Công cuộc đầu tư dự án tòa nhà khu văn phòng là trào lưu với nhiều doanh nghiệp địa ốc. Nhưng sự khó khăn trong phân khúc văn phòng cho thuê đã khiến hàng loạt dự án tòa nhà văn phòng tại Hà Nội phải trì hoãn việc hoàn thiện.
Thời điểm trước năm 2011, khi thị trường bất động sản (BĐS) bùng nổ cùng với những dự báo về nhu cầu mặt bằng cho thuê tăng nhanh, các doanh nghiệp địa ốc đua nhau phát triển dự án văn phòng cho thuê. Nhưng khi bong bóng BĐS xì hơi, các dự án tòa nhà văn phòng mới triển khai đã rơi vào cảnh “trùm mền” hoặc có triển khai cũng với tiến độ “rùa bò”. Không ít chủ đầu tư còn phải trì hoãn việc hoàn thiện.
Chung cu HongKong Tower
Dự án tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn (Hà Nội) là một điển hình. Công trình có quy mô 21 tầng này vốn là tòa nhà văn phòng hạng A do Công ty Liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư và được triển khai từ năm 2009. Do tiến độ thi công rất chậm nên tới năm 2014, dự án mới hoàn thiện phần thô. Nhưng từ đó đến nay, công trình vẫn chưa thể hoàn thiện mà vẫn “án binh bất động”.
Thị trường văn phòng cho thuê vẫn gặp khó
Năm ngoái, dự án Tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn bị Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị thu hồi và chuyển chủ đầu tư khác vì gây mất mỹ quan đô thị. Nhưng đến nay, tòa nhà này vẫn chưa bị thu hồi và chủ đầu tư dự án cũng không chịu hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Chung cảnh ngộ với dự án 198B Tây Sơn, nhưng dự án Tòa nhà văn phòng HUD Tower trên đường Lê Văn Lương may mắn hơn khi vẫn đang được triển khai.
Dự án Vinhomes Thăng Long
Dự án HUD Tower là tổ hợp 2 tòa tháp văn phòng hạng A với diện tích sàn khoảng 70.000 m2. Dự án được triển khai từ năm 2010, song nhiều lần bị ngừng thi công vì thị trường BĐS rơi vào suy thoái. Hơn nữa, chủ đầu tư là Tổng công ty HUD cũng trong tình trạng khó khăn nên dù đang được triển khai, song rất chậm và chưa hẹn thời gian hoàn thiện.
Cũng tại Hà Nội, trào lưu các tổng công ty đầu tư dự án văn phòng cho thuê từng khá rầm rộ. Bên cạnh HUD, các tổng công ty khác cũng tham gia làm dự án văn phòng như Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)… Trong số này, Tổng Công ty Sông Đà và Handico dù đã hoàn thiện được dự án của mình, song việc thu hút khách thuê đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Vicem có tham vọng xây dựng tòa nhà điều hành kết hợp văn phòng cho thuê tại dự án Vicem Tower, gần Tòa tháp Keangnam với quy mô lên tới gần 80.000 m2. Nhưng Vicem Tower hiện cũng đang ở thế “kẹt” vì chưa thể hoàn thiện.
Dự án Vicem Tower được triển khai từ năm 2011 và dự kiến hoàn thiện sau 3 năm. Tuy nhiên hiện dự án này mới chỉ làm xong phần khung và trong tình trạng “trùm mền” từ vài năm nay.
Một dự án tòa nhà văn phòng khác cũng được đầu tư theo trào lưu này là dự án Eurowindow tại số 2 Tôn Thất Tùng. Trước năm 2010, dự án tòa nhà văn phòng Eurowindow từng là một khách sạn hoạt động hiệu quả. Nhưng năm 2011, tòa nhà này đã bị tháo dỡ để xây dựng dự án tòa nhà văn phòng cho thuê. Kết quả, dự án này đã rơi vào quên lãng trong nhiều năm trời, trước khi được khởi động trở lại thời gian gần đây.
Thực tế, dù thị trường BĐS đã có dấu hiệu hồi phục, nhưng nhiều dự án tòa nhà văn phòng dù đã hoàn thiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê. Theo báo cáo mới nhất của các công ty nghiên cứu BĐS như Savills hay CBRE, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã có sự cải thiện nhưng chủ yếu là ở khu vực trung tâm.
Trong khi thị trường văn phòng cho thuê được dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn thì nhiều dự án tòa nhà văn phòng đang triển khai hoặc đang trong quá trình hoàn thiện. Rất có thể, nhiều chủ đầu tư sẽ tiếp tục trì hoãn tiến độ hoặc “đắp chiếu” dự án vì chi phí để hoàn thiện dự án văn phòng thường rất lớn.
Thời điểm trước năm 2011, khi thị trường bất động sản (BĐS) bùng nổ cùng với những dự báo về nhu cầu mặt bằng cho thuê tăng nhanh, các doanh nghiệp địa ốc đua nhau phát triển dự án văn phòng cho thuê. Nhưng khi bong bóng BĐS xì hơi, các dự án tòa nhà văn phòng mới triển khai đã rơi vào cảnh “trùm mền” hoặc có triển khai cũng với tiến độ “rùa bò”. Không ít chủ đầu tư còn phải trì hoãn việc hoàn thiện.
Chung cu HongKong Tower
Dự án tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn (Hà Nội) là một điển hình. Công trình có quy mô 21 tầng này vốn là tòa nhà văn phòng hạng A do Công ty Liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư và được triển khai từ năm 2009. Do tiến độ thi công rất chậm nên tới năm 2014, dự án mới hoàn thiện phần thô. Nhưng từ đó đến nay, công trình vẫn chưa thể hoàn thiện mà vẫn “án binh bất động”.
Thị trường văn phòng cho thuê vẫn gặp khó
Năm ngoái, dự án Tòa nhà văn phòng 198B Tây Sơn bị Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị thu hồi và chuyển chủ đầu tư khác vì gây mất mỹ quan đô thị. Nhưng đến nay, tòa nhà này vẫn chưa bị thu hồi và chủ đầu tư dự án cũng không chịu hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
Chung cảnh ngộ với dự án 198B Tây Sơn, nhưng dự án Tòa nhà văn phòng HUD Tower trên đường Lê Văn Lương may mắn hơn khi vẫn đang được triển khai.
Dự án Vinhomes Thăng Long
Dự án HUD Tower là tổ hợp 2 tòa tháp văn phòng hạng A với diện tích sàn khoảng 70.000 m2. Dự án được triển khai từ năm 2010, song nhiều lần bị ngừng thi công vì thị trường BĐS rơi vào suy thoái. Hơn nữa, chủ đầu tư là Tổng công ty HUD cũng trong tình trạng khó khăn nên dù đang được triển khai, song rất chậm và chưa hẹn thời gian hoàn thiện.
Cũng tại Hà Nội, trào lưu các tổng công ty đầu tư dự án văn phòng cho thuê từng khá rầm rộ. Bên cạnh HUD, các tổng công ty khác cũng tham gia làm dự án văn phòng như Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)… Trong số này, Tổng Công ty Sông Đà và Handico dù đã hoàn thiện được dự án của mình, song việc thu hút khách thuê đang gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Vicem có tham vọng xây dựng tòa nhà điều hành kết hợp văn phòng cho thuê tại dự án Vicem Tower, gần Tòa tháp Keangnam với quy mô lên tới gần 80.000 m2. Nhưng Vicem Tower hiện cũng đang ở thế “kẹt” vì chưa thể hoàn thiện.
Dự án Vicem Tower được triển khai từ năm 2011 và dự kiến hoàn thiện sau 3 năm. Tuy nhiên hiện dự án này mới chỉ làm xong phần khung và trong tình trạng “trùm mền” từ vài năm nay.
Một dự án tòa nhà văn phòng khác cũng được đầu tư theo trào lưu này là dự án Eurowindow tại số 2 Tôn Thất Tùng. Trước năm 2010, dự án tòa nhà văn phòng Eurowindow từng là một khách sạn hoạt động hiệu quả. Nhưng năm 2011, tòa nhà này đã bị tháo dỡ để xây dựng dự án tòa nhà văn phòng cho thuê. Kết quả, dự án này đã rơi vào quên lãng trong nhiều năm trời, trước khi được khởi động trở lại thời gian gần đây.
Thực tế, dù thị trường BĐS đã có dấu hiệu hồi phục, nhưng nhiều dự án tòa nhà văn phòng dù đã hoàn thiện vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách thuê. Theo báo cáo mới nhất của các công ty nghiên cứu BĐS như Savills hay CBRE, thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội đã có sự cải thiện nhưng chủ yếu là ở khu vực trung tâm.
Trong khi thị trường văn phòng cho thuê được dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn thì nhiều dự án tòa nhà văn phòng đang triển khai hoặc đang trong quá trình hoàn thiện. Rất có thể, nhiều chủ đầu tư sẽ tiếp tục trì hoãn tiến độ hoặc “đắp chiếu” dự án vì chi phí để hoàn thiện dự án văn phòng thường rất lớn.