THẬN...
)(nói trước là viết theo kiểu lan man, đi vòng vòng cho nên không có hệ thống như SGK được hix hix)
Okay, nhắc đến thận chúng ta sẽ nghĩ tới điều gì?
. Chức năng bài tiết, yay. Như vậy, thận có vai trò quan trọng trong ĐIỀU HÒA LƯỢNG NƯỚC (hay nói đúng hơn là các dịch thể của cơ thể người). Lượng chất dịch có vai trò quan trọng. Nói riêng ở máu thì thể tích máu có ảnh hưởng lớn đến Huyết áp! (ừa là cái vòng đeo ở cánh tay rồi bóp bóp , với cái mặt đồng hồ ý
). Nhìn chung thì huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nhưng có 2 yếu tố điều khiển quan trọng: Thần kinh (điều hòa NGẮN hạn thông qua ảnh hưởng các mạch máu) và Thận (yay nhờ điều hòa các hoạt động tái hấp thu nước- DÀI HẠN). >>>
Thận có vai trò điều hòa huyết áp dài hạn!
Nhắc sơ về ảnh hưởng của thể tích máu lên huyết áp. Có nhiều thông số ảnh hưởng đến huyết áp, nhưng giả sử khi giữ nguyên các thông số khác v
à tăng thể tích máu trong lòng mạch thì huyết áp của mạch máu đó sẽ tăng (giống như thổi khí vào cái bong bóng vậy, khí càng nhiều, áp lực lên thành bong bóng càng lớn. áp lực tác động lên thành chính là huyết áp)
Cơ chế điều hòa nhìn chung như sau:
khi thể tích máu tăng (do uống nhiều nước, ...) thì huyết áp tăng >>> khiến cho thận bài tiết nhiều >>> làm giảm thể tích máu trong lòng mạch >>> giảm huyết áp về ban đầu (rõ ràng cơ chế này cần nhiều thời gian, trong khi nếu là hệ thần kinh, khi huyết áp tăng thì nó sẽ kích thích mạch máu giãn ra- tương tự như xài một cái bong bóng khác bự hơn >>> huyết áp giảm xuống)
Bên cạnh đó, thận còn có một cơ chế hormone để điều hòa huyết áp. Cơ chế này hình thành sau trong quá trình tiến hóa. Khi
huyết áp GIẢM, thận sẽ tiết ra một hormone-chất truyền tín hiệu, chất này có tên là renin. Renin sẽ tham gia kích hoạt một chất khác là Angiotensin. Chất này là một chất gây co mạch máu >>> làm tăng huyết áp (Nhớ là khi co mạch máu >>> tăng huyết áp lên; khi giãn mạch máu >>> giảm huyết áp xuống)
À có một cái liên quan nữa nè. Chắc ai cũng biết là "Ăn muối nhiều sẽ bị cao huyết áp". Mà muối thì là NaCl, easy baby!. Điều cần nhớ là
Natri có ảnh hưởng lớn đến huyết áp. Do áp suất thẩm thấu (cái này hoc hồi cấp 2 thì phải, đại khái là khi ngăn 1 cái hộp thành 2 ngăn bằng một cái màng chỉ cho nước đi qua thôi, thì bên nào nhiều chất tan, ở đây là Natri thì nước sẽ có xu hướng chạy qua bên đó để làm sao nồng độ chất tan ở 2 bên màng bằng nhau.
Túm lại là chỗ nào nhiều natri thì sẽ có nhiều nước , cho nên là ăn mặn khát nước là vậy á). Cho nên khi cao huyết áp, ngoài việc thận thải nhiều nước thì nó cũng thải nhiều Natri.
Okay sơ sơ vậy được rồi
). nhiều quá không ai thèm đọc. Chút rảnh up tiếp. gì chứ có người đọc thư sinh siêng lắm lắm!
Thanks for reading!!! :*