- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Việc một học sinh lớp 8 ở Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đình chỉ học 1 năm vì xúc phạm thầy cô giáo trên Facebook đã dấy lên những tranh luận về mức kỷ luật nặng hay nhẹ… Việc kỷ luật vì hành vi tương tự cũng đã từng xảy ra đối với 2 học sinh ở Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội). Thực tế đó cho thấy Facebook với hơn 900 triệu người sử dụng trên toàn thế giới đang có tác động đến xã hội như thế nào. Trong tương lai không xa, lượng người sử dụng Facebook còn tăng cao hơn nữa và mức độ lan tỏa trong xã hội sẽ ngày càng lớn.
Facebook cũng rất thông dụng ở nước ta và việc kiểm soát các nội dung trên trang mạng này là điều gần như không thể, đặc biệt là học sinh dưới 13 tuổi. Chính Facebook cũng đã cấm trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng nhưng bất cập vì các em hoàn toàn có thể khai gian năm sinh để đăng ký mà không gặp trở ngại nào. Facebook cũng có một tính năng để giúp phụ huynh kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội này bằng cách kết nối tài khoản của các em với cha mẹ nhưng ít người biết đến và sử dụng.
Nhiều nhà giáo dục khẳng định Facebook hoàn toàn không có giá trị giáo dục, xã hội với đối với trẻ em. Tuy nhiên, Facebook có lý luận riêng của họ khi cho rằng dù muốn hay không thì hàng triệu trẻ em vẫn dùng mạng xã hội này nên cần tìm cách quản lý nếu có thể.
Ở nước ta, việc học sinh sử dụng Facebook đang trở nên phổ biến và mặt trái của nó cũng đã bộc lộ khi nhiều em đưa lên mạng các nội dung phản giáo dục, thậm chí thóa mạ thầy cô giáo… Nhiều thầy cô giáo cũng biết điều đó, thậm chí vị hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng nêu trên cũng phải lập Facebook để hướng dẫn học sinh phục vụ cho việc học tập (trường này có hơn 400/1.200 học sinh sử dụng Facebook).
Dù vậy, cũng không thể quản lý nổi khi các em còn quá nhỏ để hiểu mặt trái của mạng xã hội. Mỹ - quốc gia có hơn 20 triệu trẻ em sử dụng Facebook - cũng đã đề xuất một đạo luật có tên “Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng cho trẻ em” vì cho rằng trẻ em đang bị mạng xã hội đe dọa như theo dõi, làm phiền, đánh cắp ID… nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi.
Chúng ta cũng cần nghiên cứu, đề xuất một đạo luật tương tự nhưng trước khi có nó, ngành giáo dục nên đưa môn học “văn hóa trên mạng” vào giảng dạy để các em biết cách ứng xử, tự vệ trên các trang mạng xã hội. Việc các thầy cô giáo lập Facebook để tương tác với học sinh cũng là một hướng tích cực nhằm hướng dẫn các em sử dụng Facebook một cách lành mạnh và hiệu quả cho việc học tập.
Không quản được thì cấm, đó không phải là cách ứng xử khôn ngoan. Facebook mở ra nhiều cánh cửa cho các em nhìn xã hội, thế giới nhưng mặt trái cũng đầy rẫy. Nên biến Facebook thành công cụ giáo dục sinh động và hấp dẫn dành cho các em là cách ứng xử khả dĩ nhất hiện nay khi chưa có công cụ nào hiệu quả hơn để ngăn chặn những mặt trái của nó.
Facebook cũng rất thông dụng ở nước ta và việc kiểm soát các nội dung trên trang mạng này là điều gần như không thể, đặc biệt là học sinh dưới 13 tuổi. Chính Facebook cũng đã cấm trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng nhưng bất cập vì các em hoàn toàn có thể khai gian năm sinh để đăng ký mà không gặp trở ngại nào. Facebook cũng có một tính năng để giúp phụ huynh kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội này bằng cách kết nối tài khoản của các em với cha mẹ nhưng ít người biết đến và sử dụng.
Nhiều nhà giáo dục khẳng định Facebook hoàn toàn không có giá trị giáo dục, xã hội với đối với trẻ em. Tuy nhiên, Facebook có lý luận riêng của họ khi cho rằng dù muốn hay không thì hàng triệu trẻ em vẫn dùng mạng xã hội này nên cần tìm cách quản lý nếu có thể.
Ở nước ta, việc học sinh sử dụng Facebook đang trở nên phổ biến và mặt trái của nó cũng đã bộc lộ khi nhiều em đưa lên mạng các nội dung phản giáo dục, thậm chí thóa mạ thầy cô giáo… Nhiều thầy cô giáo cũng biết điều đó, thậm chí vị hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng nêu trên cũng phải lập Facebook để hướng dẫn học sinh phục vụ cho việc học tập (trường này có hơn 400/1.200 học sinh sử dụng Facebook).
Dù vậy, cũng không thể quản lý nổi khi các em còn quá nhỏ để hiểu mặt trái của mạng xã hội. Mỹ - quốc gia có hơn 20 triệu trẻ em sử dụng Facebook - cũng đã đề xuất một đạo luật có tên “Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng cho trẻ em” vì cho rằng trẻ em đang bị mạng xã hội đe dọa như theo dõi, làm phiền, đánh cắp ID… nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi.
Chúng ta cũng cần nghiên cứu, đề xuất một đạo luật tương tự nhưng trước khi có nó, ngành giáo dục nên đưa môn học “văn hóa trên mạng” vào giảng dạy để các em biết cách ứng xử, tự vệ trên các trang mạng xã hội. Việc các thầy cô giáo lập Facebook để tương tác với học sinh cũng là một hướng tích cực nhằm hướng dẫn các em sử dụng Facebook một cách lành mạnh và hiệu quả cho việc học tập.
Không quản được thì cấm, đó không phải là cách ứng xử khôn ngoan. Facebook mở ra nhiều cánh cửa cho các em nhìn xã hội, thế giới nhưng mặt trái cũng đầy rẫy. Nên biến Facebook thành công cụ giáo dục sinh động và hấp dẫn dành cho các em là cách ứng xử khả dĩ nhất hiện nay khi chưa có công cụ nào hiệu quả hơn để ngăn chặn những mặt trái của nó.
Theo Người Lao Động