ttldthi
Shiken(Kỳ thi)
- Tham gia
- 9/2/2017
- Bài viết
- 19
Nếu bạn đã quá chán ngán phương pháp "tụng kinh" để thuộc bài và muốn "tút" lại điểm số của mình thì đây chính là cách khiến bạn xung phong trả bài đầu giờ mỗi ngày đó!
Đọc to khi học thuộc lòng
Khi đọc to, bạn sẽ nhớ nhiều hơn 50% so với đọc đi đọc lại bình thường. Chắc hẳn bạn đã nghe lời khuyên này rất nhiều lần từ người lớn. Hãy thử đi, nó thực sự hiệu quả đấy! À, mà nhớ là chỉ đọc to khi ở nhà chứ đừng vào thư viện mà “khoe giọng” nhé!
Khoanh vùng kiến thức
Khi học thuộc số điện thoại, bạn sẽ học một dàn như thế này: 9-1-4-6-5-7-3-2-4-1, hay tách chúng ra thành từng cụm như vầy: 914-657-3241?… Đương nhiên là cách thứ hai rồi!
Đây chính là động tác “khoanh vùng”, giúp cho não bộ chúng ta ghi lại thông tin dễ dàng và lưu giữ chúng lâu hơn. Bạn có thể phác thảo sơ đồ cây, học và nắm các từ khóa trên cây để ghi nhớ tốt hơn.
Kiến thức được hệ thống sẽ khắc sâu hơn, và nếu lúc thi có lỡ quên một “nhánh” nội dung, thì bạn cũng có thể dễ dàng suy ra nó dựa trên những “nhánh” lân cận.
Không phải tự nhiên mà font Times New Roman được ưa chuộng đến thế đâu nhé!
Mọi người thường hệ thống lại bài bằng cách viết hay vẽ tay. Nhưng nếu bạn chọn cách đánh máy thì hãy dùng font chữ Times New Roman. Theo các nhà nghiên cứu, font chữ này giúp việc ghi nhớ nhanh và dễ dàng hơn cho người đọc.
Cung điện ký ức (Palace Technique)
Đây là kỹ thuật được áp dụng thường xuyên trong các cuộc thi Siêu Trí Nhớ thế giới.
Đầu tiên, tự chọn cho mình một “cung điện” là nơi quen thuộc nhất với bạn, nơi bạn có thể nhớ các sự kiện liên quan tới nó một cách cặn kẽ và sống động nhất. Sau đó, đi dạo trong “cung điện”, liên tưởng bài học của bạn với các đồ vật và đặt chúng ở từng vị trí cụ thể. Lúc cần nhớ lại, bạn chỉ cần tưởng tượng ra hướng đi cũ trong “cung điện” của mình là được rồi!
Chơi chữ
Đây là một chiêu thức cực hiệu quả mà ngay cả thầy cô của chúng ta cũng tích cực khai thác. Các bạn còn chần chừ gì mà không phát huy khả năng sáng tạo “vô biên” của mình đi!
Bạn còn nhớ ý nghĩa của câu thần chú này không?
Nhai kẹo cao su hay dùng mùi thơm
Khi học bài, hãy nhai một viên kẹo cao su có vị lạ, và nhai lại cùng một loại khi bạn làm bài thi. Mùi vị của viên kẹo sẽ giúp bạn khơi lại nội dung đã học trước đó.
Còn nếu bạn niềng răng, không nhai được kẹo cao su, hãy dùng dầu thơm. Xịt một loại dầu thơm mùi lạ lên người lúc học bài, và xịt lại nó trước khi vào phòng thi. Phương pháp này cũng có tác dụng tương tự như việc nhai kẹo.
Kết thân với cây hương thảo (rosemary)
Trong một nghiên cứu năm 2003, 144 tình nguyện viên được yêu cầu làm các bài kiểm tra về trí nhớ, khả năng ta65o trung và phản xạ. Họ được chia làm ba nhóm: Nhóm 1 ở trong căn phòng có thắp tinh dầu hoa hương thảo, nhóm 2 ở trong căn phòng không có mùi hương và nhóm 3 ở trong căn phòng có thắp tinh dầu hoa oải hương. Kết quả cho thấy, nhóm 1 có trí nhớ và khả năng cảnh giác tốt nhất, trong khi nhóm 3 lại kém nhất.
Vậy, để giữ cho bộ não tỉnh táo và hoạt động hăng say nhất, hãy thắp nến thơm mùi hương thảo hoặc đặt một chậu hương thảo bé bé xinh xinh ngay trong phòng học của bạn ngay và luôn nhé!
Siết chặt nắm đấm tay
Các nghiên cứu sinh đến từ trường đại học Montclair, bang New Jersey, Mỹ đã chứng minh: “Siết chặt nắm đấm tay kích hoạt những vùng não nhất định, có liên quan đến quá trình ghi nhớ”.
Siết chặt nắm đấm tay phải sẽ kích hoạt bán cầu não trái, phụ trách việc mã hoá kí ức. Còn siết chặt nắm đấm tay trái sẽ kích hoạt bán cầu não phải, kiểm soát việc tra cứu và khơi lại ký ức. Vậy khi một nội dung nào đó, hãy nắm chặt tay phải trong khoảng 45-90 giây để ghi nhớ, và làm lại điều tương tự với tay trái khi cần nhớ lại nó. Đây là ghi chú dành cho những bạn thuận tay phải, còn nếu bạn thuận tay trái, chỉ cần làm ngược lại là được.
Vẽ nguệch ngoạc
Theo chuyên mục Psychology and Design của tờ Neuroscience, việc viết/ vẽ nguệch ngoạc giúp con người tập trung cao độ, nắm bắt được những nội dung mới và lưu giữ thông tin tốt hơn.
Đọc lại bài ngay sau khi mới học
Ngay sau khi thầy cô giảng bài mới trên lớp, bạn nên về nhà đọc lại toàn bộ để hiểu sâu hơn và củng cố trí nhớ. Động tác này tuy nhỏ nhưng sẽ có tác dụng cực lớn trong phòng thi sau này đấy!
Cho não “tập thể dục”
Không chỉ cơ thể mà bộ não của bạn cũng cần “tập gym” để trở nên khoẻ mạnh. Và những bài tập tốt cho não không gì ngoài đọc sách, giải câu đố, học thêm những kĩ năng mới hay thiền. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, việc tập thiền cho não cũng giống như tập aerobics cho cơ thể vậy. Chỉ cần 5-10 phút thiền mỗi ngày cũng có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức, tiếp thu và ghi nhớ của não bộ.
Đi tắm
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng: “Tắm là một hoạt động thư giãn rất cần thiết cho não, giúp con người đưa ra những phát kiến tuyệt vời để giải quyết vấn đề dù là khó nhằn nhất”.
Nhờ đi tắm mà Archimedes đã tìm ra định luật nổi tiếng mang tên mình đó!
Đọc to khi học thuộc lòng
Khi đọc to, bạn sẽ nhớ nhiều hơn 50% so với đọc đi đọc lại bình thường. Chắc hẳn bạn đã nghe lời khuyên này rất nhiều lần từ người lớn. Hãy thử đi, nó thực sự hiệu quả đấy! À, mà nhớ là chỉ đọc to khi ở nhà chứ đừng vào thư viện mà “khoe giọng” nhé!
Khoanh vùng kiến thức
Khi học thuộc số điện thoại, bạn sẽ học một dàn như thế này: 9-1-4-6-5-7-3-2-4-1, hay tách chúng ra thành từng cụm như vầy: 914-657-3241?… Đương nhiên là cách thứ hai rồi!
Đây chính là động tác “khoanh vùng”, giúp cho não bộ chúng ta ghi lại thông tin dễ dàng và lưu giữ chúng lâu hơn. Bạn có thể phác thảo sơ đồ cây, học và nắm các từ khóa trên cây để ghi nhớ tốt hơn.
Kiến thức được hệ thống sẽ khắc sâu hơn, và nếu lúc thi có lỡ quên một “nhánh” nội dung, thì bạn cũng có thể dễ dàng suy ra nó dựa trên những “nhánh” lân cận.
Không phải tự nhiên mà font Times New Roman được ưa chuộng đến thế đâu nhé!
Mọi người thường hệ thống lại bài bằng cách viết hay vẽ tay. Nhưng nếu bạn chọn cách đánh máy thì hãy dùng font chữ Times New Roman. Theo các nhà nghiên cứu, font chữ này giúp việc ghi nhớ nhanh và dễ dàng hơn cho người đọc.
Cung điện ký ức (Palace Technique)
Đây là kỹ thuật được áp dụng thường xuyên trong các cuộc thi Siêu Trí Nhớ thế giới.
Đầu tiên, tự chọn cho mình một “cung điện” là nơi quen thuộc nhất với bạn, nơi bạn có thể nhớ các sự kiện liên quan tới nó một cách cặn kẽ và sống động nhất. Sau đó, đi dạo trong “cung điện”, liên tưởng bài học của bạn với các đồ vật và đặt chúng ở từng vị trí cụ thể. Lúc cần nhớ lại, bạn chỉ cần tưởng tượng ra hướng đi cũ trong “cung điện” của mình là được rồi!
Chơi chữ
Đây là một chiêu thức cực hiệu quả mà ngay cả thầy cô của chúng ta cũng tích cực khai thác. Các bạn còn chần chừ gì mà không phát huy khả năng sáng tạo “vô biên” của mình đi!
Bạn còn nhớ ý nghĩa của câu thần chú này không?
Nhai kẹo cao su hay dùng mùi thơm
Khi học bài, hãy nhai một viên kẹo cao su có vị lạ, và nhai lại cùng một loại khi bạn làm bài thi. Mùi vị của viên kẹo sẽ giúp bạn khơi lại nội dung đã học trước đó.
Còn nếu bạn niềng răng, không nhai được kẹo cao su, hãy dùng dầu thơm. Xịt một loại dầu thơm mùi lạ lên người lúc học bài, và xịt lại nó trước khi vào phòng thi. Phương pháp này cũng có tác dụng tương tự như việc nhai kẹo.
Kết thân với cây hương thảo (rosemary)
Trong một nghiên cứu năm 2003, 144 tình nguyện viên được yêu cầu làm các bài kiểm tra về trí nhớ, khả năng ta65o trung và phản xạ. Họ được chia làm ba nhóm: Nhóm 1 ở trong căn phòng có thắp tinh dầu hoa hương thảo, nhóm 2 ở trong căn phòng không có mùi hương và nhóm 3 ở trong căn phòng có thắp tinh dầu hoa oải hương. Kết quả cho thấy, nhóm 1 có trí nhớ và khả năng cảnh giác tốt nhất, trong khi nhóm 3 lại kém nhất.
Vậy, để giữ cho bộ não tỉnh táo và hoạt động hăng say nhất, hãy thắp nến thơm mùi hương thảo hoặc đặt một chậu hương thảo bé bé xinh xinh ngay trong phòng học của bạn ngay và luôn nhé!
Siết chặt nắm đấm tay
Các nghiên cứu sinh đến từ trường đại học Montclair, bang New Jersey, Mỹ đã chứng minh: “Siết chặt nắm đấm tay kích hoạt những vùng não nhất định, có liên quan đến quá trình ghi nhớ”.
Siết chặt nắm đấm tay phải sẽ kích hoạt bán cầu não trái, phụ trách việc mã hoá kí ức. Còn siết chặt nắm đấm tay trái sẽ kích hoạt bán cầu não phải, kiểm soát việc tra cứu và khơi lại ký ức. Vậy khi một nội dung nào đó, hãy nắm chặt tay phải trong khoảng 45-90 giây để ghi nhớ, và làm lại điều tương tự với tay trái khi cần nhớ lại nó. Đây là ghi chú dành cho những bạn thuận tay phải, còn nếu bạn thuận tay trái, chỉ cần làm ngược lại là được.
Vẽ nguệch ngoạc
Theo chuyên mục Psychology and Design của tờ Neuroscience, việc viết/ vẽ nguệch ngoạc giúp con người tập trung cao độ, nắm bắt được những nội dung mới và lưu giữ thông tin tốt hơn.
Đọc lại bài ngay sau khi mới học
Ngay sau khi thầy cô giảng bài mới trên lớp, bạn nên về nhà đọc lại toàn bộ để hiểu sâu hơn và củng cố trí nhớ. Động tác này tuy nhỏ nhưng sẽ có tác dụng cực lớn trong phòng thi sau này đấy!
Cho não “tập thể dục”
Không chỉ cơ thể mà bộ não của bạn cũng cần “tập gym” để trở nên khoẻ mạnh. Và những bài tập tốt cho não không gì ngoài đọc sách, giải câu đố, học thêm những kĩ năng mới hay thiền. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, việc tập thiền cho não cũng giống như tập aerobics cho cơ thể vậy. Chỉ cần 5-10 phút thiền mỗi ngày cũng có thể cải thiện đáng kể khả năng nhận thức, tiếp thu và ghi nhớ của não bộ.
Đi tắm
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng: “Tắm là một hoạt động thư giãn rất cần thiết cho não, giúp con người đưa ra những phát kiến tuyệt vời để giải quyết vấn đề dù là khó nhằn nhất”.
Nhờ đi tắm mà Archimedes đã tìm ra định luật nổi tiếng mang tên mình đó!