[Ebook] Thế giới phẳng

vieclamthanhnien

Thành viên
Tham gia
9/9/2015
Bài viết
10
tai-xuong-1.jpg


Trích đoạn trong sách
"Các nhân tố không làm thế giới hoàn toàn phẳng
Sự lạm dụng kỹ thuật bậc cao đã khiến cho các thông tin lẽ ra được bảo mật lại bị rò rỉ, và cá nhân có thể bóp méo các thông tin. Các thế lực tội phạm, Hồi giáo cực đoan và khủng bố đã khai thác triệt để công nghệ bậc cao này hòng khơi dậy mâu thuẫn chủng tộc và tôn giáo. Đồng thời, vẫn còn có hàng triệu người trên thế giới bị bỏ lại trong cuộc đua phẳng toàn cầu này do không có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học trên thế giới. Ngoài ra, dịch bệnh như AIDS, sốt rét, lao, bại liệt, đói kém hay các chuẩn mực sống thấp không những hạn chế sự phát triển cá nhân mà còn cướp đi hàng triệu mạng sống trên thế giới. Dường như nước nghèo lại càng bị tụt hậu hơn trong tiến trình hội nhập này nếu không có sự giúp đỡ và viện trợ nhân đạo của các cộng đồng quốc tế. Và cũng do chính các tác nhân làm phẳng đã tạo cơ hội cho các hiểm họa này lan rộng khắp toàn cầu trong khoảng thời gian nhanh nhất. Bên cạnh đó, sự phân phối quyền lực không đồng đều và mất cân đối giữa các tầng lớp người dân tạo ra sự phân tầng trong xã hội càng cao hơn. Hàng trăm triệu người ở nông thôn Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Âu có thể thấy được các diễn biến làm phẳng nhưng không thể hưởng lợi được gì cả từ tiến trình này. Cung cách quản lý nhà nước lạc hậu, mục ruỗng hay tham nhũng đã trực tiếp phá hỏng “cái bánh lớn” (tr. 676) mà sự hội nhập quốc tế đem lại cho quốc gia của họ. Phong trào chống lại toàn cầu hóa đã xảy ra, điển hình là thời điểm Hội nghị WTO tại Seattle năm 1999, và sau đó lan rộng ở các cuộc họp của Ngân hàng Thế giới hay Quĩ Tiền tệ Quốc tế. Theo Friedman, phong trào này do năm thế lực thúc đẩy. Một là do các thế lực thượng lưu và trung lưu ở Mỹ tỏ ra quan tâm đến tệ nạn bóc lột công nhân ở các nhà máy. Thế lực thứ hai xuất phát từ phe cựu cánh tả theo chế độ bảo hộ, chống lại sự thâm nhập và ảnh hưởng của các thế lực kinh tế nước ngoài. Loại hình thứ ba bao gồm các nhóm người từ nhiều quốc gia khác nhau ủng hộ toàn cầu hóa một cách rất thụ động vì lo ngại rằng quá trình làm phẳng sẽ làm biến mất trật tự thế giới cũ. Thế lực thứ tư ảnh hưởng từ chủ nghĩa bài xích Mỹ ở châu Âu và Hồi giáo. Tầng lớp thứ năm đang được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng thế giới vì họ là những tổ chức nhân đạo phi chính phủ, các nhà hoạt động môi trường nghiêm túc và có thiện chí.

Khi thế giới xích lại gần nhau hơn, sự cọ xát của các nền văn hóa và các xung đột sắc tộc là điều không tránh khỏi. Trong thế giới phẳng này, hàng triệu cá nhân chưa từng biết mặt nhau có thể đồng thời cung cấp và phá hoại thông tin của nhau. Một khi họ không còn lòng tin cho nhau, họ sẽ vấp phải các mâu thuẫn liên quan đến tôn giáo, sắc tộc hay văn hóa. Hồi giáo tả khuynh đã lợi dụng thời cơ để khuấy động cuộc thánh chiến khắp toàn cầu. Nhân loại đang thật sự sống trong một thế giới đang mất an toàn với các nguy cơ về khủng bố và chiến tranh. Cuối cùng, sự phát triển kinh tế do sự tận dụng khoa học kỹ thuật không bền vững dẫn đến sự tàn phá môi trường. Ví dụ, việc nhập khẩu 30.000 ô tô mới mỗi tháng là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Bắc Kinh phải đối phó với sự ô nhiễm không khí và sự xuống cấp trầm trọng của môi trường đô thị. Mỗi năm họ tốn mất 170 tỉ đô la để cải thiện môi trường của mình. Ngoài ra, thế giới cũng đang thật sự đối mặt với sự khan hiếm nguyên liệu thô, các nguồn tài nguyên và năng lượng.
"

Download Ebook link Fshare
 
×
Quay lại
Top Bottom