- Tham gia
- 8/3/2011
- Bài viết
- 390
EVN lại xin tăng giá điện vì 'đói vốn'
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN (EVN) tiếp tục đưa ra thông điệp, trong thời gian tới nếu không điều chính giá, ngành điện sẽ khó khăn. EVN đề xuất đưa khoản lỗ năm 2010 vào trong cấu thành giá mới để bù lỗ.
Tại buổi giao ban trực tuyến ngày 6/6 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, khó khăn lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay là tình hình vay vốn cho các dự án trọng điểm đang triển khai của ngành điện. Thiếu vốn khiến nhiều dự án lớn bị chậm tiến độ.
Dự án thủy điện Lai Châu thiếu vốn nên chưa thanh toán được cho nhà thầu, Dự án Duyên Hải 2 do không thu xếp được 15% vốn đối ứng nên vẫn chưa được giải ngân. Ngoài ra, một số dự án được Trung Quốc tài trợ vốn cũng bị đàm phán lại.
Theo ông Thành, trong thời gian tới nếu không điều chỉnh giá điện, EVN sẽ gặp khó khăn lớn. Lãnh đạo EVN đề nghị đưa khoản lỗ năm 2010 vào cấu thành điều chỉnh giá điện, vì hiện phần lỗ này vẫn chưa được hạch toán.
“EVN thực hiện cắt giảm và giãn tiến độ hơn 12.000 tỷ đồng các công trình đầu tư theo Nghị quyết 11 nhưng vẫn đang rất thiếu vốn. Bộ Công Thương cần nhanh chóng ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định 24 của Thủ tướng về điều chỉnh giá điện theo thị trường", ông Thành đề xuất.
Trước đó, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho hay, giá điện chưa thể tăng từ 1/6. Lãnh đạo EVN khẳng định, mặc dù ngành điện đang lỗ song EVN vẫn phải chịu đựng. Trong khi tình hình kinh tế còn khó khăn, giá điện sẽ chưa thể tăng.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ công bố hôm qua, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính các cơ quan chức năng cần tiếp tục quản lý và kiểm soát giá, không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu. Đối với các mặt hàng như điện, than, xăng - dầu vẫn kiên trì và nhất quán điều hành theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình phù hợp.
Theo Quyết định 24, từ 1/6, giá điện được việc điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Nếu chi phí đầu vào tăng 5%, EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng, sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Nếu chi phí tăng trên 5%, EVN cần báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính thẩm định.
Từ 1/3, giá điện đã tăng 15,28%, song Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định mức tăng này còn quá thấp, ngành điện vẫn phải chịu lỗ. Theo Quyết định 24, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá điện liên tiếp tối thiểu là 3 tháng, thay vì chỉ điều chỉnh mỗi năm một lần như hiện nay.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN (EVN) tiếp tục đưa ra thông điệp, trong thời gian tới nếu không điều chính giá, ngành điện sẽ khó khăn. EVN đề xuất đưa khoản lỗ năm 2010 vào trong cấu thành giá mới để bù lỗ.
Tại buổi giao ban trực tuyến ngày 6/6 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho hay, khó khăn lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay là tình hình vay vốn cho các dự án trọng điểm đang triển khai của ngành điện. Thiếu vốn khiến nhiều dự án lớn bị chậm tiến độ.
Dự án thủy điện Lai Châu thiếu vốn nên chưa thanh toán được cho nhà thầu, Dự án Duyên Hải 2 do không thu xếp được 15% vốn đối ứng nên vẫn chưa được giải ngân. Ngoài ra, một số dự án được Trung Quốc tài trợ vốn cũng bị đàm phán lại.
Theo ông Thành, trong thời gian tới nếu không điều chỉnh giá điện, EVN sẽ gặp khó khăn lớn. Lãnh đạo EVN đề nghị đưa khoản lỗ năm 2010 vào cấu thành điều chỉnh giá điện, vì hiện phần lỗ này vẫn chưa được hạch toán.
“EVN thực hiện cắt giảm và giãn tiến độ hơn 12.000 tỷ đồng các công trình đầu tư theo Nghị quyết 11 nhưng vẫn đang rất thiếu vốn. Bộ Công Thương cần nhanh chóng ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định 24 của Thủ tướng về điều chỉnh giá điện theo thị trường", ông Thành đề xuất.
Trước đó, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam cho hay, giá điện chưa thể tăng từ 1/6. Lãnh đạo EVN khẳng định, mặc dù ngành điện đang lỗ song EVN vẫn phải chịu đựng. Trong khi tình hình kinh tế còn khó khăn, giá điện sẽ chưa thể tăng.
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ công bố hôm qua, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính các cơ quan chức năng cần tiếp tục quản lý và kiểm soát giá, không để xảy ra đột biến giá các mặt hàng thiết yếu. Đối với các mặt hàng như điện, than, xăng - dầu vẫn kiên trì và nhất quán điều hành theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình phù hợp.
Theo Quyết định 24, từ 1/6, giá điện được việc điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Nếu chi phí đầu vào tăng 5%, EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức tương ứng, sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp thuận. Nếu chi phí tăng trên 5%, EVN cần báo cáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tài chính thẩm định.
Từ 1/3, giá điện đã tăng 15,28%, song Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định mức tăng này còn quá thấp, ngành điện vẫn phải chịu lỗ. Theo Quyết định 24, khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh giá điện liên tiếp tối thiểu là 3 tháng, thay vì chỉ điều chỉnh mỗi năm một lần như hiện nay.
Hoàng Lan.
Theo Vnexpress.
Theo Vnexpress.