- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.776
Nhớ mãi câu chuyện này, luôn luôn nhắc mình đừng bao giờ để quên chìa khóa ở tầng thứ 20.
...
"Hai anh em nhà nọ nhà ở tầng thứ 80 của một tòa nhà chọc trời. Hôm ấy hai người về nhà khuya lại quên đọc thông báo thang máy hỏng.
Hai anh em khoác ba lô nặng trĩu trên vai, đứng ở tầng trệt bàn bạc một lúc rồi quyết định leo cầu thang về nhà. Hai người khích lệ tinh thần lẫn nhau rồi bắt đầu leo cầu thang. Leo đến tầng 20 thì bắt đầu thấy ba lô trên lưng rất nặng. Hai người bàn nhau quyết định sẽ gửi ba lô ở tầng 20, quay lại lấy sau. Bỏ ba lô xuống, hai người cảm thấy rất nhẹ nhõm, nói cười vui vẻ rồi tiếp tục leo cầu thang.
Khi leo đến tầng thứ 40, hai người đã bắt đầu rất mệt và bắt đầu oán thán, chỉ trích nhau. Người anh nói:
- Sao chú không đọc thông báo?
Người em nói:
- Em quên mất, sao anh không nhắc em?
Cứ thế hai người cứ cãi nhau cho đến tầng thứ 60.
Đến lúc này, hai người đã rất mệt nên chẳng buồn cãi nhau nữa, cho rằng nên yên lặng mà leo cầu thang. Khi hoàn thành nốt 20 tầng cuối cùng và về đến cửa nhà mình, hai người nhìn nhau, cùng nhớ ra một việc: họ đã để quên chìa khóa ở tầng thứ 20, trong ba lô.
Thực ra ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập là cuộc đời con người.
Chúng ta giả thiết đời người là 80 năm. Ban đầu ai cũng căng đầy nhựa sống, chúng ta khoác hành trang rất nặng, trong hành trang là lý tưởng, là hoài bão, là rất nhiều nguyện vọng.
Chúng ta không sợ gian nan hiểm trở, cất bước lên đường từ nấc thang đầu tiên. Đến 20 tuổi, đây là lúc bước vào xã hội, bắt đầu thừa nhận các quy tắc, cảm thấy xã hội trao cho chúng ta quá nhiều gánh nặng, chúng ta tự phấn đấu đã mệt, hơi đâu mà gánh nhiều lý tưởng đến vậy? Hãy gác nó sang một bên, đến khi không còn lo chuyện cơm áo gạo tiền, có danh phận địa vị trong xã hội rồi quay lại thực hiện lý tưởng cũng không muộn. Sau khi trút bỏ, bỗng chốc ta thấy rất nhẹ nhõm và lại tiếp tục tiến lên.
Khi ngày càng trưởng thành, tích lũy được ngày càng kinh nghiệm, đấu tranh ngày càng gay gắt, trong lòng ngày càng lo lắng thì người ta không khỏi oán thán. Đây chính là lúc hai anh em chỉ trích nhau, đều cảm thấy xã hội phụ lòng mình, đều cảm thấy mình đã cho đi quá nhiều mà nhận lại quá ít, trở nên do dự và bắt đầu vừa đi vừa cãi cọ nhau.
Đến 40 tuổi, tức là đến tuổi không còn gì nghi hoặc, mọi thứ sôi nổi đều đã qua đi, người ta bắt đầu trở nên mệt mỏi, phải dìu nhau mà đi.
Đi đến 60 tuổi, cảm thấy tuổi già đẹp đẽ, cần phải trân trọng, chúng ta cần phải bình tĩnh lại, đừng oán thán nhau nữa. Lúc này con người bớt đi nhiều chỉ trích, biết chấp nhận hơn, cuối cùng bước đến tuổi 80.
Đứng ở điểm cuối cùng này, bất chợt ta cảm thấy mất mát một điều gì, nhớ ra những thứ trong hành trang tuổi đuôi mươi, đó chính là mơ ước mà mình vẫn chưa kịp mở ra, chưa bao giờ thực hiện, chưa bao giờ đi theo mình, vậy mà trong chớp mắt đã đi hết cuộc đời. Thế nhưng tuổi đôi mươi không bao giờ trở lại, đó là một con đường không thể quay đầu.
Đó chính là một câu chuyện ngụ ngôn rất có ý nghĩa về cuộc đời."
copy từ: https://www.facebook.com/thangsondoan
...
"Hai anh em nhà nọ nhà ở tầng thứ 80 của một tòa nhà chọc trời. Hôm ấy hai người về nhà khuya lại quên đọc thông báo thang máy hỏng.
Hai anh em khoác ba lô nặng trĩu trên vai, đứng ở tầng trệt bàn bạc một lúc rồi quyết định leo cầu thang về nhà. Hai người khích lệ tinh thần lẫn nhau rồi bắt đầu leo cầu thang. Leo đến tầng 20 thì bắt đầu thấy ba lô trên lưng rất nặng. Hai người bàn nhau quyết định sẽ gửi ba lô ở tầng 20, quay lại lấy sau. Bỏ ba lô xuống, hai người cảm thấy rất nhẹ nhõm, nói cười vui vẻ rồi tiếp tục leo cầu thang.
Khi leo đến tầng thứ 40, hai người đã bắt đầu rất mệt và bắt đầu oán thán, chỉ trích nhau. Người anh nói:
- Sao chú không đọc thông báo?
Người em nói:
- Em quên mất, sao anh không nhắc em?
Cứ thế hai người cứ cãi nhau cho đến tầng thứ 60.
Đến lúc này, hai người đã rất mệt nên chẳng buồn cãi nhau nữa, cho rằng nên yên lặng mà leo cầu thang. Khi hoàn thành nốt 20 tầng cuối cùng và về đến cửa nhà mình, hai người nhìn nhau, cùng nhớ ra một việc: họ đã để quên chìa khóa ở tầng thứ 20, trong ba lô.
Thực ra ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập là cuộc đời con người.
Chúng ta giả thiết đời người là 80 năm. Ban đầu ai cũng căng đầy nhựa sống, chúng ta khoác hành trang rất nặng, trong hành trang là lý tưởng, là hoài bão, là rất nhiều nguyện vọng.
Chúng ta không sợ gian nan hiểm trở, cất bước lên đường từ nấc thang đầu tiên. Đến 20 tuổi, đây là lúc bước vào xã hội, bắt đầu thừa nhận các quy tắc, cảm thấy xã hội trao cho chúng ta quá nhiều gánh nặng, chúng ta tự phấn đấu đã mệt, hơi đâu mà gánh nhiều lý tưởng đến vậy? Hãy gác nó sang một bên, đến khi không còn lo chuyện cơm áo gạo tiền, có danh phận địa vị trong xã hội rồi quay lại thực hiện lý tưởng cũng không muộn. Sau khi trút bỏ, bỗng chốc ta thấy rất nhẹ nhõm và lại tiếp tục tiến lên.
Khi ngày càng trưởng thành, tích lũy được ngày càng kinh nghiệm, đấu tranh ngày càng gay gắt, trong lòng ngày càng lo lắng thì người ta không khỏi oán thán. Đây chính là lúc hai anh em chỉ trích nhau, đều cảm thấy xã hội phụ lòng mình, đều cảm thấy mình đã cho đi quá nhiều mà nhận lại quá ít, trở nên do dự và bắt đầu vừa đi vừa cãi cọ nhau.
Đến 40 tuổi, tức là đến tuổi không còn gì nghi hoặc, mọi thứ sôi nổi đều đã qua đi, người ta bắt đầu trở nên mệt mỏi, phải dìu nhau mà đi.
Đi đến 60 tuổi, cảm thấy tuổi già đẹp đẽ, cần phải trân trọng, chúng ta cần phải bình tĩnh lại, đừng oán thán nhau nữa. Lúc này con người bớt đi nhiều chỉ trích, biết chấp nhận hơn, cuối cùng bước đến tuổi 80.
Đứng ở điểm cuối cùng này, bất chợt ta cảm thấy mất mát một điều gì, nhớ ra những thứ trong hành trang tuổi đuôi mươi, đó chính là mơ ước mà mình vẫn chưa kịp mở ra, chưa bao giờ thực hiện, chưa bao giờ đi theo mình, vậy mà trong chớp mắt đã đi hết cuộc đời. Thế nhưng tuổi đôi mươi không bao giờ trở lại, đó là một con đường không thể quay đầu.
Đó chính là một câu chuyện ngụ ngôn rất có ý nghĩa về cuộc đời."
copy từ: https://www.facebook.com/thangsondoan