- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
(Dân trí) - Con đường nhỏ có nhiều bóng râm là nơi tập trung thường xuyên của hội xe ôm, cu li bốc vác và những người bán vé số. Không vì ở đây mát mà ở đây có mì ổ chan nước tương với giá rất bèo cho những người thu nhập thấp.
Họ đến đây đều có một điểm chung - là những người “chạy trốn”. Họ chạy trốn khỏi cái bão giá đang vần vũ. Ở đây những người lao động chân tay như họ có chỗ để sử dụng đồng tiền ít ỏi một cách hợp lý.
Nơi này mặc nhiên trở thành một chỗ lý tưởng để “ăn tạm” những bữa ăn cho qua ngày, dành tiền trang trải những thứ khác của cuộc sống. Đương nhiên đoạn đường này cũng không nằm ngoài cơn “bão giá” đôi lúc cũng khiến họ méo mặt, vừa ăn vừa than khi ổ mì càng lúc càng nhỏ, tô bún càng lúc càng ít… Nhưng dù sao họ đến đó còn tìm thấy sự chia sẻ lẫn nhau.
Tôi ghé đến một lần và ăn vội ổ bánh mì để đạp xe đi học. Bà bán bánh mì chỉ vào ông lái xe ôm đang nằm ngửa chênh vênh trên chiếc xe nghề nghiệp của mình mà rằng, bánh mì nước tương ổ ba ngàn của bà rất ngon, đến nỗi ông xe ôm quen thuộc kia ăn ngày 2 bữa. Bữa sáng và bữa trưa. Bữa trưa lẽ ra ăn cơm nhưng cơm thì giá gấp 5 lần bánh mì.
Nói rồi bà cười móm mém: “Khổ lắm cháu ơi. Lão ta ăn thế để dành tiền tiết kiếm mua cho đứa con gái chiếc xe đạp. Con bé học giỏi lắm, mới thi trúng vào đại học”.
Bà bán mì ổ còn bảo, có rất nhiều người như lão xe ôm kia, họ ăn bánh mì giá rẻ của bà bằng những lý do nghe thương thương làm sao, như tiết kiệm để mua cho vợ cái quà sinh nhật; tiết kiệm để mua cho con bé út đôi bông tai; con trai còn quá nhỏ, giảm ăn để dành sữa cho con bú…
Lại nhớ ở quê, mỗi mùa lụt đến, ăn thiếu bữa là chuyện thường. Để có cái ăn đằm bụng cho lũ trẻ bốn, năm đứa như anh em chúng tôi, ba mẹ cũng phải cắt phần của mình, nhường chén cơm ít ỏi trong mùa nước nổi. Trong khi đó, lúa chín đang nằm ngoài ruộng, gặt chạy lũ đưa được về nhà thì cũng nhìn chúng mọc mầm mà chẳng làm gì được. Những bữa ăn như thế cứ trôi qua, lũ chúng tôi vô tình, điềm nhiên như không có chuyện gì, miễn sao cái bụng khỏi cồn cào cơn đói, có biết đâu mẹ trở mình giữa đêm vì ăn không đủ, ba thở vắn than dài vì hút thuốc cho qua cơn đói.
Rồi cơm sắn bữa đủ bữa thiếu chúng tôi cũng lớn lên, đi khỏi làng, khỏi vòng tay của mẹ. Nhưng sự vun vén, cắt giảm khẩu phần ăn của ba mẹ vẫn cứ thế tiếp diễn để chúng tôi có học phí, có sách vở đi học ở xứ người.
Tôi nhìn vào chiếc xe đạp của mình mà xót xa. Trong chiếc xe đạp từ tiền dưới quê mẹ gửi lên, chắc cũng có phần mẹ nhịn ăn mà dành dụm được. Lớp học của tôi có nhiều chiếc xe đạp như thế, những chiếc xe đạp được chắt chiu từ mồ hôi của những con người vô danh. Nước mắt chợt dâng lên giữa trưa nắng gắt.
Họ đến đây đều có một điểm chung - là những người “chạy trốn”. Họ chạy trốn khỏi cái bão giá đang vần vũ. Ở đây những người lao động chân tay như họ có chỗ để sử dụng đồng tiền ít ỏi một cách hợp lý.
Nơi này mặc nhiên trở thành một chỗ lý tưởng để “ăn tạm” những bữa ăn cho qua ngày, dành tiền trang trải những thứ khác của cuộc sống. Đương nhiên đoạn đường này cũng không nằm ngoài cơn “bão giá” đôi lúc cũng khiến họ méo mặt, vừa ăn vừa than khi ổ mì càng lúc càng nhỏ, tô bún càng lúc càng ít… Nhưng dù sao họ đến đó còn tìm thấy sự chia sẻ lẫn nhau.
Tôi ghé đến một lần và ăn vội ổ bánh mì để đạp xe đi học. Bà bán bánh mì chỉ vào ông lái xe ôm đang nằm ngửa chênh vênh trên chiếc xe nghề nghiệp của mình mà rằng, bánh mì nước tương ổ ba ngàn của bà rất ngon, đến nỗi ông xe ôm quen thuộc kia ăn ngày 2 bữa. Bữa sáng và bữa trưa. Bữa trưa lẽ ra ăn cơm nhưng cơm thì giá gấp 5 lần bánh mì.
Nói rồi bà cười móm mém: “Khổ lắm cháu ơi. Lão ta ăn thế để dành tiền tiết kiếm mua cho đứa con gái chiếc xe đạp. Con bé học giỏi lắm, mới thi trúng vào đại học”.
Bà bán mì ổ còn bảo, có rất nhiều người như lão xe ôm kia, họ ăn bánh mì giá rẻ của bà bằng những lý do nghe thương thương làm sao, như tiết kiệm để mua cho vợ cái quà sinh nhật; tiết kiệm để mua cho con bé út đôi bông tai; con trai còn quá nhỏ, giảm ăn để dành sữa cho con bú…
Lại nhớ ở quê, mỗi mùa lụt đến, ăn thiếu bữa là chuyện thường. Để có cái ăn đằm bụng cho lũ trẻ bốn, năm đứa như anh em chúng tôi, ba mẹ cũng phải cắt phần của mình, nhường chén cơm ít ỏi trong mùa nước nổi. Trong khi đó, lúa chín đang nằm ngoài ruộng, gặt chạy lũ đưa được về nhà thì cũng nhìn chúng mọc mầm mà chẳng làm gì được. Những bữa ăn như thế cứ trôi qua, lũ chúng tôi vô tình, điềm nhiên như không có chuyện gì, miễn sao cái bụng khỏi cồn cào cơn đói, có biết đâu mẹ trở mình giữa đêm vì ăn không đủ, ba thở vắn than dài vì hút thuốc cho qua cơn đói.
Rồi cơm sắn bữa đủ bữa thiếu chúng tôi cũng lớn lên, đi khỏi làng, khỏi vòng tay của mẹ. Nhưng sự vun vén, cắt giảm khẩu phần ăn của ba mẹ vẫn cứ thế tiếp diễn để chúng tôi có học phí, có sách vở đi học ở xứ người.
Tôi nhìn vào chiếc xe đạp của mình mà xót xa. Trong chiếc xe đạp từ tiền dưới quê mẹ gửi lên, chắc cũng có phần mẹ nhịn ăn mà dành dụm được. Lớp học của tôi có nhiều chiếc xe đạp như thế, những chiếc xe đạp được chắt chiu từ mồ hôi của những con người vô danh. Nước mắt chợt dâng lên giữa trưa nắng gắt.
Yên Mã Sơn