Dùng di động kiểu sinh viên

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Làm sao để tiết kiệm mà lại hiệu quả?
Muốn liên lạc với bạn bè và lướt web "thả ga" nhưng mỗi tháng bố mẹ chỉ cho xài di động dưới 100.000 đồng, thậm chí còn ít hơn chính vì vậy nhiều bạn sinh viên đã “lùng sục” để tìm được một gói cước di động phù hợp với kinh tế eo hẹp của mình.


631848-ddsv2.jpg

Có mặt tại khu vực giới thiệu dịch vụ của Vinaphone tại Triển lãm Moblie Vietnam 2012 vừa diễn ra Hà nội, khá đông bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên các trường đại học đã tới đây tìm hiểu, trả nghiệm các dịch vụ, các ứng dụng di động của Vinaphone.

Một trong những thông tin mà nhiều bạn quan tâm, hỏi han nhân viên của Vinaphone nhiều nhất chính là: “Nhân dịp này có thêm ưu đãi gì cho gói cước sinh viên không ạ?”

Chuyện của Hà

“Chân ướt chân ráo” từ cao nguyên Mộc Châu về Hà Nội nhập học, việc đầu tiên mà Hà - một tân sinh viên của khoa CNTT trường Bách Khoa là tham khảo ngay bạn bè xem làm sao có thể vẫn được dùng di động và lại tiết kiệm theo đúng kiểu sinh viên. Hà chia sẻ “Hiện có nhiều gói cước quá, em cũng rối nên chả biết chả biết dùng gói nào cho phù hợp nên cách tốt nhất là hỏi thăm bạn bè chị ạ”. Tham khảo một hồi rồi thì Hà cũng quyết định chọn mua một bộ Alo với mức giá chưa đầy 400.000 đồng.

Khá hài lòng với lựa chọn của mình, Hà chia sẻ: “Mua bộ điện thoại Alo, trong 10 tháng tiếp theo mỗi tháng em được cộng 21.000 đồng. Nếu đăng kí gói cước sinh viên, hàng tháng, em được cộng 30.000 đồng vào trong tài khoản gọi, nhắn tín miễn phí tới các thuê bao di động, cố định thuộc VNPT. Nếu khéo xài thì trong vòng 1 năm tới, em sẽ chi mất chi phí rất nhỏ để nuôi “dế” mà vẫn có thể nói chuyện thường xuyên với ba má và nhỏ bạn thân. Có cái điện thoại để thường xuyên gọi điện về nhà, không phải quá lo về chi phí nuôi “dế”, em thấy nhẹ nhõm, thoải mái hẳn, không sợ mỗi khi nhớ nhà phải tủi thân một mình nữa.”.

631848-ddsv1.jpg


Có nhiều cách thông minh để dùng di động vừa hiệu quả vừa tiết kiệm


Cũng nhờ bạn bè “mách” mà Hà còn tiết kiệm được triệt để hơn khi đăng kí số điện thoại của ba má, của vài nhỏ bạn thân vào danh sách 5 số gọi thân thiết của dịch vụ Talk24 để được giảm 70% cước gọi. Với số của thầy cô, bạn bè mới trong thành phố, Hà đăng kí tính năng cộng đồng để chỉ phải trả 590 đồng/phút gọi. Thèm “tám chuyện” với nhỏ bạn thân cũng xài mạng Vinaphone, hết tiền gọi thì có thể chat chit qua tin nhắn với 100 SMS và 25MMS nội mạng miễn phí mỗi tháng.

Mẹo xài “dế” của teen

Đã có tí “thâm niên” dùng di động, cũng đã tham gia không ít cuộc tranh luận với bạn bè với chủ đề “làm thế nào để dù ít tiền nhưng vẫn xài di động thoải mái”, Cường, sinh viên năm nhất Học viện Ngân hàng đã nghĩ ra những mẹo riêng để "nới" tài khoản cho mình. Cường kể, em được dùng điện thoại từ năm lớp 10 nhưng chỉ để liên lạc với bố mẹ khi cần, và “hạn mức” là không được dùng quá 50.000 đồng mỗi tháng. Mới đây, đỗ đại học, Cường được gia đình thưởng cho chiếc smartphone để tiện vào mạng đọc tin tức, tra cứu thông tin, đồng thời nâng "tiêu chuẩn" cước viễn thông lên gấp đôi. Nhưng điều đó chẳng thấm vào đâu khi việc học hành, bạn bè cũ, mới, nhu cầu liên lạc và lướt web của Cường quá nhiều.

Mày mò mãi, Cường tìm được gói ưu toàn diện dành cho sim sinh viên của nhà mạng đang xài – VinaPhone. Rủ cả đám bạn đăng ký, Cường liên lạc với bạn bè trong nhóm ở Hà Nội chỉ 590 đồng mỗi phút, rẻ bằng một nửa so với cước hiện hành. Ngoài ra, mỗi tháng, cậu còn được tặng 30.000 đồng vào tài khoản, 100 SMS nội mạng, cước liên lạc đến 5 thuê bao cố định, di động thân thiết giảm tới 70%... Chưa kể, giá gói truy cập Internet trên điện thoại không giới hạn MAX chỉ 20.000 đồng. "Mỗi khoản giảm 50-70%, chưa kể tài khoản được tặng tiền đều đều nên em vẫn dùng như cũ mà cước chỉ bằng một nửa so với trước đây, cả tháng xài tiết kiệm thì card 100.000 đồng vẫn đủ cả gọi, nhắn tin và lướt web", Cường tổng kết sau một tháng dùng thử.

Trong khi đó, sử dụng không quá dè xẻn nhưng hơn 2 tháng nay, Kim Anh, sinh viên năm thứ 2 Đại học dân lập Thăng Long cũng chưa phải nạp thẻ điện thoại lần nào. Kim Anh cho hay, trước cô hay sử dụng nhiều sim rác để tận dụng tài khoản khuyến mãi khủng nhưng từ khi các nhà mạng quản lý việc đăng ký thuê bao trả trước Kim Anh cô chuyển sang săn ưu đãi ngày vàng. Mỗi khi nhà mạng khuyến mãi, dù tài khoản còn tiền hay không, cô cũng tranh thủ nạp 100.000 - 200.000 đồng để được cộng thêm 50%. Nhờ thế, đến nay dùng mãi, điện thoại của Kim Anh vẫn còn hơn 500.000 đồng.

Còn Việt Dũng, sinh viên trường Đại học Hà Nội thì lại thấy “thỏa mãn” với gói thoại nội mạng dưới 10 phút miễn phí của Vinaphone. Đăng ký dịch vụ này, cước di động của Dũng mỗi tháng hết khoảng 170.000 đồng, được thoại nội mạng gần như thoải mái. Để hạn chế tối đa việc buôn dưa lê quá đà, phát sinh cước phải trả tiền, Dũng đặt chế độ "hẹn giờ". Theo đó, cứ thoại đến phút thứ 9, máy của cậu sẽ báo "píp' để Dũng tắt đi gọi lại. Cậu bạn cho biết khi chưa áp dụng gói cước này, số tiền hằng tháng có thể lên đến vài trăm nghìn đồng.

631848-ddsv3.jpg


Bạn đã khám phá cho riêng mình cách nào tiết kiệm nhất chưa?

Đại diện nhà mạng VinaPhone cho biết, lâu nay, các ưu đãi về cước dành cho khách hàng là giới trẻ khá nhiều, các chương trình thường có đối tượng rõ ràng, theo từng mục đích sử dụng. Tuy nhiên, dù ưu đãi dành cho giới trẻ nhiều song "thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu". Đa phần khách hàng trẻ vẫn băn khoăn khi lựa chọn dịch vụ và phải săn đủ chiêu để xài được cước viễn thông giá rẻ, nhất là khi, đây là đối tượng thuê bao chưa chủ động về kinh tế nhưng nhu cầu liên lạc, lướt web lại rất lớn. Vị đại diện này cũng chia sẻ, thường thì vào đầu năm học mới, sinh viên có rất nhiều khoản phải lo trong khi nhu cầu liên lạc với gia đình, bè bạn vẫn thường trực.

Chính bởi vậy, VinaPhone đưa ra các gói cước với nhiều ưu đãi giúp sinh viên giữ liên lạc thường xuyên đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí đầu năm học cho các bậc cha mẹ.
Theo SVVN
 
×
Quay lại
Top Bottom