- Tham gia
- 12/10/2011
- Bài viết
- 60
Nguồn: GKSN
TT - Những ngành “hot” hiện nay có còn “hot” không, xã hội phát triển ngày nay cần những loại ngành nghề gì nhất...? Những câu hỏi ấy có thể rất khó trả lời nhưng cũng có thể thật đơn giản nếu chúng ta có những căn cứ nhất định từ bản thân, từ các thông tin định hướng nghề nghiệp mà các bạn đã có. Tuy nhiên, đừng quá “tham lam” dẫn đến “bội thực” thông tin khiến bạn thêm hoang mang. Hãy kiên định và đừng cầu toàn khi có một lựa chọn nào đó và hãy bắt đầu từ những định hướng hết sức cụ thể! Lựa chọn một trường nào đó để dự thi, bạn hãy trả lời câu hỏi đầu tiên: Bạn muốn làm gì, bạn thích làm việc gì, bạn sẽ trở thành con người như thế nào? Nghề là một công việc ổn định với những kỹ năng hết sức cụ thể, một nghề có thể được khai thác, phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau, có khi cùng một nghề lại có những yêu cầu về chuyện thi cử rất khác biệt.
Hãy hình dung trong nhận thức, trong tưởng tượng của mình nghề mình muốn có, con người mình muốn trở thành sẽ có những yêu cầu gì, có phù hợp với điều kiện, với các ưu thế chủ quan hoặc với những cơ hội sắp đến của mình không... Để biết mình thích nghề gì, phù hợp với công việc gì, các bạn có thể tham khảo nhiều cách thông qua ý kiến những người làm nghề có kinh nghiệm, hay thông qua chính sự quan sát của bản thân. Chọn nghề trước hết không nên chỉ căn cứ vào việc kiếm sống nhất thời mà hãy tự nhủ nghề nào cũng có cơ hội để được chắp cánh, mọi người đều có thể thành công và làm giàu với nghề nghiệp của mình.
Chọn nghề, hãy mở rộng cho mình nhiều cơ hội, không chỉ “bắt dính” một công việc hoặc một nghề ấn tượng nào đó, hãy nhớ khi có nhiều hơn một lựa chọn, bạn sẽ có điều kiện lắng nghe mình nhiều hơn, sẽ biết rõ mình muốn gì nhiều hơn. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ được gì khi chọn nghề mình yêu thích và ngược lại, rồi tự mình trả lời câu hỏi: mình có sống được với nghề đó không. Cố gắng phân biệt điều gì mình thích nhất, việc gì mình có thể làm hay nhất, năng khiếu thật sự của mình là gì...
Đừng nhầm lẫn điều mình thích và điều mình có thể làm được vì nhiều lúc thích nhưng lại không thể làm được như mình muốn... Sau khi đã xác định một nghề để theo đuổi, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin để chọn ngành phù hợp. Ngành học là cốt lõi của việc được làm đúng nghề mình ưa thích. Nếu bạn thích chọn một ngành thật “kêu” nhưng lại không được làm điều mình thích hoặc không làm được nghề như mong muốn, bạn cũng sẽ cảm thấy không thật sự hài lòng.
Hãy thật tỉnh táo khi chọn ngành, vì hiện nay khá nhiều ngành có tên gọi rất ấn tượng nhưng công việc cụ thể có khi lại không được xác định rõ ràng, nghĩa là tính chất nghề nghiệp không thật sự thực tế... Bạn cũng nên nhớ học một ngành có thể làm được nhiều nghề và một nghề có thể đòi hỏi kiến thức của nhiều ngành.
TS ĐINH PHƯƠNG DUY
Tất nhiên những điều mà chúng ta thường nghe hoặc xem trên báo hay tv thường không chính xác 100%. và những điều như "ngành hot" chỉ là 1 khái niệm ảo. có khá nhiều trường hợp chọn ngành chỉ vì "nghe tên ngành có vẻ ghê" . nói chung học sinh phải là người chủ động trong việc chọn lựa, không ai có thể chọn thay cho hs được, những bộ công cụ hay trắc nghiệm bản thân, chọn ngành giúp bạn v.v chỉ nên sử dụng với mức tham khảo, vì những điều mà những bản trắc nghiệm đó chỉ được đúc kết qua khảo sát hoặc nguyên cứu trên 1 nhóm người (nhiều lắm là 100.000 người), nhưng tình hình dân số trái đất là gần 7 tỷ người
nói thế thì hiểu rùi
TT - Những ngành “hot” hiện nay có còn “hot” không, xã hội phát triển ngày nay cần những loại ngành nghề gì nhất...? Những câu hỏi ấy có thể rất khó trả lời nhưng cũng có thể thật đơn giản nếu chúng ta có những căn cứ nhất định từ bản thân, từ các thông tin định hướng nghề nghiệp mà các bạn đã có. Tuy nhiên, đừng quá “tham lam” dẫn đến “bội thực” thông tin khiến bạn thêm hoang mang. Hãy kiên định và đừng cầu toàn khi có một lựa chọn nào đó và hãy bắt đầu từ những định hướng hết sức cụ thể! Lựa chọn một trường nào đó để dự thi, bạn hãy trả lời câu hỏi đầu tiên: Bạn muốn làm gì, bạn thích làm việc gì, bạn sẽ trở thành con người như thế nào? Nghề là một công việc ổn định với những kỹ năng hết sức cụ thể, một nghề có thể được khai thác, phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực rất khác nhau, có khi cùng một nghề lại có những yêu cầu về chuyện thi cử rất khác biệt.
Hãy hình dung trong nhận thức, trong tưởng tượng của mình nghề mình muốn có, con người mình muốn trở thành sẽ có những yêu cầu gì, có phù hợp với điều kiện, với các ưu thế chủ quan hoặc với những cơ hội sắp đến của mình không... Để biết mình thích nghề gì, phù hợp với công việc gì, các bạn có thể tham khảo nhiều cách thông qua ý kiến những người làm nghề có kinh nghiệm, hay thông qua chính sự quan sát của bản thân. Chọn nghề trước hết không nên chỉ căn cứ vào việc kiếm sống nhất thời mà hãy tự nhủ nghề nào cũng có cơ hội để được chắp cánh, mọi người đều có thể thành công và làm giàu với nghề nghiệp của mình.
Chọn nghề, hãy mở rộng cho mình nhiều cơ hội, không chỉ “bắt dính” một công việc hoặc một nghề ấn tượng nào đó, hãy nhớ khi có nhiều hơn một lựa chọn, bạn sẽ có điều kiện lắng nghe mình nhiều hơn, sẽ biết rõ mình muốn gì nhiều hơn. Hãy thử tưởng tượng bạn sẽ được gì khi chọn nghề mình yêu thích và ngược lại, rồi tự mình trả lời câu hỏi: mình có sống được với nghề đó không. Cố gắng phân biệt điều gì mình thích nhất, việc gì mình có thể làm hay nhất, năng khiếu thật sự của mình là gì...
Đừng nhầm lẫn điều mình thích và điều mình có thể làm được vì nhiều lúc thích nhưng lại không thể làm được như mình muốn... Sau khi đã xác định một nghề để theo đuổi, bạn có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin để chọn ngành phù hợp. Ngành học là cốt lõi của việc được làm đúng nghề mình ưa thích. Nếu bạn thích chọn một ngành thật “kêu” nhưng lại không được làm điều mình thích hoặc không làm được nghề như mong muốn, bạn cũng sẽ cảm thấy không thật sự hài lòng.
Hãy thật tỉnh táo khi chọn ngành, vì hiện nay khá nhiều ngành có tên gọi rất ấn tượng nhưng công việc cụ thể có khi lại không được xác định rõ ràng, nghĩa là tính chất nghề nghiệp không thật sự thực tế... Bạn cũng nên nhớ học một ngành có thể làm được nhiều nghề và một nghề có thể đòi hỏi kiến thức của nhiều ngành.
TS ĐINH PHƯƠNG DUY
Tất nhiên những điều mà chúng ta thường nghe hoặc xem trên báo hay tv thường không chính xác 100%. và những điều như "ngành hot" chỉ là 1 khái niệm ảo. có khá nhiều trường hợp chọn ngành chỉ vì "nghe tên ngành có vẻ ghê" . nói chung học sinh phải là người chủ động trong việc chọn lựa, không ai có thể chọn thay cho hs được, những bộ công cụ hay trắc nghiệm bản thân, chọn ngành giúp bạn v.v chỉ nên sử dụng với mức tham khảo, vì những điều mà những bản trắc nghiệm đó chỉ được đúc kết qua khảo sát hoặc nguyên cứu trên 1 nhóm người (nhiều lắm là 100.000 người), nhưng tình hình dân số trái đất là gần 7 tỷ người