- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Giá vàng ngày càng tăng cao tỷ lệ thuận với diện tích rừng Amazon bị phá hoại và môi trường ô nhiễm do thủy ngân ngày càng trầm trọng.
Có vẻ thông tin về giá vàng tăng không liên quan gì đến việc diện tích rừng Amazone bị tàn phá nhưng trên thực tế quả đúng là như vậy. Cụ thể, khi giá vàng tăng, càng nhiều cây bị đốn hạ để lấy chỗ khai thác vàng, càng nhiều thủy ngân dùng để tách vàng. Thủy ngân bay hơi, và xâm nhập vào nguồn nước, chuỗi thức ăn.
Các nhà nghiên cứu Mỹ, Pháp và Peru sử dụng hình ảnh vệ tinh đã thấy tình trạng phá rừng ở Madre de Dios, phía đông nam Peru tăng gấp 6 lần trong những năm gần đây.
Rất nhiều thủy ngân được dùng để tách vàng. (Nguồn: Livescience)
Khoảng 7.000 ha rừng nhiệt đới nguyên sinh và khu vực đầm lầy bị phát quang trong giai đoạn 2003-2009. Jennifer Swenson ở ĐH Duke nói rằng tình trạng phá rừng đang tiếp diễn chủ yếu ở hai khu vực khai thác mỏ và một số địa điểm rải rác, hầu hết là ở ven sông. Tình trạng phá rừng đang tăng với mức hơn 26% mỗi năm.
Tuy nhiên, phá rừng để khai mỏ không phải yếu tố chính phá hoại lưu vực sông Amazon, mà chính là thủy ngân.
Thủy ngân được dùng để tách vàng từ đất một cách thủ công.
Người khai thác vàng đào bới bờ sông bằng cách dùng bơm phun nước áp lực lớn. Bơm nước phun ngược lên để đẩy cát chứa vàng lên mặt đất. Cát này được trộn với thủy ngân khiến hạt vàng bám vào thủy ngân.
Hỗn hợp vàng thủy ngân được đun nóng để thủy ngân bay hơi. Tỷ lệ thủy ngân trộn với vàng là 2:1, nên Madre de Dios hứng chịu 32 tấn thủy ngân mỗi năm vì có tới 16 tấn vàng được khai thác ở khu vực này.
Vàng thu được sau đó được mang đi nhiều nơi để xử lý thêm, bằng cách đốt nóng để loại bỏ nốt thủy ngân.
Vì thế, thủy ngân gây ô nhiễm môi trường theo nhiều con đường. Khi chảy xuống sông, thủy ngân được vi khuẩn đưa vào chuỗi thức ăn. Vì thế nên các loài cá trên sông Amazon bị nhiễm thủy ngân nặng. Hàm lượng thủy ngân trong nhiều sông ở Peru đã vượt từ 3 - 25 lần giới hạn cho phép.
Ngộ độc thủy ngân có thể gây mất trí nhớ, yếu cơ, rùng mình, co giật, đau đầu, và giảm trí lực. Nó tác động tới sự phát triển của hệ thần kinh của bào thai, phá hoại não, thận và hệ miễn dịch. Ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng dẫn tới tử vong.
Đáng để suy nghĩ!!
Có vẻ thông tin về giá vàng tăng không liên quan gì đến việc diện tích rừng Amazone bị tàn phá nhưng trên thực tế quả đúng là như vậy. Cụ thể, khi giá vàng tăng, càng nhiều cây bị đốn hạ để lấy chỗ khai thác vàng, càng nhiều thủy ngân dùng để tách vàng. Thủy ngân bay hơi, và xâm nhập vào nguồn nước, chuỗi thức ăn.
Các nhà nghiên cứu Mỹ, Pháp và Peru sử dụng hình ảnh vệ tinh đã thấy tình trạng phá rừng ở Madre de Dios, phía đông nam Peru tăng gấp 6 lần trong những năm gần đây.
Rất nhiều thủy ngân được dùng để tách vàng. (Nguồn: Livescience)
Tuy nhiên, phá rừng để khai mỏ không phải yếu tố chính phá hoại lưu vực sông Amazon, mà chính là thủy ngân.
Thủy ngân được dùng để tách vàng từ đất một cách thủ công.
Người khai thác vàng đào bới bờ sông bằng cách dùng bơm phun nước áp lực lớn. Bơm nước phun ngược lên để đẩy cát chứa vàng lên mặt đất. Cát này được trộn với thủy ngân khiến hạt vàng bám vào thủy ngân.
Hỗn hợp vàng thủy ngân được đun nóng để thủy ngân bay hơi. Tỷ lệ thủy ngân trộn với vàng là 2:1, nên Madre de Dios hứng chịu 32 tấn thủy ngân mỗi năm vì có tới 16 tấn vàng được khai thác ở khu vực này.
Vàng thu được sau đó được mang đi nhiều nơi để xử lý thêm, bằng cách đốt nóng để loại bỏ nốt thủy ngân.
Vì thế, thủy ngân gây ô nhiễm môi trường theo nhiều con đường. Khi chảy xuống sông, thủy ngân được vi khuẩn đưa vào chuỗi thức ăn. Vì thế nên các loài cá trên sông Amazon bị nhiễm thủy ngân nặng. Hàm lượng thủy ngân trong nhiều sông ở Peru đã vượt từ 3 - 25 lần giới hạn cho phép.
Ngộ độc thủy ngân có thể gây mất trí nhớ, yếu cơ, rùng mình, co giật, đau đầu, và giảm trí lực. Nó tác động tới sự phát triển của hệ thần kinh của bào thai, phá hoại não, thận và hệ miễn dịch. Ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng dẫn tới tử vong.
Đáng để suy nghĩ!!