- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Việc đổi mới phương pháp dạy học những năm qua được triển khai rầm rộ ở nhiều nơi, nhiều cách làm, nhưng do tính “phong trào” lấn át, cùng với rất nhiều quy định trói buộc khiến nó như cỗ xe ì ạch chậm chuyển động.
Học sinh tự kiểm tra kết quả của bạn với sự chứng kiến của cô giáo - Ảnh: T.V.Hà
Mô hình trường học mới ở bậc tiểu học và phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở bậc THCS là hướng đi đang được Bộ GD-ĐT hi vọng sẽ làm thay đổi chất lượng giáo dục. Nhưng với việc triển khai đại trà, phải làm gì để nó không bị sa vào cuộc chạy đua thành tích?
Mô hình trường học mới
Giờ học tiếng Việt với bài “kể chuyện theo tranh” của học sinh lớp 3B Trường tiểu học Tả Thanh Oai, Hà Nội tổ chức theo mô hình trường học mới khiến nhiều người dự giờ ngạc nhiên: 6-7 học sinh/nhóm được bố trí ngồi thành vòng tròn... Các em tự đọc hiểu rồi thảo luận về cách kể lại câu chuyện theo các bức tranh, các thành viên trong nhóm tự nhận xét nhau và thống nhất cách diễn đạt... Những lời trao đổi: “Nào, tớ mời Trang trả lời!” hay: “Tớ đồng ý với Giang, nhưng tớ có cách kể khác đấy! Có bạn nào nghĩ khác tớ không?” nghe khá lạ lẫm đối với những cô bé, cậu bé lớp 3 chỉ quen với cách khoanh tay ngồi nghe và nói theo cô giáo ở lớp học truyền thống.
Lớp học không im phăng phắc nhưng học sinh thì rất hào hứng, tập trung vào bài học. Cũng là các bức tranh trong sách giáo khoa với những lời gợi ý ngắn gọn nhưng nhiều học sinh đã kể lại khá lưu loát câu chuyện và đặc biệt là có những cách kể chuyện, cách hiểu không giống nhau theo tưởng tượng của các em.
Tương tự ở một lớp khác trường này, giờ toán ôn tập cộng trừ các số có ba chữ số đã được tổ chức khá nhẹ nhàng nhưng hiệu quả đối với các cô, cậu học sinh lớp 2. Từng cặp học sinh trong mỗi nhóm có sáu học sinh đặt câu hỏi và trả lời. Các em không hỏi nhau về con số ghi trong sách giáo khoa mà tự nghĩ ra những số khác nhau có ba chữ số để bạn đọc lại đúng theo hàng trăm, chục, đơn vị... Tiếp đến, các nhóm tự ra đề và cùng tham khảo kết quả của cả nhóm... Cô giáo chỉ đóng vai trò tư vấn, giám sát từng nhóm, sau đó kiểm tra hiểu biết của học sinh bằng cách gọi thành viên bất kỳ của từng nhóm trả lời, rồi nhận xét về trả lời của bạn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, giáo viên đảm nhiệm lớp 3C, kể: “Phải mất nửa học kỳ để học sinh làm quen... Tưởng rằng không dễ thực hiện nhưng khi vượt qua ngưỡng khó khăn thì thầy, trò và cha mẹ học sinh đều thích”.
Mô hình trường học mới được áp dụng thí điểm từ năm học 2011-2012 và mở rộng vào năm học 2012-2013 với gần 1.500 trường tiểu học ở 63 tỉnh thành thực hiện. Không chỉ là một phương pháp dạy học ứng dụng cho một tiết học cụ thể mà “mô hình trường học mới” là sự thay đổi cách bố trí lớp học cả về hình thức và các hoạt động giáo dục theo nguyên tắc “học sinh làm chủ”.
Tỉnh Lào Cai là nơi triển khai mô hình nhiều nhất trên cả nước với trên 10.000 học sinh tham gia thí điểm, nhưng theo cô Trần Thị Minh Thu - trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Lào Cai - lâu nay chưa có việc đổi mới phương pháp dạy học nào mang lại hiệu quả rõ rệt như “mô hình trường học mới”.
Để cái mới, cái hay không chết yểu
Năm học 2013-2014 mô hình trường học mới và phương pháp “Bàn tay nặn bột” sẽ được mở rộng ở nhiều trường học. “Tôi e ngại những cái mới được hăm hở triển khai, nhưng lại chưa tính hết những khó khăn cản trở... Hơn nữa, thực tiễn dạy học cho thấy không có phương pháp dạy học nào là duy nhất, quá lạm dụng phương pháp nào đó cũng có thể khiến cái mới, cái hay bị chết yểu” - một giáo viên ở Ninh Bình băn khoăn.
Thầy giáo Phạm Đức Hải, Trường THCS Quang Trung, Ninh Bình, cho biết: “Tôi từng áp dụng cách tổ chức lớp học như họp quốc hội, trong đó mỗi học sinh giống như đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, giáo viên chỉ là người điều hành phiên chất vấn. Tôi thấy có nhiều phương pháp dạy học do giáo viên sáng tạo, có giá trị tích cực ứng với những tình huống dạy học cụ thể... Vậy chúng tôi có thể được quyền áp dụng nhiều phương pháp dạy học mà chúng tôi thấy cần thiết cho học sinh của mình không, hay chỉ được áp dụng phương pháp Bộ GD-ĐT triển khai?”.
Giải tỏa băn khoăn này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: giáo viên được phép chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để có thể áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, nhưng phải bám sát chuẩn kỹ năng của chương trình và cần thông qua tổ chuyên môn và được hiệu trưởng phê duyệt. Hiệu trưởng không áp đặt thống nhất kế hoạch dạy học của toàn thể giáo viên mà duyệt kế hoạch của từng người, tùy thuộc phương pháp dạy học mà họ sử dụng. Ông Hiển cũng nói thêm: Thanh tra giáo dục không thể bắt lỗi giáo viên khi kế hoạch dạy học của họ đã được hiệu trưởng duyệt. Vì thế giáo viên không phải e dè khi muốn đổi mới.
Để không biến việc đổi mới phương pháp dạy học thành “phong trào thi đua”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ quan điểm: không nên đặt vấn đề đánh giá thành công, thất bại của giờ dạy, đặc biệt không nên chê trách xếp loại thầy, cô giáo. Thay vào đó là những góp ý để cùng nhau rút kinh nghiệm, để thầy, cô giáo cùng tham khảo, trao đổi. “Tôi muốn chúng ta hãy khích lệ thầy cô nhiều hơn, hãy khen họ khi có những nỗ lực bởi thầy cô giáo chỉ nhiệt tình đổi mới khi được động viên tin tưởng, nếu chán họ sẽ không làm nữa hoặc làm không tốt. Các hiệu trưởng cần san bớt công việc cho những thầy cô giáo tham gia đổi mới phương pháp dạy học. Muốn thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lý phải đổi mới quan niệm quản lý, nếu không chính cán bộ quản lý trở thành người cản trở” - ông Hiển đề nghị.
Nguồn :tuoitre.vn
Học sinh tự kiểm tra kết quả của bạn với sự chứng kiến của cô giáo - Ảnh: T.V.Hà
Mô hình trường học mới
"Muốn thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lý phải đổi mới quan niệm quản lý, nếu không chính cán bộ quản lý trở thành người cản trở" Thứ trưởng Bộ GD-ĐT NGUYỄN VINH HIỂN |
Lớp học không im phăng phắc nhưng học sinh thì rất hào hứng, tập trung vào bài học. Cũng là các bức tranh trong sách giáo khoa với những lời gợi ý ngắn gọn nhưng nhiều học sinh đã kể lại khá lưu loát câu chuyện và đặc biệt là có những cách kể chuyện, cách hiểu không giống nhau theo tưởng tượng của các em.
Tương tự ở một lớp khác trường này, giờ toán ôn tập cộng trừ các số có ba chữ số đã được tổ chức khá nhẹ nhàng nhưng hiệu quả đối với các cô, cậu học sinh lớp 2. Từng cặp học sinh trong mỗi nhóm có sáu học sinh đặt câu hỏi và trả lời. Các em không hỏi nhau về con số ghi trong sách giáo khoa mà tự nghĩ ra những số khác nhau có ba chữ số để bạn đọc lại đúng theo hàng trăm, chục, đơn vị... Tiếp đến, các nhóm tự ra đề và cùng tham khảo kết quả của cả nhóm... Cô giáo chỉ đóng vai trò tư vấn, giám sát từng nhóm, sau đó kiểm tra hiểu biết của học sinh bằng cách gọi thành viên bất kỳ của từng nhóm trả lời, rồi nhận xét về trả lời của bạn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy, giáo viên đảm nhiệm lớp 3C, kể: “Phải mất nửa học kỳ để học sinh làm quen... Tưởng rằng không dễ thực hiện nhưng khi vượt qua ngưỡng khó khăn thì thầy, trò và cha mẹ học sinh đều thích”.
Mô hình trường học mới được áp dụng thí điểm từ năm học 2011-2012 và mở rộng vào năm học 2012-2013 với gần 1.500 trường tiểu học ở 63 tỉnh thành thực hiện. Không chỉ là một phương pháp dạy học ứng dụng cho một tiết học cụ thể mà “mô hình trường học mới” là sự thay đổi cách bố trí lớp học cả về hình thức và các hoạt động giáo dục theo nguyên tắc “học sinh làm chủ”.
Tỉnh Lào Cai là nơi triển khai mô hình nhiều nhất trên cả nước với trên 10.000 học sinh tham gia thí điểm, nhưng theo cô Trần Thị Minh Thu - trưởng phòng tiểu học Sở GD-ĐT Lào Cai - lâu nay chưa có việc đổi mới phương pháp dạy học nào mang lại hiệu quả rõ rệt như “mô hình trường học mới”.
Để cái mới, cái hay không chết yểu
Năm học 2013-2014 mô hình trường học mới và phương pháp “Bàn tay nặn bột” sẽ được mở rộng ở nhiều trường học. “Tôi e ngại những cái mới được hăm hở triển khai, nhưng lại chưa tính hết những khó khăn cản trở... Hơn nữa, thực tiễn dạy học cho thấy không có phương pháp dạy học nào là duy nhất, quá lạm dụng phương pháp nào đó cũng có thể khiến cái mới, cái hay bị chết yểu” - một giáo viên ở Ninh Bình băn khoăn.
Thầy giáo Phạm Đức Hải, Trường THCS Quang Trung, Ninh Bình, cho biết: “Tôi từng áp dụng cách tổ chức lớp học như họp quốc hội, trong đó mỗi học sinh giống như đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, giáo viên chỉ là người điều hành phiên chất vấn. Tôi thấy có nhiều phương pháp dạy học do giáo viên sáng tạo, có giá trị tích cực ứng với những tình huống dạy học cụ thể... Vậy chúng tôi có thể được quyền áp dụng nhiều phương pháp dạy học mà chúng tôi thấy cần thiết cho học sinh của mình không, hay chỉ được áp dụng phương pháp Bộ GD-ĐT triển khai?”.
Giải tỏa băn khoăn này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: giáo viên được phép chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học để có thể áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, nhưng phải bám sát chuẩn kỹ năng của chương trình và cần thông qua tổ chuyên môn và được hiệu trưởng phê duyệt. Hiệu trưởng không áp đặt thống nhất kế hoạch dạy học của toàn thể giáo viên mà duyệt kế hoạch của từng người, tùy thuộc phương pháp dạy học mà họ sử dụng. Ông Hiển cũng nói thêm: Thanh tra giáo dục không thể bắt lỗi giáo viên khi kế hoạch dạy học của họ đã được hiệu trưởng duyệt. Vì thế giáo viên không phải e dè khi muốn đổi mới.
Để không biến việc đổi mới phương pháp dạy học thành “phong trào thi đua”, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng bày tỏ quan điểm: không nên đặt vấn đề đánh giá thành công, thất bại của giờ dạy, đặc biệt không nên chê trách xếp loại thầy, cô giáo. Thay vào đó là những góp ý để cùng nhau rút kinh nghiệm, để thầy, cô giáo cùng tham khảo, trao đổi. “Tôi muốn chúng ta hãy khích lệ thầy cô nhiều hơn, hãy khen họ khi có những nỗ lực bởi thầy cô giáo chỉ nhiệt tình đổi mới khi được động viên tin tưởng, nếu chán họ sẽ không làm nữa hoặc làm không tốt. Các hiệu trưởng cần san bớt công việc cho những thầy cô giáo tham gia đổi mới phương pháp dạy học. Muốn thầy cô giáo đổi mới phương pháp dạy học, cán bộ quản lý phải đổi mới quan niệm quản lý, nếu không chính cán bộ quản lý trở thành người cản trở” - ông Hiển đề nghị.
Nguồn :tuoitre.vn