- Tham gia
- 18/7/2014
- Bài viết
- 3.373
Chào các bạn! Nhân lúc thuận tiện tớ xin tạo một bài chi tiết về cách edit manga cơ bản, tổng hợp những kinh nghiệm tớ đã học được. Hi vọng giúp ích cho các bạn mới bắt đầu có chung niềm đam mê edit giống tớ
Edit nói cho dễ hiểu là quá trình xóa chữ tiếng Nhật, Trung Quốc,… và điền tiếng Việt vào trang truyện. Nếu raw xấu, sẽ có thêm bước make up, chỉnh hình cho “chúng hắn” nữa nha :p
Khi tham gia một nhóm dịch truyện bất kì, các công việc của editor cần làm là:
- Download raw trên mạng về, săn được raw đẹp chừng nào thì tốt chừng nấy.
- Làm các bước edit trên bản raw trước khi điền text (cụ thể là: clean raw (nếu cần), clear text, redraw)
- Nhận bản dịch từ translator, đọc và soát lỗi chính tả, lỗi thiếu dấu câu. Nếu xuất hiện những chi tiết khó hiểu, không tự tiện sửa bản dịch làm lệch nghĩa mà phải hỏi trans trước. Nếu làm công việc này, tốt nhất bạn nên nắm được văn phong truyện tranh và hiểu rõ mạch truyện. Sau khi chỉnh sửa xong xuôi, chuyển mã theo font mà nhóm yêu cầu (ví dụ RKT chuyển mã thành BK HCM2)
- Điền text (Type hay còn gọi là fill)
- Duyệt và xuất file để up lên web (Check & export)
Trước khi tớ đi vào từng phần chi tiết, cần có vài lưu ý cho các bạn:
- Tớ đề cập các tool bằng chữ tắt, để cho dễ hiểu, các bạn hãy học thuộc các phím tắt PTS thông dụng ở đây.
Xác nhận truy cập - vt.lai Firewall 2.0
- Khi sử dụng PTS, những phần nào hay xài bạn mới cài vào, ví dụ các kiểu brush bạn không nên cài quá nhiều mà hãy để những cái ít xài ra riêng, có gì load vào sau. Nếu dồn một đống vào PTS, thể nào máy cũng chạy nhanh giống cụ nội con sên cho xem
- Các phần mềm cần có:
+ Photoshop: cài luôn CS6 hoặc CC nếu bạn muốn học redraw, còn không dùng các bản nhẹ hơn để máy chạy cho nhanh.
Xác nhận truy cập - vt.lai Firewall 2.0
+ Paint tool sai: phần mềm để vẽ line (ai hay vẽ chibi và lên màu cho ảnh thì chắc biết rất rõ)
Paint tool SAI - Công cụ tô màu Manga tuyệt vời
+ Bộ topaz để clean raw: gồm topaz clean 3, topaz denoise 3 và topaz denoise 5 (ai muốn đi sâu vào phần clean thì hãy cài, còn không kệ xác tụi nó cũng được :v)
https://www.mediafire.com/download/344pc21a2thgw59/topaz_cho_editor.rar
Lưu ý: phải có thêm key mới xài được. Cụ thể cách cài thế nào tra Google giùm nhé.
Topaz clean 3:
998359-110530-287123-673731-235675
Topaz denoise 3:
325569-734627-735725-055566-793523
Topaz denoise 5:
012779-100805-917679-845563-277603
+ Bộ font tiếng việt full: nên cân nhắc việc cài hết hay chỉ cài những font hay sử dụng để làm nhẹ máy.
All Font.rar
+ Action: các action để xóa chữ, xử lí raw, đổi font, lưu file PSD, xuất file JPG,… do tớ tự chế ra. Nói chung là nếu tớ thấy bước nào chạy tự động được thì tớ lưu đầu nó vào action hết
EDIT.rar
- Tớ lười quay video nên chỉ chụp màn hình minh họa thui
I/ Clean raw (Làm đẹp bản raw)
Gồm các bước như sau:
- Cắt thành 2 trang đơn nếu scan là trang đôi.
- Quay (rotate), cắt (crop) sao cho trang truyện ngay thẳng, size & resolution đúng theo yêu cầu (ví dụ trang truyện Conan của nhóm hiện nay size là 900x1300px, resolution là 72)
- Dùng các bộ lọc (topaz clean, topaz denoise,…) để khử bụi, xóa các vết bẩn do quá trình scan gây ra, làm mịn raw.
- Tùy chỉnh adjustment sao cho raw rõ ràng (trắng thuần trắng, đen thuần đen, tone xám vừa phải dễ nhìn)
- Tạo kiểu pattern cho những phần màu xám nếu muốn, bước này sẽ làm cho trang truyện đẹp hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, không khó để các bạn tìm được nguồn raw đẹp từ trên mạng (cũng có lúc những nguồn này sẽ bị các sếp lớn dòm ngó nhưng rất ít) nên hầu như các editor có thể bỏ qua cái bước “khó nhai” này. Tuy nhiên, tớ không khuyến khích các bạn bỏ nó, sau khi học nhuần nhuyễn các bước khác thì hãy quay lại trau dồi thêm nhé. Clean và redraw chính là 2 bước để đánh giá năng lực của mọi editor đấy
II/ Clear text (xóa chữ bóng thoại)
Dành cho phần chữ trong bóng thoại trắng. Một số bộ manga, tác giả đặt những câu thoại ra ngoài nền che đi chi tiết, nếu muốn xóa nó bạn cần vẽ lại, nên việc xóa những chữ này sẽ thành redraw. Phần clear ở đây tớ chỉ đề cập đến chữ trong bóng thoại thôi nhé.
Có nhiều cách xóa, mỗi cách xóa có ưu nhược điểm riêng, việc luân chuyển và kết hợp chúng sẽ giúp bạn xóa chữ nhanh và không làm hư viền bóng thoại.
Cách 1: Dùng cọ hoặc cục tẩy (B hoặc E)
- Cách này cực dễ cũng cực trẻ con, ai làm cũng được. Khi dùng chúng, bạn lưu ý rằng phải để cọ kiểu Hard Round và chỉnh FC (foreground color) và BC (background color) cho hợp lí.
- Tuy nhiên nếu số chữ nhiều và gần chạm viền bóng thoại, việc ngồi tỉ mỉ xóa từng chút sao cho không hư viền cực mất thời gian. Thế nên tớ không thích cách này xí nào, nhưng cũng có lúc dùng khi thấy tiện.
Cách 2: Dùng shape để lấp chữ (U)
- Đây là cách dùng kiểu kéo thả để vẽ shape màu trắng lấp lên chữ. Đơn cử tool U1 là hình chữ nhật, U2 là hình chữ nhật có bo tròn 4 góc. Khi xét hình dạng bầu bầu của bóng thoại thì tool U2 rất thích hợp trong việc xóa chữ.
- Khi dùng tool này, bên cạnh việc đổi FC thành màu trắng, bạn phải chỉnh một số tùy chọn như sau:
+ Chọn pixels: nếu bạn để là shape thì nó sẽ ra một đống layer và bạn phải tốn hơi đi merge. Chú ý, nếu quen tay vẽ hẳn trên layer BG, còn chưa quen thì tạo một layer mới ở trên, vẽ vời đâu đó rồi merge lại cho chắc ha.
+ Bỏ Anti-alias (Anti-alias (Aa) nôm na là khử răng cưa, không quan tâm cũng được, nhưng qua cách 3 thì cái này cực quan trọng)
+ Radius (độ bo góc): 15 (tớ hay để số này, nếu tăng radius thì độ tròn 4 góc sẽ tăng lên)
Cách 3: Dùng action và công cụ Magic Wand (Alt+F9 & W2)
Giải thích cách này hơi dài dòng :v. Tóm gọn lại như sau:
- để xóa được toàn bộ chữ trong bóng thoại mà không làm hư viền, chúng ta cần tạo được vùng chọn bên trong bóng thoại, bao gồm cả phần trắng và phần chữ, sau đó chỉ có việc fill nó bằng màu trắng là xong.
- Vấn đề đặt ra là không có tool nào tạo vùng chọn nhanh cho bạn ngoài W1 và W2. W1 có hạn chế là nó bắt viền không chính xác (có thể thiếu hoặc dư) nên khi fill trắng, viền chắc chắn sẽ bị hư => không đạt. Tool W2 bắt vùng theo màu, nếu muốn chọn nhanh vùng chữ bên trong cũng bất khả thi.
- Trong PTS có lệnh Grow để gộp vùng chọn theo px. Khi kết hợp lệnh này và tool W2, bạn sẽ tạo được vùng chọn chính xác bên trong bóng thoại. Tất cả các bước gộp vùng chọn và fill trắng được lưu trong 1 action, sau khi bạn dùng W2 kích vào vùng trắng của bóng thoại và tiến hành chạy action, chữ sẽ bị xóa hoàn toàn. Đây là cách nhanh nhất để xóa chữ
- Lưu ý khi dùng cách này:
+ về bản chất và các thao tác gộp vùng chọn bằng lệnh Grow tớ sẽ không giải thích, ai muốn tìm hiểu kĩ thì hỏi phía dưới (cơ mà khuyên là đừng quan tâm bản chất của nó làm gì ).
+ Cách này chỉ áp dụng được với bóng thoại kín có viền. Nếu là bóng thoại suy nghĩ, vùng chọn sẽ bị bắt dính chung với nền, action sẽ xóa luôn chi tiết nền nếu lệnh Grow bắt vùng được phần đó. Suy ra đối với bóng thoại suy nghĩ, phải dùng cách thứ 2
+ Các tùy chọn ban đầu của W2 cần thiết lập để xóa chính xác, đẹp và nhanh: Add to selection; Tolerance: 20; bỏ chọn Anti-alias (Aa). Nếu bạn không bỏ chọn Aa, phần viền sẽ bị ăn bớt, hậu quả là đây.
+ Nếu làm quen tay thì không sao, nếu chưa quen tay tốt nhất là không dùng lệnh merge ở cuối action, bạn cần kiểm tra xem layer clean có chỗ nào xóa phải phần line của hình không và chỉnh sửa nó. Xong xuôi hết rồi mới merge lại.
III/ Redraw (Vẽ lại, phục hồi nền - xử lí hiệu ứng âm thanh và trang bìa)
Công việc này được xem là ác mộng của một số editor, đặc biệt là editor lười . Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ và các lệnh của PTS, cũng như khả năng tưởng tượng để khôi phục lại 1 trang truyện như chưa từng viết chữ lên đó.
1. Điều kiện để redraw đạt chất lượng:
- Chăm chỉ rèn luyện theo các giai đoạn: đúng => đẹp => nhanh => ăn gian
+ Đúng: các đường line phải vẽ đầy đủ, nền pattern phải giống với hình gốc.
+ Đẹp: phần line được vẽ mượt mà, chỗ nét đậm nét nhạt phù hợp. Nền pattern phải mượt và khớp các px với nhau, phần tối sáng đậm nhạt phải tự nhiên không được nham nhở.
+ Nhanh: mỗi PJ nhóm yêu cầu đều có thời gian thực hiện nhất định, việc redraw nếu không nhanh sẽ làm chậm thời gian xuất bản chap => làm trễ nãi công việc và gây khó chịu cho các mem trong nhóm. Đương nhiên nhanh không đồng nghĩa với ẩu.
+ Ăn gian: vì sao tớ đề cập đến cái này, nghe khá là mâu thuẫn nhỉ? :p Đây là dành cho những editor đã làm được bước đẹp, nhưng vì trong một số lúc thời gian quá gấp, bạn không thể trau chuốt được thì hãy linh hoạt dùng chữ trong bản dịch che đi bớt phần nền để tiết kiệm thời gian redraw. Tớ khuyến cáo đừng ai chơi làm bước này đầu tiên, nếu không chỉ có thua toàn tập
- Tỉ mỉ, cẩn thận, biến mình thành thánh soi để tự khắc phục bản thân. Làm xong đi nhờ những người kĩ tính và cầu toàn nhận xét. Chỉ cần bị mắng hoặc bị chê vài lần thì sẽ tiến bộ thôi
- Kiên trì với những bức ảnh khó, không vì nó khó mà bỏ cuộc giữa chừng, chỉ khi bạn nhìn thấy thành quả, bạn mới có động lực để học tiếp.
- Tự rèn luyện khả năng tưởng tượng của bản thân.
2. Các bước redraw (tớ sẽ không chèn hình vào vì đã có các video ở dưới, các bạn xem là hiểu thôi):
Gồm 2 bước cơ bản là phục hồi nền và vẽ line:
A. Phục hồi nền (trang trắng đen):
- Phần nền lại được chia làm 2 phần: nền trơn (trắng hoặc đen) và nền xám pattern.
+ Phần nền trơn: tạo vùng chọn rồi fill hoặc dùng B tô lên (tớ khuyên nên dùng cách fill vùng chọn và giữ nguyên B, bởi vì B dùng để stroke khi sử dụng P trong việc vẽ line, việc đổi màu và tăng giảm độ lớn đầu cọ rất mất thời gian).
+ Phần nền pattern: dùng tool S1 lắp nền khi mẫu pattern cùng độ sáng. Dùng tool J2 đối với những chỗ chuyển tiếp đậm nhạt khác nhau.
- Để tránh trường hợp pattern không khớp và nền nham nhở, nên cân nhắc việc lấy mẫu từ ảnh gốc bằng S1 hoặc J2 để lắp hay đổi cả pattern của chi tiết đó. Mỗi manga có một bộ pattern riêng, trong quá trình edit, bạn hãy sưu tập chúng để sau này tiện cho việc lắp nền
- Đối với phần biên tiếp giáp giữa pattern và nền trơn, nên sử dụng kiểu cọ soft round và giảm opacity cũng như độ hardness xuống để phần chuyển tiếp được tự nhiên hơn.
B. Vẽ line
- Cần sử dụng pen tool (P) 1 cách nhuần nhuyễn.
- Sử dụng các phần line chưa bị chữ che mất để định hình nét vẽ.
- Không vội vàng merge phần line xuống layer BG mà nên cop lên trên để có thể sử dụng trong phần trang màu.
- Trong trường hợp phần line phải vẽ quá nhiều (giống lúc tớ đổi nguyên pattern của ảnh), bạn hãy sử dụng pen tool sai để vẽ line dễ dàng và nhanh hơn.
C. Lưu ý (very very quan trọng)
- Không được thay đổi layer BG cho đến khi redraw hoàn thành. Tức là cần nhân đôi layer BG lên cho chắc ăn, làm xong rồi merge xuống.
- Quá trình redraw được hiểu theo kiểu ghép lớp này với lớp kia. Bạn cần tạo các layer mới riêng cho từng phần và đặt tên cho tụi nó để khỏi nhầm (ví dụ layer “nền pattern”, layer “nền trắng đen”, layer “line”). Có như thế, quá trình xóa bớt hay chỉnh sửa cho từng phần sẽ dễ dàng hơn và không ảnh hưởng đến những phần còn lại.
- Tùy theo trí tượng tưởng của mỗi người mà phần vẽ line sẽ khó hoặc dễ. Đối với những người dở tưởng tượng (như tớ chẳng hạn), cần tìm trong những trang khác, các phần giống hoặc gần giống chi tiết cần vẽ và cop nó ráp vào sao cho khớp.
- Đối với trang màu, phần line không có gì khác nhưng phần phục hồi nền cần vận dụng thêm các tool để đổ bóng, đổ sáng tối (G) và đặt biệt là tool hút màu (I).
IV/ Type (điền text hay gọi là fill)
Đây là bước quan trọng để đánh giá chất lượng của 1 bản dịch. Redraw tuy tốn thời gian và công sức nhưng thường người đọc chỉ lướt qua phần chữ, không quan tâm nhiều nhưng với phần fill lại khác. Bước này vừa dễ mà vừa khó, ai làm cũng được nhưng không phải người nào làm cũng nhanh.
Yêu cầu của một trang truyện fill đạt chất lượng:
- Size phù hợp với bóng thoại, vừa đọc. Nếu bóng thoại quá to thì phải tăng size lên để tỉ lệ chữ so với diện tích bóng thoại tương đương với những bóng còn lại.
- Những chỗ đặc biệt cần phải đổi font, tuy nhiên nếu trang truyện có quá nhiều font sẽ làm rối mắt, bản dịch lúc đó không đạt chất lượng.
- Số chữ ở các hàng của mỗi bóng phải đều nhau và chữ phải nằm ở trung tâm bóng thoại.
- Hạn chế tối đa trường hợp chữ bị tràn ra ngoài đụng viền bóng thoại.
Quá trình fill:
Tùy cách fill của từng bạn mà tốc độ cũng sẽ khác nhau. Để fill nhanh cần:
- giảm tối đa thời copy text từ file word sang PTS: mở song song hai cửa sổ để có thể di chuyển chuột nhanh hơn.
- Giảm tối đa thời gian đổi font:
+ đối với font thoại chính (font được dùng nhiều nhất): chọn font đó, chỉnh tùy chọn kèm theo (căn giữa, size 18, strong,…) và xem nó là mặc định khi fill chữ (sau khi fill xong toàn bộ trang truyện bạn mới đổi những chỗ cần sang font khác).
+ dùng action trong việc đổi font chữ. Khi đổi, nhớ kết hợp chọn nhiều layer để đổi cùng lúc, rút ngắn thời gian.
- Giảm tối đa thời gian chỉnh size chữ bằng phím tắt, thao tác nhanh trong việc di chuyển bóng thoại vào giữa.
- Khi fill nhớ cẩn thận đối chiếu bản dịch, nếu fill nhầm bóng thoại, việc chỉnh lại sẽ mất rất nhiều thời gian.
V/ Check & Export (Duyệt và xuất file)
Sau khi fill xong, editor sẽ đọc qua một lượt, chỉnh sửa những chỗ cần, soát thêm một lần lỗi chính tả và lỗi thiếu dấu câu (nếu chưa làm bước soát lỗi bản dịch trước khi chuyển mã). Sau đó lưu file theo kiểu JPG (save for web) để tiến hành up lên mạng.
Dưới đây là các video hướng dẫn của các tiền bối đi trước, mỗi người làm mỗi cách, bạn có thể tham khảo, lựa chọn cách phù hợp với mình để edit đẹp và nhanh nhất.
Các link download được thu thập từ GG, video từ Yutube
Bạn nào muốn hỏi chi tiết có thể bình luận ở bên dưới. Những bình luận không liên quan đến việc edit (spam), tớ sẽ cho ra bãi rác thành phố ngay.
Ps: @Nữ Thần Bóng Đêm @Ayaka-HiMe topic này tớ làm cho 2 người đấy
- Bà cô Thư ham hố: thích thì cứ học nhưng lo mà luyện QG với đại học cho tốt đi. Sau khi sống sót trở về, tui hứa sẽ “trăm xóc” cô tử tế
- Pé Ayaka: nếu ss không kịp thời gian chỉ kĩ lưỡng cho em, em thông cảm nha, hi vọng em ráng học và thành công.
Edit nói cho dễ hiểu là quá trình xóa chữ tiếng Nhật, Trung Quốc,… và điền tiếng Việt vào trang truyện. Nếu raw xấu, sẽ có thêm bước make up, chỉnh hình cho “chúng hắn” nữa nha :p
Khi tham gia một nhóm dịch truyện bất kì, các công việc của editor cần làm là:
- Download raw trên mạng về, săn được raw đẹp chừng nào thì tốt chừng nấy.
- Làm các bước edit trên bản raw trước khi điền text (cụ thể là: clean raw (nếu cần), clear text, redraw)
- Nhận bản dịch từ translator, đọc và soát lỗi chính tả, lỗi thiếu dấu câu. Nếu xuất hiện những chi tiết khó hiểu, không tự tiện sửa bản dịch làm lệch nghĩa mà phải hỏi trans trước. Nếu làm công việc này, tốt nhất bạn nên nắm được văn phong truyện tranh và hiểu rõ mạch truyện. Sau khi chỉnh sửa xong xuôi, chuyển mã theo font mà nhóm yêu cầu (ví dụ RKT chuyển mã thành BK HCM2)
- Điền text (Type hay còn gọi là fill)
- Duyệt và xuất file để up lên web (Check & export)
Trước khi tớ đi vào từng phần chi tiết, cần có vài lưu ý cho các bạn:
- Tớ đề cập các tool bằng chữ tắt, để cho dễ hiểu, các bạn hãy học thuộc các phím tắt PTS thông dụng ở đây.
Xác nhận truy cập - vt.lai Firewall 2.0
- Khi sử dụng PTS, những phần nào hay xài bạn mới cài vào, ví dụ các kiểu brush bạn không nên cài quá nhiều mà hãy để những cái ít xài ra riêng, có gì load vào sau. Nếu dồn một đống vào PTS, thể nào máy cũng chạy nhanh giống cụ nội con sên cho xem
- Các phần mềm cần có:
+ Photoshop: cài luôn CS6 hoặc CC nếu bạn muốn học redraw, còn không dùng các bản nhẹ hơn để máy chạy cho nhanh.
Xác nhận truy cập - vt.lai Firewall 2.0
+ Paint tool sai: phần mềm để vẽ line (ai hay vẽ chibi và lên màu cho ảnh thì chắc biết rất rõ)
Paint tool SAI - Công cụ tô màu Manga tuyệt vời
+ Bộ topaz để clean raw: gồm topaz clean 3, topaz denoise 3 và topaz denoise 5 (ai muốn đi sâu vào phần clean thì hãy cài, còn không kệ xác tụi nó cũng được :v)
https://www.mediafire.com/download/344pc21a2thgw59/topaz_cho_editor.rar
Lưu ý: phải có thêm key mới xài được. Cụ thể cách cài thế nào tra Google giùm nhé.
Topaz clean 3:
998359-110530-287123-673731-235675
Topaz denoise 3:
325569-734627-735725-055566-793523
Topaz denoise 5:
012779-100805-917679-845563-277603
+ Bộ font tiếng việt full: nên cân nhắc việc cài hết hay chỉ cài những font hay sử dụng để làm nhẹ máy.
All Font.rar
+ Action: các action để xóa chữ, xử lí raw, đổi font, lưu file PSD, xuất file JPG,… do tớ tự chế ra. Nói chung là nếu tớ thấy bước nào chạy tự động được thì tớ lưu đầu nó vào action hết
EDIT.rar
- Tớ lười quay video nên chỉ chụp màn hình minh họa thui
I/ Clean raw (Làm đẹp bản raw)
Gồm các bước như sau:
- Cắt thành 2 trang đơn nếu scan là trang đôi.
- Quay (rotate), cắt (crop) sao cho trang truyện ngay thẳng, size & resolution đúng theo yêu cầu (ví dụ trang truyện Conan của nhóm hiện nay size là 900x1300px, resolution là 72)
- Dùng các bộ lọc (topaz clean, topaz denoise,…) để khử bụi, xóa các vết bẩn do quá trình scan gây ra, làm mịn raw.
- Tùy chỉnh adjustment sao cho raw rõ ràng (trắng thuần trắng, đen thuần đen, tone xám vừa phải dễ nhìn)
- Tạo kiểu pattern cho những phần màu xám nếu muốn, bước này sẽ làm cho trang truyện đẹp hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, không khó để các bạn tìm được nguồn raw đẹp từ trên mạng (cũng có lúc những nguồn này sẽ bị các sếp lớn dòm ngó nhưng rất ít) nên hầu như các editor có thể bỏ qua cái bước “khó nhai” này. Tuy nhiên, tớ không khuyến khích các bạn bỏ nó, sau khi học nhuần nhuyễn các bước khác thì hãy quay lại trau dồi thêm nhé. Clean và redraw chính là 2 bước để đánh giá năng lực của mọi editor đấy
II/ Clear text (xóa chữ bóng thoại)
Dành cho phần chữ trong bóng thoại trắng. Một số bộ manga, tác giả đặt những câu thoại ra ngoài nền che đi chi tiết, nếu muốn xóa nó bạn cần vẽ lại, nên việc xóa những chữ này sẽ thành redraw. Phần clear ở đây tớ chỉ đề cập đến chữ trong bóng thoại thôi nhé.
Có nhiều cách xóa, mỗi cách xóa có ưu nhược điểm riêng, việc luân chuyển và kết hợp chúng sẽ giúp bạn xóa chữ nhanh và không làm hư viền bóng thoại.
Cách 1: Dùng cọ hoặc cục tẩy (B hoặc E)
- Cách này cực dễ cũng cực trẻ con, ai làm cũng được. Khi dùng chúng, bạn lưu ý rằng phải để cọ kiểu Hard Round và chỉnh FC (foreground color) và BC (background color) cho hợp lí.
- Tuy nhiên nếu số chữ nhiều và gần chạm viền bóng thoại, việc ngồi tỉ mỉ xóa từng chút sao cho không hư viền cực mất thời gian. Thế nên tớ không thích cách này xí nào, nhưng cũng có lúc dùng khi thấy tiện.
Cách 2: Dùng shape để lấp chữ (U)
- Đây là cách dùng kiểu kéo thả để vẽ shape màu trắng lấp lên chữ. Đơn cử tool U1 là hình chữ nhật, U2 là hình chữ nhật có bo tròn 4 góc. Khi xét hình dạng bầu bầu của bóng thoại thì tool U2 rất thích hợp trong việc xóa chữ.
- Khi dùng tool này, bên cạnh việc đổi FC thành màu trắng, bạn phải chỉnh một số tùy chọn như sau:
+ Chọn pixels: nếu bạn để là shape thì nó sẽ ra một đống layer và bạn phải tốn hơi đi merge. Chú ý, nếu quen tay vẽ hẳn trên layer BG, còn chưa quen thì tạo một layer mới ở trên, vẽ vời đâu đó rồi merge lại cho chắc ha.
+ Bỏ Anti-alias (Anti-alias (Aa) nôm na là khử răng cưa, không quan tâm cũng được, nhưng qua cách 3 thì cái này cực quan trọng)
+ Radius (độ bo góc): 15 (tớ hay để số này, nếu tăng radius thì độ tròn 4 góc sẽ tăng lên)
Cách 3: Dùng action và công cụ Magic Wand (Alt+F9 & W2)
Giải thích cách này hơi dài dòng :v. Tóm gọn lại như sau:
- để xóa được toàn bộ chữ trong bóng thoại mà không làm hư viền, chúng ta cần tạo được vùng chọn bên trong bóng thoại, bao gồm cả phần trắng và phần chữ, sau đó chỉ có việc fill nó bằng màu trắng là xong.
- Vấn đề đặt ra là không có tool nào tạo vùng chọn nhanh cho bạn ngoài W1 và W2. W1 có hạn chế là nó bắt viền không chính xác (có thể thiếu hoặc dư) nên khi fill trắng, viền chắc chắn sẽ bị hư => không đạt. Tool W2 bắt vùng theo màu, nếu muốn chọn nhanh vùng chữ bên trong cũng bất khả thi.
- Trong PTS có lệnh Grow để gộp vùng chọn theo px. Khi kết hợp lệnh này và tool W2, bạn sẽ tạo được vùng chọn chính xác bên trong bóng thoại. Tất cả các bước gộp vùng chọn và fill trắng được lưu trong 1 action, sau khi bạn dùng W2 kích vào vùng trắng của bóng thoại và tiến hành chạy action, chữ sẽ bị xóa hoàn toàn. Đây là cách nhanh nhất để xóa chữ
- Lưu ý khi dùng cách này:
+ về bản chất và các thao tác gộp vùng chọn bằng lệnh Grow tớ sẽ không giải thích, ai muốn tìm hiểu kĩ thì hỏi phía dưới (cơ mà khuyên là đừng quan tâm bản chất của nó làm gì ).
+ Cách này chỉ áp dụng được với bóng thoại kín có viền. Nếu là bóng thoại suy nghĩ, vùng chọn sẽ bị bắt dính chung với nền, action sẽ xóa luôn chi tiết nền nếu lệnh Grow bắt vùng được phần đó. Suy ra đối với bóng thoại suy nghĩ, phải dùng cách thứ 2
+ Các tùy chọn ban đầu của W2 cần thiết lập để xóa chính xác, đẹp và nhanh: Add to selection; Tolerance: 20; bỏ chọn Anti-alias (Aa). Nếu bạn không bỏ chọn Aa, phần viền sẽ bị ăn bớt, hậu quả là đây.
+ Nếu làm quen tay thì không sao, nếu chưa quen tay tốt nhất là không dùng lệnh merge ở cuối action, bạn cần kiểm tra xem layer clean có chỗ nào xóa phải phần line của hình không và chỉnh sửa nó. Xong xuôi hết rồi mới merge lại.
III/ Redraw (Vẽ lại, phục hồi nền - xử lí hiệu ứng âm thanh và trang bìa)
Công việc này được xem là ác mộng của một số editor, đặc biệt là editor lười . Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ và các lệnh của PTS, cũng như khả năng tưởng tượng để khôi phục lại 1 trang truyện như chưa từng viết chữ lên đó.
1. Điều kiện để redraw đạt chất lượng:
- Chăm chỉ rèn luyện theo các giai đoạn: đúng => đẹp => nhanh => ăn gian
+ Đúng: các đường line phải vẽ đầy đủ, nền pattern phải giống với hình gốc.
+ Đẹp: phần line được vẽ mượt mà, chỗ nét đậm nét nhạt phù hợp. Nền pattern phải mượt và khớp các px với nhau, phần tối sáng đậm nhạt phải tự nhiên không được nham nhở.
+ Nhanh: mỗi PJ nhóm yêu cầu đều có thời gian thực hiện nhất định, việc redraw nếu không nhanh sẽ làm chậm thời gian xuất bản chap => làm trễ nãi công việc và gây khó chịu cho các mem trong nhóm. Đương nhiên nhanh không đồng nghĩa với ẩu.
+ Ăn gian: vì sao tớ đề cập đến cái này, nghe khá là mâu thuẫn nhỉ? :p Đây là dành cho những editor đã làm được bước đẹp, nhưng vì trong một số lúc thời gian quá gấp, bạn không thể trau chuốt được thì hãy linh hoạt dùng chữ trong bản dịch che đi bớt phần nền để tiết kiệm thời gian redraw. Tớ khuyến cáo đừng ai chơi làm bước này đầu tiên, nếu không chỉ có thua toàn tập
- Tỉ mỉ, cẩn thận, biến mình thành thánh soi để tự khắc phục bản thân. Làm xong đi nhờ những người kĩ tính và cầu toàn nhận xét. Chỉ cần bị mắng hoặc bị chê vài lần thì sẽ tiến bộ thôi
- Kiên trì với những bức ảnh khó, không vì nó khó mà bỏ cuộc giữa chừng, chỉ khi bạn nhìn thấy thành quả, bạn mới có động lực để học tiếp.
- Tự rèn luyện khả năng tưởng tượng của bản thân.
2. Các bước redraw (tớ sẽ không chèn hình vào vì đã có các video ở dưới, các bạn xem là hiểu thôi):
Gồm 2 bước cơ bản là phục hồi nền và vẽ line:
A. Phục hồi nền (trang trắng đen):
- Phần nền lại được chia làm 2 phần: nền trơn (trắng hoặc đen) và nền xám pattern.
+ Phần nền trơn: tạo vùng chọn rồi fill hoặc dùng B tô lên (tớ khuyên nên dùng cách fill vùng chọn và giữ nguyên B, bởi vì B dùng để stroke khi sử dụng P trong việc vẽ line, việc đổi màu và tăng giảm độ lớn đầu cọ rất mất thời gian).
+ Phần nền pattern: dùng tool S1 lắp nền khi mẫu pattern cùng độ sáng. Dùng tool J2 đối với những chỗ chuyển tiếp đậm nhạt khác nhau.
- Để tránh trường hợp pattern không khớp và nền nham nhở, nên cân nhắc việc lấy mẫu từ ảnh gốc bằng S1 hoặc J2 để lắp hay đổi cả pattern của chi tiết đó. Mỗi manga có một bộ pattern riêng, trong quá trình edit, bạn hãy sưu tập chúng để sau này tiện cho việc lắp nền
- Đối với phần biên tiếp giáp giữa pattern và nền trơn, nên sử dụng kiểu cọ soft round và giảm opacity cũng như độ hardness xuống để phần chuyển tiếp được tự nhiên hơn.
B. Vẽ line
- Cần sử dụng pen tool (P) 1 cách nhuần nhuyễn.
- Sử dụng các phần line chưa bị chữ che mất để định hình nét vẽ.
- Không vội vàng merge phần line xuống layer BG mà nên cop lên trên để có thể sử dụng trong phần trang màu.
- Trong trường hợp phần line phải vẽ quá nhiều (giống lúc tớ đổi nguyên pattern của ảnh), bạn hãy sử dụng pen tool sai để vẽ line dễ dàng và nhanh hơn.
C. Lưu ý (very very quan trọng)
- Không được thay đổi layer BG cho đến khi redraw hoàn thành. Tức là cần nhân đôi layer BG lên cho chắc ăn, làm xong rồi merge xuống.
- Quá trình redraw được hiểu theo kiểu ghép lớp này với lớp kia. Bạn cần tạo các layer mới riêng cho từng phần và đặt tên cho tụi nó để khỏi nhầm (ví dụ layer “nền pattern”, layer “nền trắng đen”, layer “line”). Có như thế, quá trình xóa bớt hay chỉnh sửa cho từng phần sẽ dễ dàng hơn và không ảnh hưởng đến những phần còn lại.
- Tùy theo trí tượng tưởng của mỗi người mà phần vẽ line sẽ khó hoặc dễ. Đối với những người dở tưởng tượng (như tớ chẳng hạn), cần tìm trong những trang khác, các phần giống hoặc gần giống chi tiết cần vẽ và cop nó ráp vào sao cho khớp.
- Đối với trang màu, phần line không có gì khác nhưng phần phục hồi nền cần vận dụng thêm các tool để đổ bóng, đổ sáng tối (G) và đặt biệt là tool hút màu (I).
IV/ Type (điền text hay gọi là fill)
Đây là bước quan trọng để đánh giá chất lượng của 1 bản dịch. Redraw tuy tốn thời gian và công sức nhưng thường người đọc chỉ lướt qua phần chữ, không quan tâm nhiều nhưng với phần fill lại khác. Bước này vừa dễ mà vừa khó, ai làm cũng được nhưng không phải người nào làm cũng nhanh.
Yêu cầu của một trang truyện fill đạt chất lượng:
- Size phù hợp với bóng thoại, vừa đọc. Nếu bóng thoại quá to thì phải tăng size lên để tỉ lệ chữ so với diện tích bóng thoại tương đương với những bóng còn lại.
- Những chỗ đặc biệt cần phải đổi font, tuy nhiên nếu trang truyện có quá nhiều font sẽ làm rối mắt, bản dịch lúc đó không đạt chất lượng.
- Số chữ ở các hàng của mỗi bóng phải đều nhau và chữ phải nằm ở trung tâm bóng thoại.
- Hạn chế tối đa trường hợp chữ bị tràn ra ngoài đụng viền bóng thoại.
Quá trình fill:
Tùy cách fill của từng bạn mà tốc độ cũng sẽ khác nhau. Để fill nhanh cần:
- giảm tối đa thời copy text từ file word sang PTS: mở song song hai cửa sổ để có thể di chuyển chuột nhanh hơn.
- Giảm tối đa thời gian đổi font:
+ đối với font thoại chính (font được dùng nhiều nhất): chọn font đó, chỉnh tùy chọn kèm theo (căn giữa, size 18, strong,…) và xem nó là mặc định khi fill chữ (sau khi fill xong toàn bộ trang truyện bạn mới đổi những chỗ cần sang font khác).
+ dùng action trong việc đổi font chữ. Khi đổi, nhớ kết hợp chọn nhiều layer để đổi cùng lúc, rút ngắn thời gian.
- Giảm tối đa thời gian chỉnh size chữ bằng phím tắt, thao tác nhanh trong việc di chuyển bóng thoại vào giữa.
- Khi fill nhớ cẩn thận đối chiếu bản dịch, nếu fill nhầm bóng thoại, việc chỉnh lại sẽ mất rất nhiều thời gian.
V/ Check & Export (Duyệt và xuất file)
Sau khi fill xong, editor sẽ đọc qua một lượt, chỉnh sửa những chỗ cần, soát thêm một lần lỗi chính tả và lỗi thiếu dấu câu (nếu chưa làm bước soát lỗi bản dịch trước khi chuyển mã). Sau đó lưu file theo kiểu JPG (save for web) để tiến hành up lên mạng.
Dưới đây là các video hướng dẫn của các tiền bối đi trước, mỗi người làm mỗi cách, bạn có thể tham khảo, lựa chọn cách phù hợp với mình để edit đẹp và nhanh nhất.
Các link download được thu thập từ GG, video từ Yutube
Bạn nào muốn hỏi chi tiết có thể bình luận ở bên dưới. Những bình luận không liên quan đến việc edit (spam), tớ sẽ cho ra bãi rác thành phố ngay.
Ps: @Nữ Thần Bóng Đêm @Ayaka-HiMe topic này tớ làm cho 2 người đấy
- Bà cô Thư ham hố: thích thì cứ học nhưng lo mà luyện QG với đại học cho tốt đi. Sau khi sống sót trở về, tui hứa sẽ “trăm xóc” cô tử tế
- Pé Ayaka: nếu ss không kịp thời gian chỉ kĩ lưỡng cho em, em thông cảm nha, hi vọng em ráng học và thành công.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: