- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Bất kỳ ai, trong một giây phút không bốc đồng, không khổ hạnh, không thù hận, không căm ghét ức chế bất mãn… cũng có thể trìu mến tự nói với bản thân rằng cuộc sống của mình thế này là được.
Đạt được ước mơ, có người yêu, nhặt được tiền, được săn đón và khen ngợi…, người ta có thể nói chắc nịch là tôi hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là một khỏanh khắc bạn thấy hạnh phúc, không phải là một tinh thần hạnh phúc dài lâu. Hôm nay có người yêu, mai bị đá, bạn không còn thấy hạnh phúc nữa. Đó là thứ hạnh phúc mà bạn nhờ người khác đem lại cho mình. Vậy có thứ hạnh phúc nào mình có thể tự sản sinh ra được không?
Có.
Big Smile (by Lucas Jans)
Nhà văn Hồ Anh Thái, trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”, mượn lời nhân vật chính khi đứng trước những cái chết bất ngờ xảy ra liên tục với người thân, đã bộc bạch rằng: ”Xin hãy đi dự đám tang thật nhiều, anh sẽ thôi thắc mắc những chuyện cỏn con ngòai đời, thôi đấu đá nội bộ cơ quan, thôi ham hố địa vị, thôi khát thèm tiền bạc”.
Cái chết khiến người ta thức tỉnh về sự “được sống” nhiều lắm.
Tôi tin rằng nỗi bất lực lớn nhất của đời người là phải nhìn người thân của mình không thể tiếp tục sống với mình được nữa. Vì chết là chết, chết thật sự là hết. Và chẳng có sự “hết” nào lại tuyệt đối như sự chết. Nhân loại, hôm nay người ta yêu nhau, mai người ta bỏ, người ta thở dài đánh thượt một câu “Thế là hết!”, nhưng ngày kia ngày kìa người ta lại ngựa quen đường cũ người quen hơi mà quay lại với nhau, hoặc yêu được một người khác, lại vui. Có nghĩa là: thế không phải là hết. Chết mới là hết. Sống là còn.
Kể chúng ta sống cũng buồn cười. Lúc vui thì bảo là vui lắm. Lúc bình thường thì bảo là nhạt. Lúc hơi buồn thì tưởng chết đến nơi rồi, lại bù lu bù loa lên “Thế thì chết quách đi!” hoặc “Sống làm gì nữa”, “Tao muốn chết, tao chán sống lắm rồi”… Khi tôi trải qua những nỗi bất – lực – hòan – tòan vì phải chứng kiến những cái chết của những người sống rất gần với tôi (mà đáng ra họ còn cả mấy chục năm cuộc đời phía trước), tôi đã không bao giờ còn ý nghĩ dễ dãi là “Mình muốn chết” nữa. Quan điểm về việc sống và chết cũng thay đổi hòan tòan, và giống hệt như chị Diễm Quỳnh, tôi thấy được sống đã là may mắn, những chuyện khác dù vui hay buồn, thất bại hay thành công, ok hay không ok… cũng chỉ là tẹp nhẹp.
.
—–
Nếu bạn chưa bị trải qua những chuyện xót xa khốn khổ như thế, chưa từng đứng ở vị trí như tôi hay Diễm Quỳnh để trực tiếp nhìn thấy sự sống mỏng manh đến thế nào, bạn có thể tưởng tượng thế này. Bạn đi trên đường và chứng kiến một vụ tai nạn. Người trong vụ tai nạn bị chết. (Có khi không cần tưởng tượng, ai cũng đã thấy hoặc đọc báo thấy chuyện này hàng ngày) Lúc đấy bạn cảm thấy gì? Sợ, xót, và giật mình! Đó chính là lúc bạn cảm nhận rõ sự sống mỏng manh đến thế nào đấy. Cuộc đời vẫn có thể coi là đẹp cho đến khi đùng một cái người ta ngã xuống đường và chết. Gia đình người bị nạn có khi đang lách cách bát đũa chờ người ta về dự bữa cơm thì bất thình lình nghe tin người thân mình chết. Nghĩ đến đấy bạn sẽ thấy quý trọng và bao dung với tất cả những gì mình đang có, cụ thể nhất là sẽ giữ tay lái vững hơn, vít ga chậm hơn, đi cẩn thận hơn và tự mỉm cười khi biết rằng mình vẫn còn ngày mai để sống.
—–
Gần đây trên mạng người ta truyền tay nhau đoạn clip về một cậu thanh niên thất tình, nước mắt ầng ậc khóc nấc lên thành từng chương từng hồi vì bị người yêu phản bội. Giữa vô số những câu nói rất thành khẩn và buồn cười của cậu ý, kiểu như “Tao yêu nó tao rất là quý nó”…, tôi lại rất nhớ một câu thế này:” Trong đầu tao thóang có ý nghĩ không muốn sống nữa, nhưng tao chết đi rồi cũng không giải quyết được gì cả, mà tao chết thì ai nuôi mẹ tao?”
Cậu ấy rất đúng. Chết rồi chẳng thay đổi được gì cả, người yêu vẫn đi yêu người khác. Chúng ta hay nghĩ: sống khổ thế thì nên chết đi (chắc sướng). Nhưng chết rồi còn biết sướng khổ thế nào. Còn sống mới còn cơ hội biết vui biết buồn. Chết rồi dẫu có chấm dứt được sự buồn thì cũng có biết vui là thế nào nữa đâu. Đấy là cái đúng thứ nhất. Cái thứ hai nằm ở chỗ “Tao chết rồi ai nuôi mẹ tao?” Dù là ràng buộc hay tự nguyện, người ta sống cũng không thể vì riêng mình mà còn phải vì người khác. Chết cũng thế, nếu chỉ để chấm dứt nỗi buồn của riêng mình mà làm khổ lây sang người khác thì rõ ràng là không nên.
Happy Children (by swallowtail)
—-
Có lần tôi đi chơi với bạn, trong cơn vui nó bảo: “Đi chơi thế này vui quá. Nếu những người tự tử mà dám sống thêm một ngày, biết đâu lại có cơ hội được vui như tao hôm nay.” – tôi thấy rất thú vị. Nếu biết sẽ có ngày vui chắc người ta không tự tử. Vậy đừng bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử. Miễn sống là sẽ còn mà.
“Mỗi ngày qua như trên một chuyến tàu, cuộc sống cứ trôi đi, hành trình sẽ chuyên chở thêm trải nghiệm, vui có buồn có, thành công và thất bại đan xen, nhưng dứt khoát nó hơn hẳn việc mãi mãi phải dừng lại. Suy nghĩ đó khiến tôi nhìn cuộc sống tích cực hơn, và chả còn thấy day dứt bởi điều gì nữa.”
Đạt được ước mơ, có người yêu, nhặt được tiền, được săn đón và khen ngợi…, người ta có thể nói chắc nịch là tôi hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là một khỏanh khắc bạn thấy hạnh phúc, không phải là một tinh thần hạnh phúc dài lâu. Hôm nay có người yêu, mai bị đá, bạn không còn thấy hạnh phúc nữa. Đó là thứ hạnh phúc mà bạn nhờ người khác đem lại cho mình. Vậy có thứ hạnh phúc nào mình có thể tự sản sinh ra được không?
Có.
Big Smile (by Lucas Jans)
—–
“Được sống đã là hạnh phúc” – đó là câu nói của MC Diễm Quỳnh trong một bài phỏng vấn đăng trên báo An ninh Thế giới cuối tháng 8. Khi được hỏi về sự “hài lòng” và “không hài lòng” trong cuộc sống hiện tại, chị nói rằng: ”Tôi muốn nói là được sống, để làm việc, để nuôi dạy con cái, xét cho cùng là điều đáng hài lòng rồi. Khi bạn phải tiễn người em gái thân thiết nhất, xinh đẹp, giỏi giang ra đi vội vã ở tuổi 30 vì căn bệnh ung thư, bạn sẽ thấy mình không nên phàn nàn vì những ngày đang sống”.Nhà văn Hồ Anh Thái, trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”, mượn lời nhân vật chính khi đứng trước những cái chết bất ngờ xảy ra liên tục với người thân, đã bộc bạch rằng: ”Xin hãy đi dự đám tang thật nhiều, anh sẽ thôi thắc mắc những chuyện cỏn con ngòai đời, thôi đấu đá nội bộ cơ quan, thôi ham hố địa vị, thôi khát thèm tiền bạc”.
Cái chết khiến người ta thức tỉnh về sự “được sống” nhiều lắm.
Tôi tin rằng nỗi bất lực lớn nhất của đời người là phải nhìn người thân của mình không thể tiếp tục sống với mình được nữa. Vì chết là chết, chết thật sự là hết. Và chẳng có sự “hết” nào lại tuyệt đối như sự chết. Nhân loại, hôm nay người ta yêu nhau, mai người ta bỏ, người ta thở dài đánh thượt một câu “Thế là hết!”, nhưng ngày kia ngày kìa người ta lại ngựa quen đường cũ người quen hơi mà quay lại với nhau, hoặc yêu được một người khác, lại vui. Có nghĩa là: thế không phải là hết. Chết mới là hết. Sống là còn.
Kể chúng ta sống cũng buồn cười. Lúc vui thì bảo là vui lắm. Lúc bình thường thì bảo là nhạt. Lúc hơi buồn thì tưởng chết đến nơi rồi, lại bù lu bù loa lên “Thế thì chết quách đi!” hoặc “Sống làm gì nữa”, “Tao muốn chết, tao chán sống lắm rồi”… Khi tôi trải qua những nỗi bất – lực – hòan – tòan vì phải chứng kiến những cái chết của những người sống rất gần với tôi (mà đáng ra họ còn cả mấy chục năm cuộc đời phía trước), tôi đã không bao giờ còn ý nghĩ dễ dãi là “Mình muốn chết” nữa. Quan điểm về việc sống và chết cũng thay đổi hòan tòan, và giống hệt như chị Diễm Quỳnh, tôi thấy được sống đã là may mắn, những chuyện khác dù vui hay buồn, thất bại hay thành công, ok hay không ok… cũng chỉ là tẹp nhẹp.
.
—–
Nếu bạn chưa bị trải qua những chuyện xót xa khốn khổ như thế, chưa từng đứng ở vị trí như tôi hay Diễm Quỳnh để trực tiếp nhìn thấy sự sống mỏng manh đến thế nào, bạn có thể tưởng tượng thế này. Bạn đi trên đường và chứng kiến một vụ tai nạn. Người trong vụ tai nạn bị chết. (Có khi không cần tưởng tượng, ai cũng đã thấy hoặc đọc báo thấy chuyện này hàng ngày) Lúc đấy bạn cảm thấy gì? Sợ, xót, và giật mình! Đó chính là lúc bạn cảm nhận rõ sự sống mỏng manh đến thế nào đấy. Cuộc đời vẫn có thể coi là đẹp cho đến khi đùng một cái người ta ngã xuống đường và chết. Gia đình người bị nạn có khi đang lách cách bát đũa chờ người ta về dự bữa cơm thì bất thình lình nghe tin người thân mình chết. Nghĩ đến đấy bạn sẽ thấy quý trọng và bao dung với tất cả những gì mình đang có, cụ thể nhất là sẽ giữ tay lái vững hơn, vít ga chậm hơn, đi cẩn thận hơn và tự mỉm cười khi biết rằng mình vẫn còn ngày mai để sống.
—–
Gần đây trên mạng người ta truyền tay nhau đoạn clip về một cậu thanh niên thất tình, nước mắt ầng ậc khóc nấc lên thành từng chương từng hồi vì bị người yêu phản bội. Giữa vô số những câu nói rất thành khẩn và buồn cười của cậu ý, kiểu như “Tao yêu nó tao rất là quý nó”…, tôi lại rất nhớ một câu thế này:” Trong đầu tao thóang có ý nghĩ không muốn sống nữa, nhưng tao chết đi rồi cũng không giải quyết được gì cả, mà tao chết thì ai nuôi mẹ tao?”
Cậu ấy rất đúng. Chết rồi chẳng thay đổi được gì cả, người yêu vẫn đi yêu người khác. Chúng ta hay nghĩ: sống khổ thế thì nên chết đi (chắc sướng). Nhưng chết rồi còn biết sướng khổ thế nào. Còn sống mới còn cơ hội biết vui biết buồn. Chết rồi dẫu có chấm dứt được sự buồn thì cũng có biết vui là thế nào nữa đâu. Đấy là cái đúng thứ nhất. Cái thứ hai nằm ở chỗ “Tao chết rồi ai nuôi mẹ tao?” Dù là ràng buộc hay tự nguyện, người ta sống cũng không thể vì riêng mình mà còn phải vì người khác. Chết cũng thế, nếu chỉ để chấm dứt nỗi buồn của riêng mình mà làm khổ lây sang người khác thì rõ ràng là không nên.
Happy Children (by swallowtail)
—-
Có lần tôi đi chơi với bạn, trong cơn vui nó bảo: “Đi chơi thế này vui quá. Nếu những người tự tử mà dám sống thêm một ngày, biết đâu lại có cơ hội được vui như tao hôm nay.” – tôi thấy rất thú vị. Nếu biết sẽ có ngày vui chắc người ta không tự tử. Vậy đừng bao giờ nghĩ đến chuyện tự tử. Miễn sống là sẽ còn mà.
“Mỗi ngày qua như trên một chuyến tàu, cuộc sống cứ trôi đi, hành trình sẽ chuyên chở thêm trải nghiệm, vui có buồn có, thành công và thất bại đan xen, nhưng dứt khoát nó hơn hẳn việc mãi mãi phải dừng lại. Suy nghĩ đó khiến tôi nhìn cuộc sống tích cực hơn, và chả còn thấy day dứt bởi điều gì nữa.”
<Diễm Quỳnh>
Blog Báo Mới
Blog Báo Mới