- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Mỗi đợt tăng giá điện sinh hoạt, nhà nước đều có chính sách ưu đãi dành cho các đối tượng người nghèo, sinh viên, người có thu nhập thấp. Nhưng trên thực tế, những đối tượng trên không những không được hưởng mà còn phải chịu giá điện “cắt cổ”.
Sau gần một năm thực hiện Thông tư 08 của Bộ Công thương về việc thực hiện chính sách giá điện ưu đãi dành cho những đối tượng thuê trọ, trên thực tế chính sách ưu đãi này của Nhà nước đến nay vẫn chưa khả thi.
Qua khảo sát của phóng viên, đến thời điểm này, hầu hết những đối tượng nằm trong diện được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước về giá điện bậc thang vẫn đang phải trả giá điện cao gấp nhiều lần so với giá ưu đãi của Nhà nước. Còn các cơ quan chức năng thì vẫn cứ viện nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là đổ lỗi cho các đối tượng trong diện chính sách.
Khảo sát quanh các điểm có nhà trọ cho sinh viên, người lao động, hay khu vực gần các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, hầu hết những đối tượng trên đang chịu mức giá điện sinh hoạt trung bình từ 2.000 - 2.500 đồng/kwh.
“Giá điện cao quá nên em không dám dùng máy tính nhiều, dùng cả nồi cơm điện và nấu nước uống nữa tháng cũng mất đứt vài trăm nghìn, cộng thêm tiền nước, tiền vệ sinh, an ninh nữa thì quá sức chịu đựng” - Hường, sinh viên trường trung cấp Văn Hiến nói.
Một số sinh viên thuê trọ quanh khu vực trường trung cấp Văn Hiến, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương lâu nay cũng phải cắn răng đóng cho chủ nhà mức 2.500 đồng/kwh.
Không chỉ sinh viên đang phải chịu giá điện cao “cắt cổ” này, những cặp vợ chồng thuê nhà, những công nhân thuê trọ gần các khu công nghiệp cũng chịu giá điện cao gấp nhiều lần so với giá ưu đãi quy định của Nhà nước.
Chị Phương, công nhân trong khu công nghiệp Lễ Môn phàn nàn: “Tôi làm công nhân may được 2 năm rồi. Tôi chưa nghe đến giá điện ưu đãi dành cho những người có thu nhập thấp như chúng tôi, cũng không thấy chủ trọ nói gì mà họ cứ thu 2.000 đồng/kwh”.
Ngay như tại ký túc xá của sinh viên trong trường đại học Hồng Đức, sinh viên cũng rất lạ lẫm với giá điện ưu đãi. “Bọn em cứ theo số điện và giá điện của Ban quản lý đưa cho để tính tiền hàng tháng thôi, chứ em cũng không biết giá điện hiện nay được tính như thế nào? Em ở đây được hơn 2 năm nhưng cũng chưa nghe đến giá điện ưu đãi cho sinh viên”, một sinh viên khoa Kế toán, trường đại học Hồng Đức ngơ ngác.
Tìm hiểu nguyên nhân thì phần lớn là do các chủ kinh doanh nhà trọ chưa tiến hành đăng ký thủ tục tạm trú đầy đủ cho người thuê trọ, có đăng ký cũng không thực hiện việc khai báo để mua điện theo giá ưu đãi cho người thuê trọ nên hầu như người thuê trọ chưa tiếp cận được giá điện ưu đãi.
Hơn nữa, hầu hết các đối tượng thuê trọ do chưa hiểu về chính sách ưu đãi và đều không muốn thắc mắc vì sợ chủ nhà gây phiền phức nên họ đành chấp nhận thua thiệt. Còn các cơ quan chức năng liên quan cũng chỉ mới dừng lại ở việc ra thông báo, niêm yết tại các trụ sở, có triển khai cũng chỉ ở mức cầm chừng.
Bà Hà, chủ một nhà trọ tại xã Quảng Thành nói: “Giá điện 2.000 đồng/kwh là giá chung mà các nơi đều áp dụng cho sinh viên chứ không riêng gì chỗ tôi. Nếu không tin, anh chị cứ đi hỏi những dãy trọ xung quanh xem, có nơi còn lấy 2.500 đồng/kwh kia”.
Theo báo cáo của điện lực thành phố Thanh Hóa, mặc dù cơ quan này đã tiến hành kiểm tra nhiều lần và đã phát hiện nhiều chủ nhà trọ chưa thực hiện nghiêm việc bán lẻ giá điện cho người thuê trọ. Tuy nhiên lại chưa có trường hợp nào bị xử lý?!
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng quản lý điện năng, Sở Công thương Thanh Hóa cho biết: “Sau khi có Thông tư 08 và Chị thị số 11 của Bộ Công thương, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị và chính quyền địa phương thực hiện. Khi kiểm tra thực tế thì thấy chính sách chưa khả thi, bởi vì vấn đề quản lý nhân khẩu trên địa bàn chưa chặt chẽ”.
Giá điện năm 2011 đã tăng, tuy nhiên giá ưu đãi có thực sự đến được với các đối tượng sinh viên, người nghèo, người lao động thuê trọ hay không thì đang chờ sự vào cuộc của những người có trách nhiệm liên quan.
Theo Dân Trí
Sau gần một năm thực hiện Thông tư 08 của Bộ Công thương về việc thực hiện chính sách giá điện ưu đãi dành cho những đối tượng thuê trọ, trên thực tế chính sách ưu đãi này của Nhà nước đến nay vẫn chưa khả thi.
Qua khảo sát của phóng viên, đến thời điểm này, hầu hết những đối tượng nằm trong diện được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước về giá điện bậc thang vẫn đang phải trả giá điện cao gấp nhiều lần so với giá ưu đãi của Nhà nước. Còn các cơ quan chức năng thì vẫn cứ viện nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là đổ lỗi cho các đối tượng trong diện chính sách.
Giá điện cao, nhiều sinh viên tính bài hạn chế các thiết bị phục vụ sinh hoạt liên quan đến điện
Khảo sát quanh các điểm có nhà trọ cho sinh viên, người lao động, hay khu vực gần các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, hầu hết những đối tượng trên đang chịu mức giá điện sinh hoạt trung bình từ 2.000 - 2.500 đồng/kwh.
“Giá điện cao quá nên em không dám dùng máy tính nhiều, dùng cả nồi cơm điện và nấu nước uống nữa tháng cũng mất đứt vài trăm nghìn, cộng thêm tiền nước, tiền vệ sinh, an ninh nữa thì quá sức chịu đựng” - Hường, sinh viên trường trung cấp Văn Hiến nói.
Một số sinh viên thuê trọ quanh khu vực trường trung cấp Văn Hiến, xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương lâu nay cũng phải cắn răng đóng cho chủ nhà mức 2.500 đồng/kwh.
Không chỉ sinh viên đang phải chịu giá điện cao “cắt cổ” này, những cặp vợ chồng thuê nhà, những công nhân thuê trọ gần các khu công nghiệp cũng chịu giá điện cao gấp nhiều lần so với giá ưu đãi quy định của Nhà nước.
Chị Phương, công nhân trong khu công nghiệp Lễ Môn phàn nàn: “Tôi làm công nhân may được 2 năm rồi. Tôi chưa nghe đến giá điện ưu đãi dành cho những người có thu nhập thấp như chúng tôi, cũng không thấy chủ trọ nói gì mà họ cứ thu 2.000 đồng/kwh”.
Ngay như tại ký túc xá của sinh viên trong trường đại học Hồng Đức, sinh viên cũng rất lạ lẫm với giá điện ưu đãi. “Bọn em cứ theo số điện và giá điện của Ban quản lý đưa cho để tính tiền hàng tháng thôi, chứ em cũng không biết giá điện hiện nay được tính như thế nào? Em ở đây được hơn 2 năm nhưng cũng chưa nghe đến giá điện ưu đãi cho sinh viên”, một sinh viên khoa Kế toán, trường đại học Hồng Đức ngơ ngác.
Tìm hiểu nguyên nhân thì phần lớn là do các chủ kinh doanh nhà trọ chưa tiến hành đăng ký thủ tục tạm trú đầy đủ cho người thuê trọ, có đăng ký cũng không thực hiện việc khai báo để mua điện theo giá ưu đãi cho người thuê trọ nên hầu như người thuê trọ chưa tiếp cận được giá điện ưu đãi.
Hơn nữa, hầu hết các đối tượng thuê trọ do chưa hiểu về chính sách ưu đãi và đều không muốn thắc mắc vì sợ chủ nhà gây phiền phức nên họ đành chấp nhận thua thiệt. Còn các cơ quan chức năng liên quan cũng chỉ mới dừng lại ở việc ra thông báo, niêm yết tại các trụ sở, có triển khai cũng chỉ ở mức cầm chừng.
Bà Hà, chủ một nhà trọ tại xã Quảng Thành nói: “Giá điện 2.000 đồng/kwh là giá chung mà các nơi đều áp dụng cho sinh viên chứ không riêng gì chỗ tôi. Nếu không tin, anh chị cứ đi hỏi những dãy trọ xung quanh xem, có nơi còn lấy 2.500 đồng/kwh kia”.
Theo báo cáo của điện lực thành phố Thanh Hóa, mặc dù cơ quan này đã tiến hành kiểm tra nhiều lần và đã phát hiện nhiều chủ nhà trọ chưa thực hiện nghiêm việc bán lẻ giá điện cho người thuê trọ. Tuy nhiên lại chưa có trường hợp nào bị xử lý?!
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng phòng quản lý điện năng, Sở Công thương Thanh Hóa cho biết: “Sau khi có Thông tư 08 và Chị thị số 11 của Bộ Công thương, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị và chính quyền địa phương thực hiện. Khi kiểm tra thực tế thì thấy chính sách chưa khả thi, bởi vì vấn đề quản lý nhân khẩu trên địa bàn chưa chặt chẽ”.
Giá điện năm 2011 đã tăng, tuy nhiên giá ưu đãi có thực sự đến được với các đối tượng sinh viên, người nghèo, người lao động thuê trọ hay không thì đang chờ sự vào cuộc của những người có trách nhiệm liên quan.
Theo Dân Trí