương pháp đường chéo
==> n NO = n N20 = 0,14/2 = 0,07
Gọi x, y là số mol của Al và Mg trong hỗn hợp
pt khối lượng: 27x + 24y = 8,862 (1)
Đến đây dùng phương pháp bảo toàn e

Al ---> Al 3+ + 3e
x 3x
Mg ----> Mg2+ + 2e
y 2y

2NO3- + 8e ----> N2O
0,56 0,07
NO3- + 3e ----> NO
0,21 0,07

số e nhường = số e nhận
===> 3x + 2y = 0,77 (2)
Giải hệ 1 và 2==> x, y
còn % e tự tính nhé :p~ ra 12,8% thì phải
 
@HuongNguyen_93 Ss còn ngồi trình bày cẩn thận chứ em lười lắm ạ. Nghĩ đến trước kia gặp bài khó mà chẳng hỏi ai được. Bây giờ cũng có nhiều cái lợi =))
 
@HuongNguyen_93 Vâng. Làm mấy bài đấy em thấy "hại não" quá.
Mà ss năm đầu có phải học toán lí hóa không ạ? Em đang bị xoay như chong chóng thấy chương trình nặng quá
 
@SR_ranichi ss học HLU em ạ =))~ toán lý hóa chỉ dùng để thi vào trường, 3 năm nay từ lúc bước vào trường ss có biết mặt mũi nó ntn đâu :KSV@05:
 
@HuongNguyen_93 HLU là gì vậy ạ?
Em thấy năm đầu khó quá ss ạ. Hóa khác hoàn toàn làm niềm đam mê của em cũng dần thui chột
 
@HuongNguyen_93 Vâng cả bước sóng và năng lượng nguyên tử nữa. Toán thì toàn chứng minh cả học ma trận. Lí thì học lại lớp 10. Hại não lắm ạ :(( Ss học luật ạ? Chắc cũng sắp ra trường rồi ạ?
 
@HuongNguyen_93 Em còn tưởng ss quậy quá nên... =))
Ss cũng không cần lo quá đâu. Nghĩ lại thấy mình học tận 6 năm chắc chết mất.
Mà em cả ss spam ở đây không tốt đâu. Khổ thân bạn chủ topic. Có gì em cả ss nói chuyện ki khác vậy :x
 
Số mol của khí = 0,14
khối lượng khí = 5,18
===> M khí = 37
khí hóa nâu trong không khí là NO có khối lg mol là 30 < 37 ==> khí không mau đó phải có M >37 ==> khí đó là N20 (M=44)
Dùng phương pháp đường chéo
==> n NO = n N20 = 0,14/2 = 0,07
Gọi x, y là số mol của Al và Mg trong hỗn hợp
pt khối lượng: 27x + 24y = 8,862 (1)
Đến đây dùng phương pháp bảo toàn e

Al ---> Al 3+ + 3e
x 3x
Mg ----> Mg2+ + 2e
y 2y

2NO3- + 8e ----> N2O
0,56 0,07
NO3- + 3e ----> NO
0,21 0,07

số e nhường = số e nhận
===> 3x + 2y = 0,77 (2)
Giải hệ 1 và 2==> x, y
còn % e tự tính nhé :p~ ra 12,8% thì phải
nghe đồn các khí của Ni-tơ còn khí N2O4 ko màu nữa và M>37
 
@Ansoft Theo em nhớ thì N2O4 sinh ra do chuyển dịch cân bằng thuận 2NO2 < ----- > N2O4 vì nguyên tử N trong liên kết của NO2 vẫn còn dư 1 e nên 2 e trong 2 ptử NO2 dễ dàng tạo tương tác yếu, chỉ tồn tại khi nhiệt độ thấp (làm lạnh) - khi đó các ptử ở gần nhau hơn mới xuất hiện liên kết yếu đó. Vì vậy nên phải có NO2 thì mới có cân bằng để tạo thành N2O4. Và N2O4 có màu vàng nhạt hơn so với màu vàng nâu của NO2 chứ ko phải N2O4 không có màu ạ :p~
 
×
Quay lại
Top Bottom