- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Hưng dứt khoát đề nghị công ty trả lương thử việc 1.000 USD/tháng.
Du học sinh về nước sẽ có nhiều lợi thế, dễ kiếm việc lương cao ngất ngưỡng, được trọng dụng. Quan niệm chung là như vậy, nhưng thực tế cho thấy không dễ chút nào.
Quan điểm “du học = lương cao”
Trở về sau một thời gian dài du học tại Úc, Q.Hưng trở về với kì vọng và là niềm tự hào của gia đình. Chưa kịp tận hưởng, anh đã bị gia đình ra tối hậu thư “Du học về với bằng cấp của con thì chỗ nào trả lương trên 1.000 đô thì mới làm việc, chứ lương thấp quá thì không được, với lại bao nhiêu công sức tiền bạc ba mẹ bỏ ra, mà lương được vài đồng thì thà đừng về nước làm gì”.
Hưng nộp đơn rất nhiều công ty. Ở đâu anh cũng dứt khoát đề nghị công ty trả lương thử việc 1.000 USD/tháng và nhận đươc ánh mắt kinh ngạc của nhà tuyển dụng. Cuối cùng anh được nhận tại một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức lương chỉ tầm 6 triệu đồng/tháng.
Tương tự, Lê Anh Quân, sinh viên ĐH Florida (Mỹ), tâm sự:“Sau khi tốt nghiệp, mình được một công ty nước sở tại nhận việc ngay. Nhưng do muốn được ở gần gia đình và bạn gái, mong muốn đóng góp cho đất nước nên mình quyết định trở về.
Nhưng mình lại khá hụt hẫng vì không thể bắt nhịp với cuộc sống, môi trường làm việc tại quê nhà. Nhiều điều học được ở trường hoàn toàn không phù hợp để áp dụng. Anh không biết phải bắt đầu từ đâu".
Trường hợp của Hoàng Đức (du học sinh Mỹ) cũng bi đát không kém. Đức đã có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam, sau đó quyết định đi du học. Tốt nghiệp, Đức về nước, nhiều công ty gọi mời, các nhà tuyển dụng đều rất chuyên nghiệp.
Thế nhưng, kiến thức học được tại nước ngoài và văn hóa làm việc khiến Đức cảm thấy không phù hợp ờ Việt Nam.
"Lương bổng cũng không cao hơn mà chỉ hưởng cùng bậc lương như các bạn làm cùng phòng, cùng việc. Thấy công sức du học thật lãng phí”, Đức chia sẻ.
Đi đâu..về đâu
Cảm thấy việc thích nghi lại môi trường và văn hóa tại quê nhà không phù hợp. Đức quyết định khăn gói sang làm việc tại Philippines với vị trí của một nhân viên Digital Marketing.
“Mặc dù phải xa nhà một lần nữa nhưng mình thấy vui vì đã tìm được môi trường làm việc phù hợp tại Philippines. Vì Phil là đất nước đa văn hóa. Được làm việc với 100% người nước ngoài, học hỏi, trau dồi thêm ngoại ngữ, vốn sống.
Các chế độ cho nhân viên rất tốt. Mức lương và công việc phù hợp với những gì mình đã được học nên mình thấy thoải mái lắm”, anh hồ hởi chia sẻ.
Cũng có những bạn ở lại kiên trì và bắt đầu hưởng quả ngọt. Kim Ngân, du học Canada về, cho biết cô hài lòng với mức lương khởi điểm 350$/ tháng sau khi về nước. Gần 1 năm làm việc mức lương tăng nhanh đúng mong đợi của cô.
Môi trường làm việc, mức lương, vị trí công việc là những thách thức đối với không ít các bạn du học sinh. Họ kì vọng quá nhiều vào tấm bằng của mình.
“Bạn sẽ có ưu thế hơn về ngoại ngữ, song du học sinh hay sinh viên tốt nghiệp trong nước đều ngang nhau ở chỗ chưa có kinh nghiệm. Điều nhà tuyển dụng trông chờ là các bạn sẽ chứng minh khả năng của mình như thế nào trong thực tế.
Bạn cần dẹp bỏ cái tôi của mình, đừng nghĩ du học về thì phải được hơn người khác, phải thay đổi suy nghĩ để có thể thích nghi và hòa nhập hơn ", Ngân chia sẻ.
Môi trường làm việc là vấn đề quan tâm của hầu hết du học sinh
Thực tế cho thấy rằng không phải tất cả những gì được học ở nước ngoài đều có thể áp dụng ở Việt Nam. Do có quá nhiều sự khác biệt về văn hóa, kiến thức, đặc điểm kinh tế nên rất nhiều DHS gặp phải tình trạng "khó hòa nhập".
Theo chị Hoàng Anh cựu du học sinh Pháp, hiện tại là giám đốc nhân sự tại một công ty truyền thông. Chị chia sẻ kinh nghiệm sau 10 năm làm việc tại nước ngoài. “Du học đồng nghĩa là các bạn sẽ được học những điều hoàn toàn mới mẻ, thích nghi với môi trường sống cũng như học tập khác biệt so với quê nhà.
Trở về sau một thời gian dài học tập và làm việc ở nước ngoài, bạn phải quen với việc thích nghi thêm một lần nữa, khiến nhiều bạn bi gò bó, lạc lõng, khó hòa nhập với môi trường vì thế sẽ hạn chế khả năng phát huy trong công việc.
Điều quan trọng nhất là phải biết thay đổi và sử dụng vốn liếng của mình áp dụng phù hợp với thực tế. Vượt qua được những điều đó sẽ giúp bạn thành công và phát huy tốt nhất khả năng của mình".
Quan điểm “du học = lương cao”
Trở về sau một thời gian dài du học tại Úc, Q.Hưng trở về với kì vọng và là niềm tự hào của gia đình. Chưa kịp tận hưởng, anh đã bị gia đình ra tối hậu thư “Du học về với bằng cấp của con thì chỗ nào trả lương trên 1.000 đô thì mới làm việc, chứ lương thấp quá thì không được, với lại bao nhiêu công sức tiền bạc ba mẹ bỏ ra, mà lương được vài đồng thì thà đừng về nước làm gì”.
Hưng nộp đơn rất nhiều công ty. Ở đâu anh cũng dứt khoát đề nghị công ty trả lương thử việc 1.000 USD/tháng và nhận đươc ánh mắt kinh ngạc của nhà tuyển dụng. Cuối cùng anh được nhận tại một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức lương chỉ tầm 6 triệu đồng/tháng.
Tương tự, Lê Anh Quân, sinh viên ĐH Florida (Mỹ), tâm sự:“Sau khi tốt nghiệp, mình được một công ty nước sở tại nhận việc ngay. Nhưng do muốn được ở gần gia đình và bạn gái, mong muốn đóng góp cho đất nước nên mình quyết định trở về.
Nhưng mình lại khá hụt hẫng vì không thể bắt nhịp với cuộc sống, môi trường làm việc tại quê nhà. Nhiều điều học được ở trường hoàn toàn không phù hợp để áp dụng. Anh không biết phải bắt đầu từ đâu".
Trường hợp của Hoàng Đức (du học sinh Mỹ) cũng bi đát không kém. Đức đã có kinh nghiệm đi làm ở Việt Nam, sau đó quyết định đi du học. Tốt nghiệp, Đức về nước, nhiều công ty gọi mời, các nhà tuyển dụng đều rất chuyên nghiệp.
Thế nhưng, kiến thức học được tại nước ngoài và văn hóa làm việc khiến Đức cảm thấy không phù hợp ờ Việt Nam.
"Lương bổng cũng không cao hơn mà chỉ hưởng cùng bậc lương như các bạn làm cùng phòng, cùng việc. Thấy công sức du học thật lãng phí”, Đức chia sẻ.
Đi đâu..về đâu
Cảm thấy việc thích nghi lại môi trường và văn hóa tại quê nhà không phù hợp. Đức quyết định khăn gói sang làm việc tại Philippines với vị trí của một nhân viên Digital Marketing.
“Mặc dù phải xa nhà một lần nữa nhưng mình thấy vui vì đã tìm được môi trường làm việc phù hợp tại Philippines. Vì Phil là đất nước đa văn hóa. Được làm việc với 100% người nước ngoài, học hỏi, trau dồi thêm ngoại ngữ, vốn sống.
Các chế độ cho nhân viên rất tốt. Mức lương và công việc phù hợp với những gì mình đã được học nên mình thấy thoải mái lắm”, anh hồ hởi chia sẻ.
Cũng có những bạn ở lại kiên trì và bắt đầu hưởng quả ngọt. Kim Ngân, du học Canada về, cho biết cô hài lòng với mức lương khởi điểm 350$/ tháng sau khi về nước. Gần 1 năm làm việc mức lương tăng nhanh đúng mong đợi của cô.
Môi trường làm việc, mức lương, vị trí công việc là những thách thức đối với không ít các bạn du học sinh. Họ kì vọng quá nhiều vào tấm bằng của mình.
“Bạn sẽ có ưu thế hơn về ngoại ngữ, song du học sinh hay sinh viên tốt nghiệp trong nước đều ngang nhau ở chỗ chưa có kinh nghiệm. Điều nhà tuyển dụng trông chờ là các bạn sẽ chứng minh khả năng của mình như thế nào trong thực tế.
Bạn cần dẹp bỏ cái tôi của mình, đừng nghĩ du học về thì phải được hơn người khác, phải thay đổi suy nghĩ để có thể thích nghi và hòa nhập hơn ", Ngân chia sẻ.
Môi trường làm việc là vấn đề quan tâm của hầu hết du học sinh
Theo chị Hoàng Anh cựu du học sinh Pháp, hiện tại là giám đốc nhân sự tại một công ty truyền thông. Chị chia sẻ kinh nghiệm sau 10 năm làm việc tại nước ngoài. “Du học đồng nghĩa là các bạn sẽ được học những điều hoàn toàn mới mẻ, thích nghi với môi trường sống cũng như học tập khác biệt so với quê nhà.
Trở về sau một thời gian dài học tập và làm việc ở nước ngoài, bạn phải quen với việc thích nghi thêm một lần nữa, khiến nhiều bạn bi gò bó, lạc lõng, khó hòa nhập với môi trường vì thế sẽ hạn chế khả năng phát huy trong công việc.
Điều quan trọng nhất là phải biết thay đổi và sử dụng vốn liếng của mình áp dụng phù hợp với thực tế. Vượt qua được những điều đó sẽ giúp bạn thành công và phát huy tốt nhất khả năng của mình".
Theo Thebox