- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Giá bán lẻ mặt hàng xăng và dầu madút giảm tối thiểu lần lượt 300 và 257 đồng một lít, kg từ 20h tối nay (22/8).
Cụ thể, theo tính toán của liên bộ Tài chính - Công Thương, trong kỳ tính bình quân 30 ngày (23/7 - 21/8) giá xăng trên thị trường thế giới có giảm song mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành chỉ đủ để khôi phục lại lợi nhuận định mức theo quy định cũng như việc ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
Tuy nhiên, để góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan điều hành vẫn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giảm giá bán xăng tối thiểu 300 đồng mỗi lít và tiếp tục được sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng mỗi lít. Như vậy, giá bán lẻ xăng RON 92 sẽ về mức cao nhất là 24.270 đồng một lít.
Xăng và dầu madút là 2 mặt hàng được giảm giá trong đợt điều chỉnh này.
Đối với mặt hàng dầu diesel, nếu tính toán theo lý giải của Bộ Tài chính phải tăng giá bán tối đa 627 đồng một lít. Tuy nhiên cùng với mục đích bình ổn và hài hòa lợi ích, cơ quan này yêu cầu doanh nghiệp không điều chỉnh tăng giá bán (22.310 đồng một lít), tạm cắt giảm 200 đồng lợi nhuận định mức (từ 300 đồng xuống còn 100 đồng). Bên cạnh đó, Liên Bộ cũng cho phép các doanh nghiệp tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng này thêm 100 đồng.
Tương tự, doanh nghiệp cũng phải giữ giá (22.020 đồng) mặt hàng dầu hỏa, nhưng được sử dụng Quỹ bình ổn giá ở mức 800 đồng, tăng 500 đồng so với trước. Ngược lại, dầu ma-dút sẽ giảm tối thiểu 257 đồng một kg. Việc điều chỉnh giá không được muộn hơn 20h tối nay.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 22/8, đại diện tổ điều hành giá xăng dầu liên bộ cho biết, chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở mặt hàng xăng hiện khoảng hơn 500 đồng mỗi lít. Do đó, thay vì ngừng sử dụng quỹ Bình ổn giá, Liên Bộ quyết định giảm tối thiểu 300 đồng mỗi lít xăng. "Việc này cũng vừa để chia sẻ với người tiêu dùng vừa khôi phục lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu mối", nguồn tin này cho biết.
Đây là lần điều chỉnh giá xăng dầu đầu tiên trong tháng 8. Trước đó, ngày 17/7, mặt hàng này đã có đợt tăng lên kỷ lục 24.570 đồng một lít. Tính từ đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã có 3 lần giảm và 4 lần tăng.
Chia sẻ thêm về đợt tăng giá xăng lên kỷ lục hôm 17/7, Bộ Tài chính cho biết, nếu tính đầy đủ các yếu tố cấu thành giá cơ sở, khi đó đáng lẽ phải điều chỉnh tăng tối đa 988 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, Liên Bộ chỉ quyết định tăng ở mức tối đa 468 đồng và tiếp tục trích 300 đồng mỗi lít từ Quỹ Bình ổn giá. Trên thực tế, ngày 17/7, các doanh nghiệp điều chỉnh 460 đồng mỗi lít xăng.
Cụ thể, theo tính toán của liên bộ Tài chính - Công Thương, trong kỳ tính bình quân 30 ngày (23/7 - 21/8) giá xăng trên thị trường thế giới có giảm song mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành chỉ đủ để khôi phục lại lợi nhuận định mức theo quy định cũng như việc ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá.
Tuy nhiên, để góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, cơ quan điều hành vẫn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh giảm giá bán xăng tối thiểu 300 đồng mỗi lít và tiếp tục được sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng mỗi lít. Như vậy, giá bán lẻ xăng RON 92 sẽ về mức cao nhất là 24.270 đồng một lít.
Xăng và dầu madút là 2 mặt hàng được giảm giá trong đợt điều chỉnh này.
Đối với mặt hàng dầu diesel, nếu tính toán theo lý giải của Bộ Tài chính phải tăng giá bán tối đa 627 đồng một lít. Tuy nhiên cùng với mục đích bình ổn và hài hòa lợi ích, cơ quan này yêu cầu doanh nghiệp không điều chỉnh tăng giá bán (22.310 đồng một lít), tạm cắt giảm 200 đồng lợi nhuận định mức (từ 300 đồng xuống còn 100 đồng). Bên cạnh đó, Liên Bộ cũng cho phép các doanh nghiệp tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá với mặt hàng này thêm 100 đồng.
Tương tự, doanh nghiệp cũng phải giữ giá (22.020 đồng) mặt hàng dầu hỏa, nhưng được sử dụng Quỹ bình ổn giá ở mức 800 đồng, tăng 500 đồng so với trước. Ngược lại, dầu ma-dút sẽ giảm tối thiểu 257 đồng một kg. Việc điều chỉnh giá không được muộn hơn 20h tối nay.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 22/8, đại diện tổ điều hành giá xăng dầu liên bộ cho biết, chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá cơ sở mặt hàng xăng hiện khoảng hơn 500 đồng mỗi lít. Do đó, thay vì ngừng sử dụng quỹ Bình ổn giá, Liên Bộ quyết định giảm tối thiểu 300 đồng mỗi lít xăng. "Việc này cũng vừa để chia sẻ với người tiêu dùng vừa khôi phục lại một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp đầu mối", nguồn tin này cho biết.
Đây là lần điều chỉnh giá xăng dầu đầu tiên trong tháng 8. Trước đó, ngày 17/7, mặt hàng này đã có đợt tăng lên kỷ lục 24.570 đồng một lít. Tính từ đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã có 3 lần giảm và 4 lần tăng.
Chia sẻ thêm về đợt tăng giá xăng lên kỷ lục hôm 17/7, Bộ Tài chính cho biết, nếu tính đầy đủ các yếu tố cấu thành giá cơ sở, khi đó đáng lẽ phải điều chỉnh tăng tối đa 988 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, Liên Bộ chỉ quyết định tăng ở mức tối đa 468 đồng và tiếp tục trích 300 đồng mỗi lít từ Quỹ Bình ổn giá. Trên thực tế, ngày 17/7, các doanh nghiệp điều chỉnh 460 đồng mỗi lít xăng.
Theo VnExpress