đừng buông thả bản thân

Autumn lê

Riêng tư vừa đủ
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/10/2012
Bài viết
200


Có người hỏi : "Con người sống trên đời có bao nhiêu kẻ thù và cạm bẫy vây quanh ?" Dĩ nhiên, câu trả lời rất đơn giản ; "Kẻ thù và cạm bẫy thì ở đâu cũng có, đời nào cũng có vô số. Thậm chí nghèo khổ, già yếu cũng vẫn có kẻ thù, vẫn có nguy cơ làm tổn hại ". Kẻ thù nhiều như vậy nhưng có người hỏi thêm : "Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là ai ?" Thì cũng duy nhất có một câu trả lời : "Đó là chính bản thân của mình". Bởi vì cái đáng sợ nhất của bản thân là sự buông thả bản thân.


"Buông Thả Bản Thân" thật khó để giải nghĩa một cách cụ thể nhưng rõ ràng nó là kẻ thù nguy hiểm nhất, bởi vì con người có thể nhìn thấu hết sự nguy hiểm, đủ thông minh để đối phó với bất cứ kẻ thù nào nhưng lại ít khi nhìn được bản thân. Vì vậy chiến thắng được bản thân thì chẳng còn kẻ thù nào chiến thắng được ta. Là con người thì ai ít nhiều lần cũng có buông thả bản thân nhưng lại khó nhận ra hoặc tự đánh giá thấp kết quả của nó.


Thí dụ vào một buổi sáng thức dậy, thấy trời u ám. Ta lười tự nghĩ : "Nghỉ tập thể dục một ngày, có chết ai đâu" và tiếp tục ngủ cho đến trời sáng. Thật sự, chúng ta nghỉ tập một ngày thì chẳng chết ai cả nhưng trong một chừng mực nào, đó là trạng thái buông thả bản thân. Đương nhiên, sẽ có người cho rằng người viết "Có bé xé ra to"? chỉ vì một ngày không tập thể dục mà làm lớn chuyện sao. Tuy nhiên ta hãy nghĩ xem :"Nhỏ ăn cắp gà, lớn ăn cắp bò". Một người ăn trộm chuyên nghiệp thì không thể bào chữa vì quá đói hay túng thiếu. Vì thế, chúng ta cho phép mình “Lười biếng” một ngày cũng tức là ta đã bắt đầu “Rèn luyện” tính cách buông thả bản thân. Ta có chắc là sau này không lặp lại hay dần dần sẽ buông thả đến những việc to lớn hơn chăng ?


Trời đã sáng nhưng vẫn chưa muốn dây đây
Vậy “Buông thả bản thân” có những biểu hiện như thế nào? Ta có thể liệt kê sau đây :

1. Dung túng cho sự lười biếng : Hầu như con người rất thích hướng về tính cách thích lười biếng nên thường hay biện hộ cho mình bằng những từ ngữ thích hợp như : “Nghỉ ngơi” “Bồi dưỡng tinh thần và sức khỏe” v.v.. Đối với những loại người thiên về bản tính lười biếng là do điều kiện, do quá trình làm việc trong một thời gian dài hay do áp lực của công việc quá nhiều, quá nặng nhọc mà nảy sinh ra v..v không thuộc về bản tính thì đều có thể lý giải và chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu cứ thả lỏng bản thân nhằm đạt đến khoái cảm của sự lười biếng bằng những lập luận vô lý thì dần dần bản thân sẽ bị thoái hóa và khó sửa đổi.

2. Biện hộ cho nhược điểm : Ít hay nhiều thì ai cũng có những nhược điểm. Tuy nhiên nếu nhược điểm thuộc về bẩm sinh như thể tạng gầy yếu thì không thể sửa chữa được, nhưng những nhược điểm thuộc về bản tính thì hoàn toàn có thể sửa chữa ; Chẳng hạn như “Trai Gái, Cờ bạc,v..v đó là những nhược điểm chết người mà những ai quen với kh.oái lạc thì luôn biện hộ rằng : “Có người nào mà chẳng chút đam mê trong “Tứ khoái” chứ, miễn sao biết dừng lại đúng lúc là được. Nhưng hỡi ôi ! có mấy ai có thể dừng lại được khi đã sa vào mê hồn trận của tứ khoái trên đời này?
Rõ ràng, nếu chúng ta không dũng cảm đối mặt sửa chữa những khuyết điểm thuộc về tính cách ấy mà cứ dung túng cho phép ta say sưa trong niềm đam mê đó thì chính ta đã tự đánh mất bản thân mình lúc nào không hay.


3. Thích hưởng thụ an nhàn : Ai mà không muốn nhàn nhã, vui chơi nhưng nếu thích hưởng thụ an nhàn mà không suy nghĩ đến những nguy cơ thì phức tạp sẽ đến là chuyện đương nhiên, cũng như câu "Nhàn cư vi bất thiện" là vậy. Có thể nói, sung sướng nhất là con người biết hòa hợp giữa an nhàn và lao động. An nhàn để hưởng thụ hết hạnh phúc của trần thế và bồi bổ tinh thần cũng như sức lực cho ngày mai còn nhiều việc phải làm. Lao động để con người tiến bộ hơn, tìm lấy miếng ăn chân chính và không tủi hổ là loài động vật “Thượng Đẳng”.

4. Dung túng h.am m.uốn vật chất : Con người ai sinh ra cũng đều có h.am m.uốn. Nhưng nếu quá dung túng cho h.am m.uốn sẽ làm mất đi sự minh mẫn, làm lu mờ mục tiêu chân chính mà con người phải theo đuổi, nhất là về mặt vật chất tiền bạc, gái đẹp .v.v. "Tiền bạc lóa mắt dễ làm cho con người quên đi cái chết đang rình rập. Gái đẹp thích mắt khiến cho con người quên mất nguy hại về sức khỏe và đạo đức". Nếu con người hội đủ hai yếu tố trên thì chỉ còn đáng vất bỏ đi mà thôi.

5. Dung túng tình cảm : Buông thả cái cảm giác vui mừng, tức giận như “Muốn khóc thì khóc” “Muốn cười thì cười” thì có khác gì là kẻ ngông cuồng. Còn ai dám giao du với ta nữa? Một khi đã ngông cuồng thì không thể có đầu óc đâu để phán đoán sự việc, phân tích tình cảm, suy xét lẽ xa gần và như thế ta sẽ trở thành người cô độc. Ta thích dung túng tình cảm để thành “Cô độc” hay đưa tình cảm vào khuôn khổ để được hòa đồng, làm cho cuộc sống thân thiện, tươi vui hơn ???

Nhiều người trở thành nhân vật nổi tiếng bởi vì họ không bao giờ buông thả với chính mình. Họ luôn tự kiểm điểm và hoàn thiện mình, rèn luyện tính kỷ luật cao. Vì thế họ đã trở thành người chiến thắng bởi vì họ đã chiến thắng được chính bản thân mình . Đây là một điều khó nhất của con người phải rèn luyện vậy.

Một vài nhân vật nổi tiếng HK điển hình





 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom