Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực mười năm kể từ ngày được cấp. Nếu bạn muốn tiếp tục kinh doanh sản xuất trên nhãn hiệu đó và muốn tiếp tục độc quyền nhãn hiệu này thì bạn phải gia hạn để kéo dài hiệu lực văn bằng bảo hộ. Số lần gia hạn là không giới hạn là mỗi lần là mười năm. Để trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để gia hạn hiệu lực nhãn hiệu” thì chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản về trình tự, thủ tục gia hạn nhãn hiệu như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
Như vậy, để có thể gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì Chủ đơn cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý trường hợp nếu nộp đơn yêu cầu gia hạn muộn hơn thời gian quy định thì không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và Chủ đơn phải chịu thêm lệ phí gia hạn là 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Xem thêm >>> dịch vụ thành lập doanh nghiệp
– Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
– Bước 2: Xử lý đơn
+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu) đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;
+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
+ Tờ khai gia hạn hiệu lực (02 bản);
+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Văn bằng bảo hộ);
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm >>> dịch vụ kế toán thuế
- Thời hạn gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”
Như vậy, để có thể gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì Chủ đơn cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý trường hợp nếu nộp đơn yêu cầu gia hạn muộn hơn thời gian quy định thì không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và Chủ đơn phải chịu thêm lệ phí gia hạn là 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Xem thêm >>> dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
– Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
– Bước 2: Xử lý đơn
+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu) đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định;
+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
- Hồ sơ gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
+ Tờ khai gia hạn hiệu lực (02 bản);
+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Văn bằng bảo hộ);
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm >>> dịch vụ kế toán thuế