- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thay vì thở dài mỗi khi đổ bình gas mini, nhiều phòng sinh viên sắm hẳn bếp ga lớn; thay vì đi chợ mua lẻ đắt đỏ, sinh viên rủ nhau đi siêu thị như mua sỉ… để có mức giá tiêu dùng rẻ hơn.
Sinh viên nghèo… sống sang
Nguyễn Thị Hồng, sinh viên (SV) Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho hay một trong những khoản chi tiêu “đứt ruột” nhất đối với những SV tự túc nấu ăn để tiết kiệm là tiền gas.
"Giá gas tăng liên tục, giá bình gas mini năm 2010 là 3.000 đồng/bình giờ lên 6.000 - 7.000 đồng mà “ruột” càng ngày càng nhẹ. Phòng em ở 3 người, nấu ăn bữa chỉ hai nồi mà ngày đun hết 2 bình gas, tháng hết khoảng 400.000 đồng. SV ăn uống tiết kiệm, đôi khi tiền gas mắc hơn tiền đồ ăn”, Hồng nói.
Thời gian dài “gánh” chi phí này, gần đây một chị trong phòng đề xuất sắm bếp gas loại lớn thay cho dùng bếp mini. Lúc đầu mọi người e ngại vì phải góp khoản tiền lớn cùng với tâm lý SV ở trọ ít ổn định. Nhưng sau khi bàn đi tính lại, họ quyết định liều… một phen, góp mỗi người 300.000 đồng để mua bếp và bình gas gia đình loại 12kg.
Giá cả đắt đỏ, nhiều SV chọn cách "sống sang" đi mua sắm ở siêu thị để tiết kiệm.
Các nữ sinh phấn khởi khi bình gas đầu tiên giá 412.000 đồng đổ từ đầu tháng 11/2012 đến nay vẫn còn. Những phòng SV bên cạnh thấy vậy cũng góp tiền “rinh” bình gas lớn về, cả xóm nhìn… sang hẳn lên.
“Mới đầu tốn kém một chút nhưng tính ra rẻ khoảng 3 lần và an toàn hơn dùng bình nhỏ. Cũng không còn phải khổ sở mỗi lần nấu ăn lại hết gas. Tài sản chung nên bọn mình cũng thống nhất nếu ai chuyển thì sẽ được bù từ người mới chuyển vào”, Ngân - SV Trường CĐ Vạn Xuân cho hay.
Không những vậy, nhiều SV cũng tổ chức theo kiểu mua sắm chung để mua được giá rẻ. Nếu trước đây SV thường mua sắm theo kiểu “nhỏ giọt” tại các chợ, hàng tạp hóa gần chỗ ở thì giờ nhiều người góp lại cùng mua.
Thảo, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 cho hay, phòng mình 4 người trước giờ đồ ai người nấy mua kiểu lẻ nhỏ rất đắt. Sau thấy cách mua chung rẻ hơn nên rủ luôn các em phòng bên cạnh lâu lâu lại đi siêu thị khuân đồ về chia ra. Như gạo mua 10kg thì được tặng thêm 1kg, các thực phẩm dầu ăn, mỳ tôm, trứng… hay đồ tiêu dùng khác như bột giặt, giấy lau… mua loại lớn nên giá rẻ hơn mua lẻ rất nhiều.
Cô nữ sinh khoe: “Như cuộn giấy lau mua lẻ là 4.000 đồng, mua cả bịch chỉ 28.000 đồng/lố 10 cuộn, dầu ăn mua can 5 lít rẻ hơn nhiều mỗi lần ra mua lẻ chai nhỏ xíu. Với cách này bọn mình tiết kiệm được nhiều mà đồ dùng cũng xông xênh hơn nên thấy rất thoải mái”.
Bớt “cháy túi” nhờ sinh hoạt tập thể
Không chỉ là làm thêm, tiết kiệm… để "đối phó" với giá, hiện nay SV xa nhà còn nghĩ ra rất nhiều cách để “sống chung với giá”. Đặc biệt, mô hình “sinh hoạt chung” để giúp túi tiền hạn hẹp của mình có thể “lướt sóng” được với giá cả không ngừng leo thang được nhiều bạn áp dụng.
Giá thực phẩm tăng luôn làm "nồi cơm" giảm chất giảm lượng.
Lê Đức Hải - SV Trường ĐH Thủy lợi cho hay, từ giữa năm ngoái khi đối mặt với giá cả tăng, nhiều phòng trọ chỗ cậu nấu ăn chung thay cho nấu từng phòng. Họ sắp lịch luân phiên, tuần này phòng này nấu, tuần tới phòng kế tiếp.
4 phòng 12 người, mỗi bữa mỗi người góp khoảng 7.000 - 8.000 đồng là có thịt cá, rau củ ngon rất đầy đủ. Mỗi ngày nấu nhiều nên các bạn còn đi chợ đầu mối mua thức ăn giá rẻ; thay vì dùng gas, nhóm còn sắm luôn chiếc bếp than nên càng tiết kiệm hơn nữa.
“Cùng mức đó tiền nhưng nấu lẻ từng phòng thì chỉ ăn đậu, trứng… Nấu tập thể ngon rẻ mà còn rất đông vui nữa. Hôm nào cơm sống, đồ ăn dở chút vẫn đua nhau chiến. Từ ngày nấu ăn chung, mình ít hơi vào cảnh “cháy túi” hơn”, Hải cười.
Ngoài những khoản cố định như nhà trọ, điện nước, đi lại… thì một trong những lý do SV phải gánh giá tiêu dùng đắt đỏ do họ thường chi tiêu theo kiểu nhỏ lẻ. Nhận ra điều này, nhiều SV khắc phục bằng cách tổ chức những sinh hoạt tập thể phù hợp.
Nấu ăn tập thể cũng là một cách giúp SV "ít tiền mà vẫn no đủ".
Trần Ngọc Hiền - SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho hay, giá cả đắt đỏ mà tiền chi tiêu có hạn nên SV có xu hướng mua sắm, sinh hoạt theo mô hình đông người là cách làm hay để có thể sống tốt trong “bão giá”. Cách này thật ra đã được thực hiện từ lâu như SV ở ghép, nhiều phòng dùng chung đường truyền internet… giờ chỉ là tổ chức thêm nhiều hình thức khác để tiết kiệm.
Hiền phân tích, khi sinh hoạt tập thể cũng thường phát sinh nhiều chuyện như đông SV dễ tổ chức ăn nhậu, tại nhiều khu trọ thực hiện được thời gian rồi tan rã vì cãi vã, mâu thuẫn làm mất luôn tình bạn.
“Theo mình, các bạn cần tổ chức làm sao lối sinh hoạt chung này trước hết phải lành mạnh. Đồng thời mỗi người cũng cần thể hiện được sự đồng thuận, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể thì mới hiệu quả được. SV cố gắng tìm cho mình chỗ trọ ổn định để đầu tư mua sắm ban đầu ban đầu như bếp gas, tủ lạnh... dùng lâu dài thì chi tiêu rẻ hơn mà còn rất sang nữa”, cô SV này chia sẻ.
Sinh viên nghèo… sống sang
Nguyễn Thị Hồng, sinh viên (SV) Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho hay một trong những khoản chi tiêu “đứt ruột” nhất đối với những SV tự túc nấu ăn để tiết kiệm là tiền gas.
"Giá gas tăng liên tục, giá bình gas mini năm 2010 là 3.000 đồng/bình giờ lên 6.000 - 7.000 đồng mà “ruột” càng ngày càng nhẹ. Phòng em ở 3 người, nấu ăn bữa chỉ hai nồi mà ngày đun hết 2 bình gas, tháng hết khoảng 400.000 đồng. SV ăn uống tiết kiệm, đôi khi tiền gas mắc hơn tiền đồ ăn”, Hồng nói.
Thời gian dài “gánh” chi phí này, gần đây một chị trong phòng đề xuất sắm bếp gas loại lớn thay cho dùng bếp mini. Lúc đầu mọi người e ngại vì phải góp khoản tiền lớn cùng với tâm lý SV ở trọ ít ổn định. Nhưng sau khi bàn đi tính lại, họ quyết định liều… một phen, góp mỗi người 300.000 đồng để mua bếp và bình gas gia đình loại 12kg.
Giá cả đắt đỏ, nhiều SV chọn cách "sống sang" đi mua sắm ở siêu thị để tiết kiệm.
“Mới đầu tốn kém một chút nhưng tính ra rẻ khoảng 3 lần và an toàn hơn dùng bình nhỏ. Cũng không còn phải khổ sở mỗi lần nấu ăn lại hết gas. Tài sản chung nên bọn mình cũng thống nhất nếu ai chuyển thì sẽ được bù từ người mới chuyển vào”, Ngân - SV Trường CĐ Vạn Xuân cho hay.
Không những vậy, nhiều SV cũng tổ chức theo kiểu mua sắm chung để mua được giá rẻ. Nếu trước đây SV thường mua sắm theo kiểu “nhỏ giọt” tại các chợ, hàng tạp hóa gần chỗ ở thì giờ nhiều người góp lại cùng mua.
Thảo, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 cho hay, phòng mình 4 người trước giờ đồ ai người nấy mua kiểu lẻ nhỏ rất đắt. Sau thấy cách mua chung rẻ hơn nên rủ luôn các em phòng bên cạnh lâu lâu lại đi siêu thị khuân đồ về chia ra. Như gạo mua 10kg thì được tặng thêm 1kg, các thực phẩm dầu ăn, mỳ tôm, trứng… hay đồ tiêu dùng khác như bột giặt, giấy lau… mua loại lớn nên giá rẻ hơn mua lẻ rất nhiều.
Cô nữ sinh khoe: “Như cuộn giấy lau mua lẻ là 4.000 đồng, mua cả bịch chỉ 28.000 đồng/lố 10 cuộn, dầu ăn mua can 5 lít rẻ hơn nhiều mỗi lần ra mua lẻ chai nhỏ xíu. Với cách này bọn mình tiết kiệm được nhiều mà đồ dùng cũng xông xênh hơn nên thấy rất thoải mái”.
Bớt “cháy túi” nhờ sinh hoạt tập thể
Không chỉ là làm thêm, tiết kiệm… để "đối phó" với giá, hiện nay SV xa nhà còn nghĩ ra rất nhiều cách để “sống chung với giá”. Đặc biệt, mô hình “sinh hoạt chung” để giúp túi tiền hạn hẹp của mình có thể “lướt sóng” được với giá cả không ngừng leo thang được nhiều bạn áp dụng.
Giá thực phẩm tăng luôn làm "nồi cơm" giảm chất giảm lượng.
4 phòng 12 người, mỗi bữa mỗi người góp khoảng 7.000 - 8.000 đồng là có thịt cá, rau củ ngon rất đầy đủ. Mỗi ngày nấu nhiều nên các bạn còn đi chợ đầu mối mua thức ăn giá rẻ; thay vì dùng gas, nhóm còn sắm luôn chiếc bếp than nên càng tiết kiệm hơn nữa.
“Cùng mức đó tiền nhưng nấu lẻ từng phòng thì chỉ ăn đậu, trứng… Nấu tập thể ngon rẻ mà còn rất đông vui nữa. Hôm nào cơm sống, đồ ăn dở chút vẫn đua nhau chiến. Từ ngày nấu ăn chung, mình ít hơi vào cảnh “cháy túi” hơn”, Hải cười.
Ngoài những khoản cố định như nhà trọ, điện nước, đi lại… thì một trong những lý do SV phải gánh giá tiêu dùng đắt đỏ do họ thường chi tiêu theo kiểu nhỏ lẻ. Nhận ra điều này, nhiều SV khắc phục bằng cách tổ chức những sinh hoạt tập thể phù hợp.
Nấu ăn tập thể cũng là một cách giúp SV "ít tiền mà vẫn no đủ".
Hiền phân tích, khi sinh hoạt tập thể cũng thường phát sinh nhiều chuyện như đông SV dễ tổ chức ăn nhậu, tại nhiều khu trọ thực hiện được thời gian rồi tan rã vì cãi vã, mâu thuẫn làm mất luôn tình bạn.
“Theo mình, các bạn cần tổ chức làm sao lối sinh hoạt chung này trước hết phải lành mạnh. Đồng thời mỗi người cũng cần thể hiện được sự đồng thuận, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể thì mới hiệu quả được. SV cố gắng tìm cho mình chỗ trọ ổn định để đầu tư mua sắm ban đầu ban đầu như bếp gas, tủ lạnh... dùng lâu dài thì chi tiêu rẻ hơn mà còn rất sang nữa”, cô SV này chia sẻ.
Theo Dân Trí