- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Bạn đang ở trong tình trạng thất nghiệp? Bạn buộc phải làm một công việc mà mình không hề thích?
Bạn rớt đại học? Bạn phải học một trường mà bạn chẳng hề mong đợi?
Bạn buộc phải chấm dứt một mối quan hệ trong cuộc sống? Bạn sợ phải tiếp tục với một mối quan hệ khác?
Thật vậy, thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống. Cũng như bạn đang lướt web đọc bài viết này, bạn cũng đang thay đổi, trong từng giây, từng mili giây, từng nanô giây. Bởi hơi thở, máu, các tế bào của bạn đang hoạt động không ngừng để duy trì sự trao đổi chất ổn định cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn lại duy trì trạng thái quân bình bên trong bằng cách điều chỉnh những quy trình sinh lý. Và một ẩn dụ khác về hình ảnh dòng sông, nếu bạn đang bơi trên một dòng sông thì hiển nhiên bạn phải chuyển động cùng dòng sông để giữ nguyên vị trí của bạn.
Điều này có nghĩa là Bạn chỉ có thể bất biến bằng cách thay đổi!
Bạn chỉ có thể giữ nguyên vị trí của mình bằng cách chuyển động!
1. Thái độ của bạn đối với thay đổi như thế nào?
Như đã giới thiệu ở trên, thay đổi được xem như là một phần tất yếu của cuộc sống. Bạn sẽ thay đổi và phải thay đổi nếu như bạn muốn thành công trên mục tiêu mà mình đã đề ra.
Trong cuộc sống có những thay đổi khác nhau, có những thay đổi khiến bạn hưng phấn, vui vẻ, thích thú, đây là thay đổi mang tính tích cực. Tuy vậy, cũng có những thay đổi bất ngờ nhưng lại làm cho bạn cảm thấy sợ hãi, buồn, lo lắng, chán nản, đó là thay đổi mang tính tiêu cực.
Tuy nhiên tích cực và tiêu cực ở đây đều là do bộ não của bạn, những giác quan của bạn làm cho nó trở nên tích cực hay tiêu cực. Bởi một sự kiện xảy ra tác động lên các giác quan của bạn, từ đó bộ não sẽ xử lý và cho ra kết quả đây là sự kiện tốt hay xấu.
Liệu có phải bất kì một sự thay đổi nào ập đến trong cuộc sống cũng đều làm bạn cảm thấy mình trở thành nạn nhân của hoàn cảnh? Hay chăng bạn tiếp tục đón chờ nó và nương vào nó bằng cách thay đổi bản thân mình để giành lấy phần lợi thế, kiểm soát sự thay đổi và đi tới thành công? Câu trả lời đều phụ thuộc vào thái độ của bạn đối với nó!
Cái nhìn tiêu cực là cái nhìn mà ở đó bạn luôn cho rằng mình là nạn nhân của hoàn cảnh. Bạn oán trách, than vãn, chán nản, cảm thấy bất công. Ngược lại cái nhìn tích cực lai là cái nhìn mà ở bất cứ một sự thay đổi nào bạn cũng đều đón chờ nó như một thử thách mới trong cuộc sống, bạn hào hứng lăn xả vì bạn biết, bạn biết rằng bạn sẽ có thể tiến tới mục đích tối hậu – đạt được thành công!
Lấy một ví dụ điển hình. A và B đều cùng thi vào đại học y dược và cả hai đều thi trượt. Cảm nhận của A và B là đều rất thất vọng vì ước mơ là trở thành một bác sĩ chuyên khoa trong tương lai.
Nhân vật A: A cảm thấy rất buồn, chán nản, hết hy vọng vì giấc mơ của mình trở thành một bác sĩ và đại học y dược sẽ là nơi chắp cánh tốt nhất cho bản thân. Cuối cùng A quay sang học một ngành khác ở NV2 nhưng cũng với tâm trạng buồn rầu, chán nản vì đó không phải là ngành mà A thích. Và kết quả là suốt 4 năm đại học, A không thể tốt nghiệp!
Nhân vật B: B cảm thấy buồn, thất vọng một chút nhưng cậu không chấm dứt giấc mơ của mình từ đây. B vẫn xác định mục tiêu của mình là trở thành bác sĩ, tuy nhiên thay vì đi trên con đường bằng phẳng thì B chọn cách đi đường vòng, dù sao vẫn đến đích. Cậu đứng trước hai lựa chọn, một là ôn thi lại, hai là tiếp tục nộp NV2 vào một ngành khác. Kết quả B tiếp tục ôn thi, và sau 2 năm B đã đỗ vào trường đại học y dược. Kết quả là B đã đạt tới thành công!
Có thể nhận thấy rằng, tuy cùng một vấn đề nhưng nếu sáng suốt thì bạn có thể đón nhận vấn đề đó một cách tích cực. Bởi một người có tư duy thay đổi là người luôn đón nhận những thay đổi và biến nó trở thành cơ hội trong tương lai. Bạn có như vậy không?
1.2. Bộ công cụ thay đổi TEFCAS
Đây là một trong những bộ công cụ nổi bật của Tony Buzan để giúp bạn thay đổi.
Bước 1: Try (cố gắng)
Muốn tạo ra thay đổi, trước hết bạn phải nỗ lực, chọn lựa để cố gắng thay đổi. Nghĩa là về mặt thể chất và tinh thần, bạn phải có những hành động thực tiễn, tích cực nhằm vươn đến mục tiêu của bạn. Nên nhớ rằng đi liền với cố gắng là “tinh thần mạo hiểm”. Cũng giống như việc B chọn cách thi lại thay vào việc nộp NV2 vào một trường khác là một con đường mạo hiểm bởi có nguy cơ B sẽ không đạt được mục đích.
Người tạo thay đổi là người mạo hiểm và trong quá trình đi đến thành công, sẽ có những giai đoạn bạn không đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên Người tạo thay đổi sẽ không chùn bước trước điều này mà nhận thức rằng con đường học hỏi luôn mở ra ở phía trước và hân hoan đón nhận cảm giác từ cuộc thử nghiệm. Cũng giống như việc thi lại lần 1 của B, dù không thành công nhưng B vẫn không bỏ cuộc. Bạn nên nhớ rằng, Người tạo thay đổi luôn là người biết cố gắng để đi tới thành công, thậm chí họ còn là người khôn ngoan bởi họ biết rằng sự việc có thể sẽ khác đi đôi chút so với tầm nhìn lý tưởng ban đầu…..
Mỗi khi cố gắng, bạn giảm được một lần trong số lần cố gắng còn lại trước khi vươn đến mục tiêu….
Bước 2: Event (Sự kiện)
Bạn có thể chọn những cách phản ứng tiêu cực như “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không bao giờ”, “Tôi là kẻ thất bại”…hoặc tích cực như “Tôi đang trong quá trình học hỏi”, “Lần sau tôi sẽ khá hơn…”. Tất nhiên bạn nên hiêu rằng đó phải là một độc thoại nội tâm thật sự trung thực và thẳng thắn, chứ không phải bạn tự lừa dối bản thân mình bằng những câu như “Thôi, không cần học đại học vẫn có thể thành công như Bill Gates đấy thôi”.
Hãy tiếp thu kết quả của SỰ KIỆN để tiếp tục cố gắng bạn nhé!
Bước 3: Feedback (Hồi báo)
Sau mọi sự kiện, vũ trụ sẽ dồn dập mang tới cho bạn hàng tỷ món quà nhỏ. Tại sao lại như thế? Bởi vì mọi sự kiện đều cung cấp thông tin cho bạn qua các giác quan. Những giác quan của bạn là công cụ tinh vi nhất trong vũ trụ, tới mức nếu đem so sánh thì ngay cả các loại máy móc cơ học, nghe nhìn phức tạp nhất trên thế giới cũng trở nên thô sơ và kém hiệu quả đến ngớ ngẩn. Hồi báo không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng bạn nếu chọn cách chú ý nó thì bạn sẽ tiến gần hơn đến với mục tiêu.
Cũng tiếp tục với anh chàng B, sau khi sự kiện thi rớt lần 1 của anh chàng xảy ra, một loạt những giác quan sẽ tiếp nhận và hồi báo cho bạn. Mắt bạn sẽ tiếp thu những thông tin về đáp án, điểm chuẩn. Nhất là khi biết mình không đỗ, bạn sẽ có vô vàn những cảm giác khác nhau. Và lúc này bạn sẽ nhận thức được rằng bạn làm sai ở đâu, vì sao bạn lại sai? Bạn có khả năng làm được bao nhiêu điểm? Số thí sinh dự thi năm nay có đông không?
Như vậy trong giai đoạn hồi báo, bạn có nhiều sự trợ giúp cùng lựa chọn nhất để tạo ra thay đổi. Muốn trở thành một người học tốt bạn cần phải hòa nhịp với mọi giác quan của mình, đồng thời sử dụng khả năng quan sát và trực giác. Hãy đón nhận hồi báo với thái độ phóng khoáng đồng thời khuyến khích những người đáng tin cậy mà bạn quen biết cho bạn hồi báo. Bởi các hồi báo như vậy sẽ có chất lượng cao và đặc biệt giá trị.
Một bậc thầy về thay đổi cũng là một bậc thầy học hỏi và sẽ nỗ lực tận dụng bộ não cùng tiền năng của nó. Cũng giống như Leonardo da Vinci từng tuyên bố rằng mục tiêu chính trong cuộc đời ông là phát triển các giác quan, nhờ vậy mà ông đã nhận được từ vũ trụ rất nhiều lượng thông tin.
Mỗi khi chú ý đến HỒI BÁO
Bạn sẽ tiến đến gần mục tiêu của mình hơn.
Bước 4: Check (Kiểm tra)
Bạn có thể phớt lờ, bỏ qua hồi báo hoặc phân tích nó với tất cả sự sáng suốt, chính xác, hợp lý, sáng tạo theo khả năng của bạn. Ở giai đoạn này bạn càng thành thật, tích cực với chính mình thì càng có nhiều khả năng đạt được mục tiêu. Đây không phải là dịp để bạn tự trách bản thân mình bằng những ngôn ngữ ĐỘC THOẠI với tư duy, thái độ và khả năng thành công của bạn mà đây là lúc bạn cần tích cực động viên mình tiếp tục tìm kiếm thành công.
Một khi đã phân tích, so sánh hiệu quả của kết quả thi đại học của bạn so với những lần trước, bộ não của bạn sẽ đi vào trạng thái siêu luận lý, siêu tính toán bởi đây là giai đoạn mà bộ não sẽ xử lý vô vàn những thông tin mà nó tiếp nhận trước đó bằng hình thức kiểm tra tính chính xác của nó.
Mỗi khi KIỂM TRA kết quả từ hành động của mình một cách thành thật, bạn sẽ càng tập trung chính xác hơn vào những việc cần làm để đạt được mục tiêu.
Bước 5: Adjust (Điều chỉnh)
Mỗi khi bạn ĐIỀU CHỈNH hành động của mình và nâng cao mong muốn thành công, thì bạn đồng thời cũng làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu của bạn.
Vậy năm bước trên dẫn bạn đến đâu? Tất nhiên là đến THÀNH CÔNG!
Bước 6: Success (Thành công)
Bước thứ sáu, cũng là bước cuối cùng của bạn. Ở đây, thành công được hiểu trên nhiều cấp độ. Khi làm thử đề thi đại học, bạn đạt điểm càng lúc càng cao hơn những lần đầu tiên, đây cũng được xem như là một thành công; thế nhưng khi bạn đã trải qua nhiều giai đoạn như thế thì mục tiêu tối hậu của bạn càng đến gần, chỉ tiêu của bạn cũng sẽ tăng lên. Bạn nên nhớ rằng TEFCAS sẽ tiếp tục theo vòng xoắn ốc, ngày càng đi lên qua nhiều thành công, rồi hướng đến Thành công tối hậu của bạn.
Cần nhớ rằng TEFCAS không phải là đường thẳng có điểm bắt đầu và kết thúc, nó là một vòng xoắn ốc liên tục. Điều này cũng giống như việc sau khi bạn thành công ở lần thi thứ 2, bạn đã đỗ vào ngôi trường minh mong ước, bạn tiếp tục nâng chỉ tiêu của mình lên là có thể hoàn thành học kỳ đầu tiên với mức điểm khá. Cứ như vậy, chỉ tiêu của bạn tăng dần lên và mục tiêu dài hạn của bạn trong việc trở thành một bác sĩ cũng đến gần với bạn hơn!
Nếu TEFCAS là một quy luật thì chọn lựa của bạn nằm ở đâu trong trình tự này? Câu trả lời chính là “Ở mọi nơi”. Bạn có thấy không? Tất cả những bước trong quy trình trên đều cần đến những quyết định mang tính cá nhân. Cũng giống như việc bạn quyết định có nên cố gắng hay không? Phản ứng của bạn sau khi tiếp nhận sự kiện là tiêu cực hay tích cực? Hay bạn sẽ điều chỉnh như thế nào – sẽ là tiếp tục hay từ bỏ mục tiêu, hay thay đổi mục tiêu?
Hãy luôn tạo cho mình một tư duy tích cực bởi nó là chất xúc tác đưa bạn tới thành công.
Nên nhớ rằng tất cả nằm ở chính bạn!
Bạn rớt đại học? Bạn phải học một trường mà bạn chẳng hề mong đợi?
Bạn buộc phải chấm dứt một mối quan hệ trong cuộc sống? Bạn sợ phải tiếp tục với một mối quan hệ khác?
Thật đau lòng là những điều trên, dù là tiêu cực hay tích cực thì mặc cho bạn có lựa chọn cách hàng động hoặc không hành động, những thay đổi ấy vẫn cứ tiếp diễn.Thật vậy, thay đổi là một phần tất yếu của cuộc sống. Cũng như bạn đang lướt web đọc bài viết này, bạn cũng đang thay đổi, trong từng giây, từng mili giây, từng nanô giây. Bởi hơi thở, máu, các tế bào của bạn đang hoạt động không ngừng để duy trì sự trao đổi chất ổn định cho toàn bộ cơ thể. Cơ thể bạn lại duy trì trạng thái quân bình bên trong bằng cách điều chỉnh những quy trình sinh lý. Và một ẩn dụ khác về hình ảnh dòng sông, nếu bạn đang bơi trên một dòng sông thì hiển nhiên bạn phải chuyển động cùng dòng sông để giữ nguyên vị trí của bạn.
Điều này có nghĩa là Bạn chỉ có thể bất biến bằng cách thay đổi!
Bạn chỉ có thể giữ nguyên vị trí của mình bằng cách chuyển động!
Để cuộc sống có thể tiếp diễn, bạn buộc phải nương vào nó, thay đổi để phù hợp với nó. Bởi cho dù bạn có chấp nhận thay đổi hay không, sự thật là mọi thứ vẫn đã, đang và sẽ thay đổi. Vậy thì hãy chấp nhận những thay đổi ấy và thay đổi cùng nó để bạn có thể dễ dàng kiểm soát từng giây trong cuộc sống này.1. Thái độ của bạn đối với thay đổi như thế nào?
Như đã giới thiệu ở trên, thay đổi được xem như là một phần tất yếu của cuộc sống. Bạn sẽ thay đổi và phải thay đổi nếu như bạn muốn thành công trên mục tiêu mà mình đã đề ra.
Trong cuộc sống có những thay đổi khác nhau, có những thay đổi khiến bạn hưng phấn, vui vẻ, thích thú, đây là thay đổi mang tính tích cực. Tuy vậy, cũng có những thay đổi bất ngờ nhưng lại làm cho bạn cảm thấy sợ hãi, buồn, lo lắng, chán nản, đó là thay đổi mang tính tiêu cực.
Tuy nhiên tích cực và tiêu cực ở đây đều là do bộ não của bạn, những giác quan của bạn làm cho nó trở nên tích cực hay tiêu cực. Bởi một sự kiện xảy ra tác động lên các giác quan của bạn, từ đó bộ não sẽ xử lý và cho ra kết quả đây là sự kiện tốt hay xấu.
Liệu có phải bất kì một sự thay đổi nào ập đến trong cuộc sống cũng đều làm bạn cảm thấy mình trở thành nạn nhân của hoàn cảnh? Hay chăng bạn tiếp tục đón chờ nó và nương vào nó bằng cách thay đổi bản thân mình để giành lấy phần lợi thế, kiểm soát sự thay đổi và đi tới thành công? Câu trả lời đều phụ thuộc vào thái độ của bạn đối với nó!
Cái nhìn tiêu cực là cái nhìn mà ở đó bạn luôn cho rằng mình là nạn nhân của hoàn cảnh. Bạn oán trách, than vãn, chán nản, cảm thấy bất công. Ngược lại cái nhìn tích cực lai là cái nhìn mà ở bất cứ một sự thay đổi nào bạn cũng đều đón chờ nó như một thử thách mới trong cuộc sống, bạn hào hứng lăn xả vì bạn biết, bạn biết rằng bạn sẽ có thể tiến tới mục đích tối hậu – đạt được thành công!
Lấy một ví dụ điển hình. A và B đều cùng thi vào đại học y dược và cả hai đều thi trượt. Cảm nhận của A và B là đều rất thất vọng vì ước mơ là trở thành một bác sĩ chuyên khoa trong tương lai.
Nhân vật A: A cảm thấy rất buồn, chán nản, hết hy vọng vì giấc mơ của mình trở thành một bác sĩ và đại học y dược sẽ là nơi chắp cánh tốt nhất cho bản thân. Cuối cùng A quay sang học một ngành khác ở NV2 nhưng cũng với tâm trạng buồn rầu, chán nản vì đó không phải là ngành mà A thích. Và kết quả là suốt 4 năm đại học, A không thể tốt nghiệp!
Nhân vật B: B cảm thấy buồn, thất vọng một chút nhưng cậu không chấm dứt giấc mơ của mình từ đây. B vẫn xác định mục tiêu của mình là trở thành bác sĩ, tuy nhiên thay vì đi trên con đường bằng phẳng thì B chọn cách đi đường vòng, dù sao vẫn đến đích. Cậu đứng trước hai lựa chọn, một là ôn thi lại, hai là tiếp tục nộp NV2 vào một ngành khác. Kết quả B tiếp tục ôn thi, và sau 2 năm B đã đỗ vào trường đại học y dược. Kết quả là B đã đạt tới thành công!
Có thể nhận thấy rằng, tuy cùng một vấn đề nhưng nếu sáng suốt thì bạn có thể đón nhận vấn đề đó một cách tích cực. Bởi một người có tư duy thay đổi là người luôn đón nhận những thay đổi và biến nó trở thành cơ hội trong tương lai. Bạn có như vậy không?
1.2. Bộ công cụ thay đổi TEFCAS
Đây là một trong những bộ công cụ nổi bật của Tony Buzan để giúp bạn thay đổi.
Bước 1: Try (cố gắng)
Muốn tạo ra thay đổi, trước hết bạn phải nỗ lực, chọn lựa để cố gắng thay đổi. Nghĩa là về mặt thể chất và tinh thần, bạn phải có những hành động thực tiễn, tích cực nhằm vươn đến mục tiêu của bạn. Nên nhớ rằng đi liền với cố gắng là “tinh thần mạo hiểm”. Cũng giống như việc B chọn cách thi lại thay vào việc nộp NV2 vào một trường khác là một con đường mạo hiểm bởi có nguy cơ B sẽ không đạt được mục đích.
Người tạo thay đổi là người mạo hiểm và trong quá trình đi đến thành công, sẽ có những giai đoạn bạn không đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên Người tạo thay đổi sẽ không chùn bước trước điều này mà nhận thức rằng con đường học hỏi luôn mở ra ở phía trước và hân hoan đón nhận cảm giác từ cuộc thử nghiệm. Cũng giống như việc thi lại lần 1 của B, dù không thành công nhưng B vẫn không bỏ cuộc. Bạn nên nhớ rằng, Người tạo thay đổi luôn là người biết cố gắng để đi tới thành công, thậm chí họ còn là người khôn ngoan bởi họ biết rằng sự việc có thể sẽ khác đi đôi chút so với tầm nhìn lý tưởng ban đầu…..
Mỗi khi cố gắng, bạn giảm được một lần trong số lần cố gắng còn lại trước khi vươn đến mục tiêu….
Bước 2: Event (Sự kiện)
Khi bạn đã hoàn thành bước 1 – cố gắng thì SỰ KIỆN xảy ra sau đó là một điều tất yếu. Cũng giống như B thất bại ở việc thi lại lần 1, là một sự kiện xảy ra sau những năm tháng miệt mài cố gắng. Phản ứng của bạn trước sự kiện này phụ thuộc vào chọn lựa của bạn.Bạn có thể chọn những cách phản ứng tiêu cực như “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không bao giờ”, “Tôi là kẻ thất bại”…hoặc tích cực như “Tôi đang trong quá trình học hỏi”, “Lần sau tôi sẽ khá hơn…”. Tất nhiên bạn nên hiêu rằng đó phải là một độc thoại nội tâm thật sự trung thực và thẳng thắn, chứ không phải bạn tự lừa dối bản thân mình bằng những câu như “Thôi, không cần học đại học vẫn có thể thành công như Bill Gates đấy thôi”.
Hãy tiếp thu kết quả của SỰ KIỆN để tiếp tục cố gắng bạn nhé!
Bước 3: Feedback (Hồi báo)
Sau mọi sự kiện, vũ trụ sẽ dồn dập mang tới cho bạn hàng tỷ món quà nhỏ. Tại sao lại như thế? Bởi vì mọi sự kiện đều cung cấp thông tin cho bạn qua các giác quan. Những giác quan của bạn là công cụ tinh vi nhất trong vũ trụ, tới mức nếu đem so sánh thì ngay cả các loại máy móc cơ học, nghe nhìn phức tạp nhất trên thế giới cũng trở nên thô sơ và kém hiệu quả đến ngớ ngẩn. Hồi báo không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng bạn nếu chọn cách chú ý nó thì bạn sẽ tiến gần hơn đến với mục tiêu.
Cũng tiếp tục với anh chàng B, sau khi sự kiện thi rớt lần 1 của anh chàng xảy ra, một loạt những giác quan sẽ tiếp nhận và hồi báo cho bạn. Mắt bạn sẽ tiếp thu những thông tin về đáp án, điểm chuẩn. Nhất là khi biết mình không đỗ, bạn sẽ có vô vàn những cảm giác khác nhau. Và lúc này bạn sẽ nhận thức được rằng bạn làm sai ở đâu, vì sao bạn lại sai? Bạn có khả năng làm được bao nhiêu điểm? Số thí sinh dự thi năm nay có đông không?
Như vậy trong giai đoạn hồi báo, bạn có nhiều sự trợ giúp cùng lựa chọn nhất để tạo ra thay đổi. Muốn trở thành một người học tốt bạn cần phải hòa nhịp với mọi giác quan của mình, đồng thời sử dụng khả năng quan sát và trực giác. Hãy đón nhận hồi báo với thái độ phóng khoáng đồng thời khuyến khích những người đáng tin cậy mà bạn quen biết cho bạn hồi báo. Bởi các hồi báo như vậy sẽ có chất lượng cao và đặc biệt giá trị.
Một bậc thầy về thay đổi cũng là một bậc thầy học hỏi và sẽ nỗ lực tận dụng bộ não cùng tiền năng của nó. Cũng giống như Leonardo da Vinci từng tuyên bố rằng mục tiêu chính trong cuộc đời ông là phát triển các giác quan, nhờ vậy mà ông đã nhận được từ vũ trụ rất nhiều lượng thông tin.
Mỗi khi chú ý đến HỒI BÁO
Bạn sẽ tiến đến gần mục tiêu của mình hơn.
Bước 4: Check (Kiểm tra)
Sau khi đã thu thập mọi thông tin, bộ não của bạn sẽ KIỂM TRA Hồi báo ở cấp độ ý thức lẫn vô thức. Chính trong giai đoạn này, bạn được tự do quyết định mức độ xử lý hồi báo – từ chính bản thân mình, từ bạn bè, từ gia đình và từ những người khác.Bạn có thể phớt lờ, bỏ qua hồi báo hoặc phân tích nó với tất cả sự sáng suốt, chính xác, hợp lý, sáng tạo theo khả năng của bạn. Ở giai đoạn này bạn càng thành thật, tích cực với chính mình thì càng có nhiều khả năng đạt được mục tiêu. Đây không phải là dịp để bạn tự trách bản thân mình bằng những ngôn ngữ ĐỘC THOẠI với tư duy, thái độ và khả năng thành công của bạn mà đây là lúc bạn cần tích cực động viên mình tiếp tục tìm kiếm thành công.
Một khi đã phân tích, so sánh hiệu quả của kết quả thi đại học của bạn so với những lần trước, bộ não của bạn sẽ đi vào trạng thái siêu luận lý, siêu tính toán bởi đây là giai đoạn mà bộ não sẽ xử lý vô vàn những thông tin mà nó tiếp nhận trước đó bằng hình thức kiểm tra tính chính xác của nó.
Mỗi khi KIỂM TRA kết quả từ hành động của mình một cách thành thật, bạn sẽ càng tập trung chính xác hơn vào những việc cần làm để đạt được mục tiêu.
Bước 5: Adjust (Điều chỉnh)
Bạn sẽ ĐIỀU CHỈNH như thế nào? Điều chỉnh là giai đoạn rất quan trọng thể hiện sự tự do cá nhân đồng thời liên quan mật thiết đến các mức độ mong muốn và động cơ của bạn. Mức độ mong muốn thay đổi của bạn cùng những cách Điều chỉnh sẽ tác động đáng kể đến cơ hội thành công của bạn. Để điều chỉnh khéo léo và hiệu quả hơn, bạn có thể cần xem lại các lần cố gắng trước và thông tin nhận được từ sách, chuyên gia tư vấn, thư viện, bạn bè….hoặc bất kì nguồn thông tin nào khác có liên quan đến sự thay đổi. Lúc này bạn sẽ có đến ba lựa chọn cho bản thân.- Lựa chọn 1. Nếu mong muốn đỗ vào đại học y dược và trở thành bác sĩ trong tương lai tương đối thấp, bạn có thể quyết định rằng nếu lần thi lại thứ 1 tiến bộ của mình thật đáng thất vọng rồi bỏ nó ngay ở giai đoạn này. Thay vào đó bạn nộp NV2 vào một trường khác.
- Lựa chọn 2. Nếu mong muốn thành công của bạn cao, bạn có thể quyết định Điều chỉnh cách học tập và làm bài thi của mình để làm sao tăng cơ hội thành công của bạn lên.
- Lựa chọn 3. Khi tái định hướng, nếu quyết định việc theo đuổi vào đại học y dược và trở thành bác sĩ không còn là mục tiêu thích hợp nữa vì lúc này bạn yêu thích việc nghiên cứu hóa sinh hơn thì bạn có thể thi vào trường đại học KHTN thay vì thi vào đại học y dược.
Mỗi khi bạn ĐIỀU CHỈNH hành động của mình và nâng cao mong muốn thành công, thì bạn đồng thời cũng làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu của bạn.
Vậy năm bước trên dẫn bạn đến đâu? Tất nhiên là đến THÀNH CÔNG!
Bước 6: Success (Thành công)
Bước thứ sáu, cũng là bước cuối cùng của bạn. Ở đây, thành công được hiểu trên nhiều cấp độ. Khi làm thử đề thi đại học, bạn đạt điểm càng lúc càng cao hơn những lần đầu tiên, đây cũng được xem như là một thành công; thế nhưng khi bạn đã trải qua nhiều giai đoạn như thế thì mục tiêu tối hậu của bạn càng đến gần, chỉ tiêu của bạn cũng sẽ tăng lên. Bạn nên nhớ rằng TEFCAS sẽ tiếp tục theo vòng xoắn ốc, ngày càng đi lên qua nhiều thành công, rồi hướng đến Thành công tối hậu của bạn.
Cần nhớ rằng TEFCAS không phải là đường thẳng có điểm bắt đầu và kết thúc, nó là một vòng xoắn ốc liên tục. Điều này cũng giống như việc sau khi bạn thành công ở lần thi thứ 2, bạn đã đỗ vào ngôi trường minh mong ước, bạn tiếp tục nâng chỉ tiêu của mình lên là có thể hoàn thành học kỳ đầu tiên với mức điểm khá. Cứ như vậy, chỉ tiêu của bạn tăng dần lên và mục tiêu dài hạn của bạn trong việc trở thành một bác sĩ cũng đến gần với bạn hơn!
Nếu TEFCAS là một quy luật thì chọn lựa của bạn nằm ở đâu trong trình tự này? Câu trả lời chính là “Ở mọi nơi”. Bạn có thấy không? Tất cả những bước trong quy trình trên đều cần đến những quyết định mang tính cá nhân. Cũng giống như việc bạn quyết định có nên cố gắng hay không? Phản ứng của bạn sau khi tiếp nhận sự kiện là tiêu cực hay tích cực? Hay bạn sẽ điều chỉnh như thế nào – sẽ là tiếp tục hay từ bỏ mục tiêu, hay thay đổi mục tiêu?
Hãy luôn tạo cho mình một tư duy tích cực bởi nó là chất xúc tác đưa bạn tới thành công.
Nên nhớ rằng tất cả nằm ở chính bạn!