- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Tôi đã từng sống như kẻ mộng du cho đến khi gặp lại người thầy ấy...
Còn nhớ rất rõ đó là một ngày vào tháng 3 âm lịch “bà già chết cóng”. Tôi đang loay hoay tìm nhặt những cuốn truyện tiểu thuyết ba xu, thì bỗng dưng thầy bước đến kéo nhẹ áo tôi và nói “Em mà cũng mê mấy thứ này sao? Tôi không tin đó!”. Nếu như trước đây ai đó nói với tôi như vậy, tôi sẽ mỉm cười cho rằng họ hoàn toàn chính xác. Chỉ tiếc là mọi thứ lúc này đã không trôi theo đúng quỹ đạo thông thường, nên tôi cũng đâu nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt thế. “Có sao đâu. Giống nhau cả mà thôi!”, tôi nhún vai ra chiều bất cần lắm.
Thế rồi hai thầy trò đi uống nước. Thầy vẫn giản dị và nhẹ nhàng như xưa, chẳng có gì thay đổi dù 2 năm không gặp. Chỉ có duy nhất một thứ khác, đó là tóc thầy đã bắt đầu điểm thêm một hai sợi bạc. Thầy chính là Mr “Đáng Kính” dạy toán lớp tôi năm đầu trung học. Sau đó xin sang Singapore bảo vệ luận án thạc sỹ. Kể từ đó tôi không còn gặp lại. “Ngày xưa tôi cũng phải thi đại học đến lần thứ 4 mới đỗ đấy!”, thầy bắt đầu ngó tôi một cách nghiêm túc. “Vấp ngã cỏn con như thế mà đã suy sụp tinh thần rồi sao? Bản lĩnh quậy phá và bất chấp nguy hiểm của em để đâu? Tôi còn nhớ chính em là người dán lên lưng tôi tờ quảng cáo “100% chưa vợ, nhưng một đàn con rơi”. Lúc đó em tươi trẻ lắm, chứ không ủ rũ thế này. Thôi, về chuẩn bị ôn thi đi!”.
Thi! Thi! Thi! Có lẽ cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút ấy. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức và tâm khảm của tôi, để mỗi lần nhớ lại tôi vẫn thấy đau.
“Học ngu thì phải trượt thôi!” Đó là lời bác cả phán thật xanh rờn khi nghe tin tôi thi trượt đại học. Tôi biết, bản thân cũng chẳng giỏi giang gì, nhưng cái từ “ngu” ấy nó như con ma đói bám riết tôi không nguôi.
Suốt quãng thời gian biết điểm tôi không dám thò mặt ra khỏi nhà. Một phần vì xấu hổ, nhục nhã. Một phần vì không muốn nghe người ta rỉ tai nhau “Con T còn không đỗ thì con tôi làm sao đến lượt”. Họ coi tôi như một tấm bình phong để giải thích cho cái sự “dốt” của con cái họ, để đem tôi ra so sánh như một trò hề vì đó chắc hẳn phải là điều hiển nhiên. Thực ra, bản thân tôi còn không dám tin có lúc lại rơi vào thảm cảnh đó, một thất bại nặng nề và nghiệt ngã nhất ở tuổi 18.
Thế nhưng gia đình tôi lại không chịu hiểu cho nỗi khổ của tôi. Họ không chấp nhận được một sự thật phũ phàng như thế. Họ bắt đầu trách móc, dè bỉu, coi khinh: “Mang tiếng học trường chuyên. Chuyên cái gì?”. Tôi chỉ biết ngậm lòng, rồi nằm lăn trên gi.ường khóc nức nở. Họ có biết rằng họ đau một thì tôi đau 10 hay không? Họ có thấy rằng lời nói cục cằn của họ làm tổn thương tôi không? Hay họ chỉ thích làm như thế thì lòng họ mới có phần thanh thản?
Nỗi đau ngày một tăng lên khi đám bạn lên thủ đô nhập học, bỏ mặc tôi ở nhà gặm nhấm nỗi buồn tủi cực. Tôi chán nản đến cùng quẫn, để rồi cả ngày chỉ biết giết thời gian bằng những trò games điện tử, chat chit tùm lum, rồi lao vào ghiền tiểu thuyết như một kẻ nghiện truyện mà quên mất học hành. Nhưng chính thầy, thầy đã đến và phân tích cho tôi hiểu những gì cần làm là hãy đứng lên, đi trên đôi chân sức mạnh của bản thân, vượt qua rào cản dư luận, chấp nhận đối mặt thực tế. Trong xã hội này còn có nhiều chướng ngại vật lớn lao khác quan trọng hơn. Chuyện đại học chỉ nằm trong một phần rất nhỏ của cuộc đời. Và thầy còn nói nhiều hơn nữa về bản thân thầy mà trước giờ tôi chưa khi nào nghe ai nhắc đến.
Một nỗi niềm, một sự dằn vặt và cả một sự nuối tiếc, xen lẫn cảm giác hối hận vì… thầy đã có lần vì chuyện thi không đỗ mà uống 20 viên thuốc ngủ (câu chuyện bí mật). May mắn đã mỉm cười khi cho thầy có cơ hội được sống, để chiêm nghiệm sai lầm. Và thầy không muốn học trò của mình sa vào con đường lầm lỗi cũ.
Rồi kể từ đó, tôi đăng ký theo học một lớp của thầy. Thầy đã chỉ bảo tôi tận tình cả 2 môn còn lại mỗi khi tôi thấy khó. Kết quả cuối cùng, sau những nỗ lực phấn đấu trong thời gian ngắn ngủi, tôi đã trúng tuyển vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội với một điểm số mà nhiều người mơ ước.
Và giờ đây sau gần 10 năm bên thầy, tôi vẫn luôn có cảm giác bình an và hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó chỉ có tôi mới hiểu, tâm trạng của cô học trò yêu thầy từ những bài giảng, để rồi quyết tâm thi đạt như đúng điểm số của thầy sau 3 lần thất bại. Quả đúng như lời thầy tôi nói: “Ai trên đời cũng có thể tiến xa. Nếu vấp ngã biết tự mình đứng dậy. Hạnh phúc giống như bầu trời này vậy. Sẽ chẳng dành cho một riêng ai!”.
[/FONT]
Còn nhớ rất rõ đó là một ngày vào tháng 3 âm lịch “bà già chết cóng”. Tôi đang loay hoay tìm nhặt những cuốn truyện tiểu thuyết ba xu, thì bỗng dưng thầy bước đến kéo nhẹ áo tôi và nói “Em mà cũng mê mấy thứ này sao? Tôi không tin đó!”. Nếu như trước đây ai đó nói với tôi như vậy, tôi sẽ mỉm cười cho rằng họ hoàn toàn chính xác. Chỉ tiếc là mọi thứ lúc này đã không trôi theo đúng quỹ đạo thông thường, nên tôi cũng đâu nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt thế. “Có sao đâu. Giống nhau cả mà thôi!”, tôi nhún vai ra chiều bất cần lắm.
Thế rồi hai thầy trò đi uống nước. Thầy vẫn giản dị và nhẹ nhàng như xưa, chẳng có gì thay đổi dù 2 năm không gặp. Chỉ có duy nhất một thứ khác, đó là tóc thầy đã bắt đầu điểm thêm một hai sợi bạc. Thầy chính là Mr “Đáng Kính” dạy toán lớp tôi năm đầu trung học. Sau đó xin sang Singapore bảo vệ luận án thạc sỹ. Kể từ đó tôi không còn gặp lại. “Ngày xưa tôi cũng phải thi đại học đến lần thứ 4 mới đỗ đấy!”, thầy bắt đầu ngó tôi một cách nghiêm túc. “Vấp ngã cỏn con như thế mà đã suy sụp tinh thần rồi sao? Bản lĩnh quậy phá và bất chấp nguy hiểm của em để đâu? Tôi còn nhớ chính em là người dán lên lưng tôi tờ quảng cáo “100% chưa vợ, nhưng một đàn con rơi”. Lúc đó em tươi trẻ lắm, chứ không ủ rũ thế này. Thôi, về chuẩn bị ôn thi đi!”.
Thi! Thi! Thi! Có lẽ cả đời này tôi sẽ không bao giờ quên được giây phút ấy. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức và tâm khảm của tôi, để mỗi lần nhớ lại tôi vẫn thấy đau.
“Học ngu thì phải trượt thôi!” Đó là lời bác cả phán thật xanh rờn khi nghe tin tôi thi trượt đại học. Tôi biết, bản thân cũng chẳng giỏi giang gì, nhưng cái từ “ngu” ấy nó như con ma đói bám riết tôi không nguôi.
Suốt quãng thời gian biết điểm tôi không dám thò mặt ra khỏi nhà. Một phần vì xấu hổ, nhục nhã. Một phần vì không muốn nghe người ta rỉ tai nhau “Con T còn không đỗ thì con tôi làm sao đến lượt”. Họ coi tôi như một tấm bình phong để giải thích cho cái sự “dốt” của con cái họ, để đem tôi ra so sánh như một trò hề vì đó chắc hẳn phải là điều hiển nhiên. Thực ra, bản thân tôi còn không dám tin có lúc lại rơi vào thảm cảnh đó, một thất bại nặng nề và nghiệt ngã nhất ở tuổi 18.
Thế nhưng gia đình tôi lại không chịu hiểu cho nỗi khổ của tôi. Họ không chấp nhận được một sự thật phũ phàng như thế. Họ bắt đầu trách móc, dè bỉu, coi khinh: “Mang tiếng học trường chuyên. Chuyên cái gì?”. Tôi chỉ biết ngậm lòng, rồi nằm lăn trên gi.ường khóc nức nở. Họ có biết rằng họ đau một thì tôi đau 10 hay không? Họ có thấy rằng lời nói cục cằn của họ làm tổn thương tôi không? Hay họ chỉ thích làm như thế thì lòng họ mới có phần thanh thản?
Nỗi đau ngày một tăng lên khi đám bạn lên thủ đô nhập học, bỏ mặc tôi ở nhà gặm nhấm nỗi buồn tủi cực. Tôi chán nản đến cùng quẫn, để rồi cả ngày chỉ biết giết thời gian bằng những trò games điện tử, chat chit tùm lum, rồi lao vào ghiền tiểu thuyết như một kẻ nghiện truyện mà quên mất học hành. Nhưng chính thầy, thầy đã đến và phân tích cho tôi hiểu những gì cần làm là hãy đứng lên, đi trên đôi chân sức mạnh của bản thân, vượt qua rào cản dư luận, chấp nhận đối mặt thực tế. Trong xã hội này còn có nhiều chướng ngại vật lớn lao khác quan trọng hơn. Chuyện đại học chỉ nằm trong một phần rất nhỏ của cuộc đời. Và thầy còn nói nhiều hơn nữa về bản thân thầy mà trước giờ tôi chưa khi nào nghe ai nhắc đến.
Một nỗi niềm, một sự dằn vặt và cả một sự nuối tiếc, xen lẫn cảm giác hối hận vì… thầy đã có lần vì chuyện thi không đỗ mà uống 20 viên thuốc ngủ (câu chuyện bí mật). May mắn đã mỉm cười khi cho thầy có cơ hội được sống, để chiêm nghiệm sai lầm. Và thầy không muốn học trò của mình sa vào con đường lầm lỗi cũ.
Rồi kể từ đó, tôi đăng ký theo học một lớp của thầy. Thầy đã chỉ bảo tôi tận tình cả 2 môn còn lại mỗi khi tôi thấy khó. Kết quả cuối cùng, sau những nỗ lực phấn đấu trong thời gian ngắn ngủi, tôi đã trúng tuyển vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội với một điểm số mà nhiều người mơ ước.
Và giờ đây sau gần 10 năm bên thầy, tôi vẫn luôn có cảm giác bình an và hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó chỉ có tôi mới hiểu, tâm trạng của cô học trò yêu thầy từ những bài giảng, để rồi quyết tâm thi đạt như đúng điểm số của thầy sau 3 lần thất bại. Quả đúng như lời thầy tôi nói: “Ai trên đời cũng có thể tiến xa. Nếu vấp ngã biết tự mình đứng dậy. Hạnh phúc giống như bầu trời này vậy. Sẽ chẳng dành cho một riêng ai!”.
[/FONT]