Gãy thân xương cánh tay

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
GãY THÂN XƯƠNG CáNH TAY​
Mục tiêu

1. Trình bày được cơ chế di lệch trong gãy thân xương cánh tay.
2. Chẩn đoán được gãy thân xương cánh tay
3. Mô tả được các biến chứng của gãy thân xương cánh tay
4. Trình bày được thái độ xử trí gãy thân xương cánh tay

1. Đại cương
Gãy thân xương cánh tay chiếm khoảng 3% các gãy xương nói chung, có
thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị, mặc dầu kết quả điều trị bảo tồn và
phẫu thuật tương đương như nhau. Tuy nhiên trước một gãy xương và bệnh
nhân cụ thể, đòi hỏi phải có một kiến thức cơ bản về giải phẫu và chức năng
của cánh tay để lựa chọn được đúng đắn phương pháp điều trị mang lại kết
quả tối ưu.

2. Nguyên nhân
Thường do cơ chế chấn thương gián tiếp như ngã chống tay, do tai nạn sinh hoạt. Cơ chế chấn thương trực tiếp gặp trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội như đánh nhau, đâm chém nhau hoặc vết thương hỏa khí, thường gây gãy hở.

3. Giải phẫu bệnh
3.1. Đường gãy
Thân xương cánh tay giới hạn từ bờ trên của chỗ bám cơ ngực lớn xuống
đến giới hạn trên của mõm trên lồi cầu xương cánh tay. Đường gãy bao gồm:
ư Đường gãy ngang.
ư Đường gãy chéo.
ư Đường gãy xoắn
ư Gãy có mảnh rời.
ư Gãy vụn.
3.2. Hướng di lệch
Tùy theo vị trí của chỗ gãy, lực tác dụng của cơ lên thân xương khác
nhau, dẫn đến các hướng di lệch đặc thù như sau:
ư Gãy trên chỗ bám của cơ ngực lớn: đầu trên bị di lệch dạng và xoay ngoài
do lực kéo của khối cơ xoay (cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai)
ư Gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta: đầu trên khép
(do cơ ngực lớn kéo), đầu dưới di lệch lên và ra ngoài (do cơ delta kéo).
ư Gãy dưới chỗ bám của cơ delta: đầu trên dạng, đầu dưới di lệch lên trên
do co kéo của các cơ (không có cơ đối kháng).
Cơ Delta
Cơ trên vai
Cơ ngực lớn Cơ ngực lớn
Cơ Delta
Cơ quạ cánh tay
Cơ ngực lớn

4. Triệu chứng và chẩn đoán
4.1. Triệu chứng
4.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Nạn nhân có các triệu chứng chủ yếu của gãy xương như đau, mất cơ năng cánh tay, bầm tím, sưng, biến dạng, sờ có điểm đau chói, tiếng lạo
xạo, ngắn chi và cử động bất thường tại điểm gãy cũng là triệu chứng thường gặp. Ngoài ra phải đặc biệt chú ý đến tổn thương thần kinh và mạch máu liên quan, bao gồm dấu hiệu tổn thương thần kinh quay hay gặp, tổn thương động mạch cánh tay, thường biểu hiện mạch quay khó bắt hoặc không bắt được. Nếu có vết xây xát, rách da, vết thương chợt thì phải nghĩ đến gãy hở, đòi hỏi điều trị cấp cứu.
4.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Chụp phim X- quang chuẩn lấy hết khớp vai và khớp khuỷu tay ở hai
bình diện vuông góc với nhau, thường phải dịch chuyển thay đổi tư thế bệnh
nhân để chụp, không nên chỉ xoay cánh tay để chụp. Trên phim ghi nhận được
vị trí gãy, đường gãy, di lệch, mảnh rời..., trong trường hợp gãy bệnh lý, cần
khám nghiệm thêm phim chụp cắt lớp xương, chụp cắt lớp xử lý vi tính (CT
Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI) để nắm được giới hạn của xương bệnh lý
trước khi chỉ định điều trị.
4.2. Chẩn đoán
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu như biến dạng, cử động bất
thường, tiếng lạo xạo và hình ảnh chẩn đoán (X-quang, MRI...)
5. Nguyên tắc điều trị
6. Biến chứng
7. Dự phòng
......

Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
ST
 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom