Cấu trúc và tính năng của Gạc xốp
Gạc xốp bảo vệ vết thương được làm bằng polyurethane bán thấm, bên trong chứa dung dịch polymer tạo bọt với các ô nhỏ và hở có khả năng giữ chất lỏng. Các ô này có thể được xếp lớp với một số vật liệu khác. Khả năng hấp thụ chất lỏng thay đổi tùy thuộc vào độ dày của gạc.
Bề mặt tiếp xúc vết thương của băng không dính và không tước xơ nên có thể được tháo ra dễ dàng. Lớp ngoài của băng xốp có khả năng chống nước tốt để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn và các chất gây nhiễm trùng khác.
Gạc xốp có thể có hoặc không có viền dính, với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Một số loại băng gạc xốp còn có lớp chắn vi khuẩn được làm từ màng trong suốt. Ngoài ra, một số loại còn được tẩm chất kháng khuẩn như bạc, mật ong, i-ốt cadexomer, thuốc kháng sinh, hoặc bao gồm các chất hoạt động bề mặt giúp đưa các chất này đến vị trí vết thương hiệu quả.
Đặc điểm chính của gạc xốp là giúp duy trì môi trường ẩm ướt cho vết thương. Đồng thời, loại băng này còn có vai trò như một lớp đệm cho vết thương và vùng vết thương xung quanh khỏi bị chấn thương thêm, cũng như cách nhiệt cho vết thương. Băng gạc xốp dễ sử dụng và dễ tháo ra, đảm bảo không gây thêm tổn thương thứ hai cho vết thương. Gạc xốp tẩm bạc hoặc các chất chống khuẩn có thể được sử dụng khi vết thương bị nhiễm trùng hay trong quá trình điều trị bằng phương pháp băng ép. Hơn nữa, băng bọt xốp còn tương thích với các chất làm sạch vết thương bằng enzyme. Thời gian sử dụng băng phụ thuộc vào lượng dịch tiết vết thương, và có thể lưu băng tối đa 7 ngày.
Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng băng gạc xốp
Băng gạc xốp rất phù hợp cho những vết thương tiết dịch, dù ít hay nhiều. Nhưng thường thì băng hay được sử dụng cho các vết thương sâu toàn phần (xuyên qua lớp biểu bì da hoàn toàn và có thể chạm tới cơ, xương hay dây chằng) hoặc vết thương sâu bán phần (gần xuyên qua hết lớp da).
Hãy cân nhắc sử dụng băng xốp cho các vết thương sau:
Những vết thương không tiết dịch hay các vết thương bỏng độ 3 thường không thích hợp sử dụng băng xốp. Loại băng này cũng không có hiệu quả với những vết thương đóng vảy khô vì chúng không tiết dịch, khiến nền vết thương quá khô để tạo nên một môi trường hồi phục vết thương với độ ẩm tối ưu (mặc dù trong trường hợp này, băng xốp vẫn có thể được sử dụng để giữ cho lớp mày này được khô ráo và tránh va quệt làm bong tróc). Tuy nhiên, dịch tiết quá nhiều cũng bị chống chỉ định sử dụng gạc xốp bởi khi băng bị thấm quá nhanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào vết thương. Trong những trường hợp này, cần tìm loại băng xốp có khả năng thấm hút vượt trội hoặc sử dụng một loại băng gạc vết thương khác.
Hướng dẫn sử dụng gạc xốp vết thương đúng cách
Quy trình tiêu chuẩn để băng vết thương bằng gạc xốp như sau:
Gạc xốp bảo vệ vết thương được làm bằng polyurethane bán thấm, bên trong chứa dung dịch polymer tạo bọt với các ô nhỏ và hở có khả năng giữ chất lỏng. Các ô này có thể được xếp lớp với một số vật liệu khác. Khả năng hấp thụ chất lỏng thay đổi tùy thuộc vào độ dày của gạc.
Bề mặt tiếp xúc vết thương của băng không dính và không tước xơ nên có thể được tháo ra dễ dàng. Lớp ngoài của băng xốp có khả năng chống nước tốt để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn và các chất gây nhiễm trùng khác.
Gạc xốp có thể có hoặc không có viền dính, với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Một số loại băng gạc xốp còn có lớp chắn vi khuẩn được làm từ màng trong suốt. Ngoài ra, một số loại còn được tẩm chất kháng khuẩn như bạc, mật ong, i-ốt cadexomer, thuốc kháng sinh, hoặc bao gồm các chất hoạt động bề mặt giúp đưa các chất này đến vị trí vết thương hiệu quả.
Đặc điểm chính của gạc xốp là giúp duy trì môi trường ẩm ướt cho vết thương. Đồng thời, loại băng này còn có vai trò như một lớp đệm cho vết thương và vùng vết thương xung quanh khỏi bị chấn thương thêm, cũng như cách nhiệt cho vết thương. Băng gạc xốp dễ sử dụng và dễ tháo ra, đảm bảo không gây thêm tổn thương thứ hai cho vết thương. Gạc xốp tẩm bạc hoặc các chất chống khuẩn có thể được sử dụng khi vết thương bị nhiễm trùng hay trong quá trình điều trị bằng phương pháp băng ép. Hơn nữa, băng bọt xốp còn tương thích với các chất làm sạch vết thương bằng enzyme. Thời gian sử dụng băng phụ thuộc vào lượng dịch tiết vết thương, và có thể lưu băng tối đa 7 ngày.
Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng băng gạc xốp
Băng gạc xốp rất phù hợp cho những vết thương tiết dịch, dù ít hay nhiều. Nhưng thường thì băng hay được sử dụng cho các vết thương sâu toàn phần (xuyên qua lớp biểu bì da hoàn toàn và có thể chạm tới cơ, xương hay dây chằng) hoặc vết thương sâu bán phần (gần xuyên qua hết lớp da).
Hãy cân nhắc sử dụng băng xốp cho các vết thương sau:
- Loét chân
- Vết thương sau phẫu thuật (vết mổ)
- Vết thương do ghép da
- Bỏng
- Vết thương trầy xước
- Vết thương nhiễm trùng
- Vết rạch/cắt
- Dẫn lưu vết thương nhu động
- Loét tì đè do nằm lâu (giai đoạn 2 đến 4)
- Vết thương cần điều trị bằng liệu pháp hút áp lực âm (NPWT)
- Ống mở khí quản và dạ dày
- Vết thương hở
Những vết thương không tiết dịch hay các vết thương bỏng độ 3 thường không thích hợp sử dụng băng xốp. Loại băng này cũng không có hiệu quả với những vết thương đóng vảy khô vì chúng không tiết dịch, khiến nền vết thương quá khô để tạo nên một môi trường hồi phục vết thương với độ ẩm tối ưu (mặc dù trong trường hợp này, băng xốp vẫn có thể được sử dụng để giữ cho lớp mày này được khô ráo và tránh va quệt làm bong tróc). Tuy nhiên, dịch tiết quá nhiều cũng bị chống chỉ định sử dụng gạc xốp bởi khi băng bị thấm quá nhanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào vết thương. Trong những trường hợp này, cần tìm loại băng xốp có khả năng thấm hút vượt trội hoặc sử dụng một loại băng gạc vết thương khác.
Hướng dẫn sử dụng gạc xốp vết thương đúng cách
Quy trình tiêu chuẩn để băng vết thương bằng gạc xốp như sau:
- Đeo găng tay y tế.
- Làm sạch vùng vết thương bằng nước muối sinh lý.
- Lau khô vùng da xung quanh vết thương bằng gạc vô trùng.
- Đặt một miếng băng gạc xốp lên vết thương, kéo căng các góc để che hoàn toàn vết thương và phải phủ tối thiểu 2,54cm (1inch) từ mép vết thương.
- Nếu gạc có sẵn lớp băng dính bên ngoài thì miết nhẹ lớp băng để dính chắc vào da. Nếu gạc không có lớp băng dính sẵn thì dùng thêm băng thứ cấp phủ lên trên để cố định lớp gạc, có thể dùng băng vô trùng không thấm nước hoặc băng keo cuộn giấy/lụa.
- Khi thay băng, nhẹ nhàng gỡ lớp băng gạc xốp ra, làm sạch vết thương và dán băng mới như những bước đã nêu trên.
Để được tư vấn về các loại băng gạc vết thương khác và hướng dẫn chăm sóc vết thương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty TNHH Thương mại Quốc tế MERINCO - Nhà phân phối uy tín các thiết bị y tế gia đình và bệnh viện tại Việt Nam Văn phòng 1: P.2304, toà nhà HH2 Bắc Hà. Số 15 Tố Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội. Văn phòng 2: Số 2 LK9 Khu nhà ở cục cảnh sát hình sự Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Hotline: 024 37765118 Email: merinco.sales@gmail.com Website: merinco.com.vn / meplus.vn / merinco.vn |