Đứng dậy từ những tổn thương

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Tâm hồn con người có khả năng mạnh mẽ trong việc hồi phục và phát triển. Những tổn thương không thể bị đè nén hay lãng quên. Nếu chúng ta không đối diện với nó, cảm giác đau đớn sẽ lặp đi lặp lại suốt cả cuộc đời, hội chứng này được biết đến với cái tên "rối loạn trầm cảm sau dư chấn tâm lý". Bất kỳ nhân tố bên trong con người nào đều cần sự trợ giúp để hồi phục, nó không thể đơn độc hoàn thành nhiệm vụ.


Những chấn thương tâm lý trải rộng từ chiến tranh, khủng bố đến bão lụt, động đất hay một cuộc hôn nhân đổ vỡ, một tình yêu rời xa. Không phải trái tim của bất kỳ ai chịu đựng những chấn thương tâm lý đều để lại sẹo. Nhưng quá trình đứng dậy từ những nỗi đau phải trải qua cả một quá trình.

Sau đây là bốn bước đã giúp tôi đứng dậy từ những tổn thương sâu sắc nhất.


dung-day-tu-nhung-ton-thuong.jpg


Giai đoạn 1: Phá vỡ vòng lặp


Nếu hệ thống điện quá tải với quá nhiều năng lượng hay sự kích thích, sự đứt vỡ của chu kỳ sẽ được kích hoạt và tất cả hoạt động sẽ bị ngưng lại. Hệ thống thần kinh của con người cũng giống như hệ thống điện, khi chúng quá tải tới mức quá nhiều sợ hãi, nó cũng tự động ngưng làm việc như một quy luật. Hiện tượng này người ta gọi là cảm giác "vô cảm"," shock" hay "chết từ bên trong".

Khi cạn nước, não của chúng ta mất đi từ 50% đến 90% năng lực, đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nên đưa ra quyết định khi bạn đang "trong vùng chấn thương". Lúc đó bạn sẽ chẳng cảm thấy bất cứ điều gì. Tinh thần bị khủng hoảng đến mức bất kỳ đau đớn nào khác nữa cũng chẳng có nghĩa lý gì với bạn.

Giai đoạn 2: Biểu lộ cảm xúc

Hầu hết mọi người vượt qua những tổn thương bằng cách dựa vào những người gần gũi xung quanh. Họ kể lại câu chuyện của mình cho người khác – hàng trăm lần. Họ cần nói, nói và nói, điểm lại những chi tiết đau đớn nhất trong trái tim họ. Điều đó có nghĩa rằng, bằng một cách nào đó, họ đang giải thoát cho những đau khổ đeo bám ký ức.

Càng có nhiều khích lệ, những người bị tổn thương sẽ càng cảm thấy khá hơn. Càng nhiều cảm xúc họ cảm nhận được, nghĩa là vết thương của họ đang dần được chữa lành.

Biểu hiện cảm giác thể hiện dưới nhiều loại. hầu hết mọi người cảm thấy cách dễ dàng nhất là nói ra. Nhưng một số khác thì cần phải viết ra hoặc vẽ. Tuy nhiên khi họ kể chuyện, chúng ta có trách nhiệm phải lắng nghe họ.

Có bốn mô hình phổ biến biểu hiện cảm giác mà con người thường thể hiện khi lâm vào khủng hoảng. Một số người chỉ thể hiện duy nhất một dạng, những người khác thì có thể thể hiện cả 4 dạng vào những thời điểm khác nhau. Việc nhận ra bạn thuộc kiểu mô hình nào rất quan trọng, vì mỗi dạng sẽ yêu cầu một cách tiếp cận khác nhau.

Mô hình 1: Hiệu ứng giọt nước

Dòng cảm xúc của bạn nhỏ giọt từng chút một, chậm nhưng bền bỉ.

Mô hình 2: Cảm giác đau đớn và chạy trốn

Một số người bị tổn thương về tinh thần, nhất là trải qua nó một cách bất ngờ thường có xu hướng sợ hãi đến mức chạy trốn khỏi nó. Họ lảng tránh và có thể không nói về nó trong vòng vài ngày, vài tuần thậm chí cả tháng. Nhưng khi họ vô tình chạm phải vết thương, cảm xúc lại bùng nổ và họ lại bỏ chạy lần nữa.

Mô hình 3: Hiệu ứng tàu lượn

Nhiều người cảm xúc lên và xuống rất nhanh. Họ chìm đắm trong nỗi đau vô tận nhưng cũng nhanh chóng vượt qua nó.

Mô hình 4: Sóng thần

Cảm xúc đến với họ như những con sóng thủy triều, dữ tợn và lấn át khiến họ cảm thấy như sắp chết đuối. Khi cơn sóng rút đi, họ nhận ra rằng họ vẫn còn sống và cảm thấy tốt hơn. Hiệu ứng sóng thần thường xảy ra vì con người có xu hướng đè nén nỗi đau của mình.


chung-ta-dau-phai-la-nguoi-yeu-cu-cua-nhau-.jpg


Giai đoạn 3: Hành động

Con người cần hành động và tạo sự khác biệt ngay cả ở những thứ nhỏ nhất. Hành động phục hồi lại cảm giác kiểm soát và tương tác với sự bất lực – thứ làm nên tổn thương tinh thần.

Có nhiều cách hành động. bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn có thể làm và đừng bao giờ coi rằng những cử chỉ đó là quá nhỏ bé. Trong tình huống bạn bị bao phủ bởi một lớp đau đớn, bạn không thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh được. Bắt đầu từ những điều gần nhất và thay đổi chúng. Quay trở lại với công việc, đóng góp một điều gì đó. Khám phá lại những sở thích trước đây bạn bỏ quên.

Giai đoạn 4: Quay trở lại

Đứng dậy từ cơn khủng hoảng, bạn có thể giúp bạn trưởng thành nhanh gấp 100 lần ở những thời điểm khác, vì khi đó cánh cửa cơ hội đang được mở ra. Sự trưởng thành có thể đến với bạn với tốc độ siêu phàm ở giai đoạn này.

Bất kỳ ai vượt qua quá trình này đều trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, sâu sắc hơn và hài hòa với cuộc sống hơn. Họ có thể tự nhận ra hoặc những người xung quanh họ sẽ nhận ra sự thay đổi này. Vượt qua tổn thương cũng giống như một cái xương bị vỡ, khi được chữa lành hoàn toàn, nó sẽ mạnh hơn ở những chỗ mà nó bị nứt gãy trước khi xảy ra tai nạn.

Trải nghiệm đau đớn về tinh thần giống như những chiếc xương gãy trong tâm hồn. Khi bạn vượt qua được quá trình điều trị để hồi phục, nó sẽ trở nên chắc chắn hơn. Nếu không, những chiếc xương sẽ vẫn tồn tại những lỗ hổng, những lỗ hổng vĩnh viễn từ bên trong, và bạn sẽ ngày càng yếu đi. Con người ở giai đoạn này thường cảm nhận sự quý giá của cuộc sống, sự rõ ràng về mục tiêu và làm mới những dự định của họ, và họ thấu hiểu những giá trị bền chặt với những người thân, những người ở xung quanh yêu thương họ.

Nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua, vấn đề chỉ là thời gian ngắn hay dài. Bên đây bầu trời là băng giá. Nhưng bên kia vẫn là trời xanh, mây trắng, nắng vàng.

Và cuộc đời vẫn sẽ tiếp diễn.


Theo truyenngan.com
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom