- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Xu hướng hội họp theo nhóm, chia sẻ cùng nhau với những câu chuyện vô thưởng vô phạt là một trong những cách giải trí của phái nữ. Nhưng nếu bạn không biết chọn lọc những câu chuyện để tán gẫu, không biết gạn lọc thông tin và để mình cuốn theo những buổi “buôn dưa lê” thì vô tình bạn sẽ trở thành một kẻ nhiều chuyện đáng ghét.
Những lời dèm pha, đồn thổi có tác hại vô cùng lớn đối với nạn nhân cũng như với chính người “buôn” chuyện. Đặc điểm chung của “căn bệnh” nhiều chuyện xấu xí này đó là mọi người thường tụ tập tán dóc, để ý chuyện người khác và loan truyền những điều không hay sau lưng người khác. Vậy làm cách nào để bạn có thể tránh được thói nhiều chuyện vô bổ này?
"Tam sao thất bản" với những tin đồn (Ảnh: Inmagine)
Hãy suy nghĩ trước khi nói
Lời khuyên này không có gì mới mẻ, nhưng lại là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Hãy suy nghĩ trước khi nói và trước khi làm một điều gì! Những lời nói xấu đôi khi chỉ xuất phát từ buổi tán gẫu của bạn bè, đồng nghiệp với nhau khi nhàn rỗi. Hầu như ai cũng đều rất hứng thú khi nghe một câu chuyện buồn cười, hoặc những bí mật, những điều riêng tư của người khác. Và cuốn theo nhịp độ của buổi “tám”, bạn cũng hào hứng góp thêm nhiều tình tiết hay ho vào câu chuyện mà không kịp nghĩ về những gì có thể xảy ra sau đó. Không ai tự nhận mình là người nhiều chuyện, chỉ đến khi những lời “tam sao thất bản” kia ảnh hưởng đến nạn nhân và kể cả bạn nữa thì bạn đã “kịp” mang tai tiếng đầy mình và có hối hận thì cũng đã muộn.Nói tóm lại, hãy có ý thức về giá trị và sức ảnh hưởng của lời nói của bạn, và nghĩ thêm vài giây, đặc biệt trước khi nói về người khác!
Không tham gia hội nhóm “buôn dưa”
Ai cũng sẽ có một nhóm bạn riêng, có những câu chuyện để chia sẻ, tán gẫu. Thế nhưng việc tham gia cùng những người bạn chuyên thêu dệt và đồn thổi chuyện thiên hạ thì không những rất vô bổ mà còn khiến cho bạn dễ dàng bị gắn thêm cái “mác” nhiều chuyện, khiến mọi người lánh xa vì không muốn “mang họa” vào người. Việc ngồi lê đôi mách sẽ hạ thấp giá trị của chính bản thân người nói trước khi gây ảnh hưởng xấu đến “nhân vật chính” trong câu chuyện đấy!Nếu bạn vô tình là người tiếp nhận thông tin, bạn hoàn toàn có thể khéo léo chuyển sang chủ đề khác, im lặng hoặc tỏ thái độ dứt khoát không tham gia vào câu chuyện, hoặc vì lí do nào đó bạn buộc phải nghe thì cũng nên tránh việc góp ý, thêm bớt vào. Quan trọng nhất là sau khi nghe, bạn cần phải để mọi thứ kết thúc tại đó và không tiếp tục loan truyền chúng. Bạn hãy nhớ rằng, nếu đã “buôn chuyện” không hay của người khác với bạn thì họ cũng có thể nói về bạn với những người khác y như vậy.
Đừng trở thành kẻ nhiều chuyện đáng ghét! (Ảnh: Getty Images)
Thay đổi thái độ của bản thân
Nhiều chuyện, tò mò là một trong những đặc tính nổi bật của thói ngồi lê đôi mách. Nếu bạn đang như thế thì cần phải điều chỉnh lại bản thân bằng cách:
Nếu chẳng may trở thành tâm điểm cho những cuộc tán gẫu của hội “buôn dưa”, bạn cần phải tạo cho bản thân sự tỉnh táo và phớt lờ những lời nói ấy vì “cây ngay không sợ chết đứng”. Quả thật, chẳng thoải mái gì khi có lời ra tiếng vào sau lưng mình, nhưng bạn hãy sống và làm việc tốt hơn nữa để những kẻ dèm pha kia thấy rằng lời nói của họ chẳng có giá trị gì, thậm chí còn là động lực để bạn chứng minh điều ngược lại. Nếu cần thiết, bạn nên gặp trực tiếp những kẻ nhiều chuyện kia và nói rõ quan điểm của bạn về những gì họ đang nói sau lưng bạn – “Biết cách tôn trọng cuộc sống riêng của người khác thì cuộc sống của bạn mới đáng nhận được sự tôn trọng tương tự!”
Hãy tán gẫu với những câu chuyện vô hại, vui vẻ cùng nhau (Ảnh: Inmagine)
Những cuộc tán gẫu sẽ giúp cuộc sống của bạn và mọi người xung quanh thêm thoải mái và giảm bớt căng thẳng, nhưng đừng mang chuyện của người khác ra để làm trò tiêu khiển, làm niềm vui cho cuộc trò chuyện của mình, bạn nhé!
Những lời dèm pha, đồn thổi có tác hại vô cùng lớn đối với nạn nhân cũng như với chính người “buôn” chuyện. Đặc điểm chung của “căn bệnh” nhiều chuyện xấu xí này đó là mọi người thường tụ tập tán dóc, để ý chuyện người khác và loan truyền những điều không hay sau lưng người khác. Vậy làm cách nào để bạn có thể tránh được thói nhiều chuyện vô bổ này?
"Tam sao thất bản" với những tin đồn (Ảnh: Inmagine)
Hãy suy nghĩ trước khi nói
Lời khuyên này không có gì mới mẻ, nhưng lại là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta. Hãy suy nghĩ trước khi nói và trước khi làm một điều gì! Những lời nói xấu đôi khi chỉ xuất phát từ buổi tán gẫu của bạn bè, đồng nghiệp với nhau khi nhàn rỗi. Hầu như ai cũng đều rất hứng thú khi nghe một câu chuyện buồn cười, hoặc những bí mật, những điều riêng tư của người khác. Và cuốn theo nhịp độ của buổi “tám”, bạn cũng hào hứng góp thêm nhiều tình tiết hay ho vào câu chuyện mà không kịp nghĩ về những gì có thể xảy ra sau đó. Không ai tự nhận mình là người nhiều chuyện, chỉ đến khi những lời “tam sao thất bản” kia ảnh hưởng đến nạn nhân và kể cả bạn nữa thì bạn đã “kịp” mang tai tiếng đầy mình và có hối hận thì cũng đã muộn.Nói tóm lại, hãy có ý thức về giá trị và sức ảnh hưởng của lời nói của bạn, và nghĩ thêm vài giây, đặc biệt trước khi nói về người khác!
Không tham gia hội nhóm “buôn dưa”
Ai cũng sẽ có một nhóm bạn riêng, có những câu chuyện để chia sẻ, tán gẫu. Thế nhưng việc tham gia cùng những người bạn chuyên thêu dệt và đồn thổi chuyện thiên hạ thì không những rất vô bổ mà còn khiến cho bạn dễ dàng bị gắn thêm cái “mác” nhiều chuyện, khiến mọi người lánh xa vì không muốn “mang họa” vào người. Việc ngồi lê đôi mách sẽ hạ thấp giá trị của chính bản thân người nói trước khi gây ảnh hưởng xấu đến “nhân vật chính” trong câu chuyện đấy!Nếu bạn vô tình là người tiếp nhận thông tin, bạn hoàn toàn có thể khéo léo chuyển sang chủ đề khác, im lặng hoặc tỏ thái độ dứt khoát không tham gia vào câu chuyện, hoặc vì lí do nào đó bạn buộc phải nghe thì cũng nên tránh việc góp ý, thêm bớt vào. Quan trọng nhất là sau khi nghe, bạn cần phải để mọi thứ kết thúc tại đó và không tiếp tục loan truyền chúng. Bạn hãy nhớ rằng, nếu đã “buôn chuyện” không hay của người khác với bạn thì họ cũng có thể nói về bạn với những người khác y như vậy.
Đừng trở thành kẻ nhiều chuyện đáng ghét! (Ảnh: Getty Images)
Thay đổi thái độ của bản thân
Nhiều chuyện, tò mò là một trong những đặc tính nổi bật của thói ngồi lê đôi mách. Nếu bạn đang như thế thì cần phải điều chỉnh lại bản thân bằng cách:
- Không nên để ý, dèm pha chuyện của người khác;
- Đừng nên có tính ganh tị và so sánh;
- Không kể lại, thêm bớt, suy diễn những sự việc mà bạn chỉ được nghe một chiều, không có gì xác thực;
- Hãy nghĩ xem, liệu bạn có thấy thoải mái và vui vẻ khi có kẻ luôn soi mói, tọc mạch chuyện riêng của bạn?
- Nếu có những vấn đề không rõ ràng liên quan đến người khác khiến bạn khó chịu hay bận tâm, hãy tâm sự với người thân trong gia đình hoặc bạn thân – người mà bạn hoàn toàn tin tưởng, hoặc trao đổi trực tiếp với chính “đối phương” để tìm ra cách giải quyết.
Nếu chẳng may trở thành tâm điểm cho những cuộc tán gẫu của hội “buôn dưa”, bạn cần phải tạo cho bản thân sự tỉnh táo và phớt lờ những lời nói ấy vì “cây ngay không sợ chết đứng”. Quả thật, chẳng thoải mái gì khi có lời ra tiếng vào sau lưng mình, nhưng bạn hãy sống và làm việc tốt hơn nữa để những kẻ dèm pha kia thấy rằng lời nói của họ chẳng có giá trị gì, thậm chí còn là động lực để bạn chứng minh điều ngược lại. Nếu cần thiết, bạn nên gặp trực tiếp những kẻ nhiều chuyện kia và nói rõ quan điểm của bạn về những gì họ đang nói sau lưng bạn – “Biết cách tôn trọng cuộc sống riêng của người khác thì cuộc sống của bạn mới đáng nhận được sự tôn trọng tương tự!”
Hãy tán gẫu với những câu chuyện vô hại, vui vẻ cùng nhau (Ảnh: Inmagine)
Những cuộc tán gẫu sẽ giúp cuộc sống của bạn và mọi người xung quanh thêm thoải mái và giảm bớt căng thẳng, nhưng đừng mang chuyện của người khác ra để làm trò tiêu khiển, làm niềm vui cho cuộc trò chuyện của mình, bạn nhé!