- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng.
Giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng
Truyện cổ Nhật Bản có kể về một tay kiếm sĩ. Một ngày nọ anh ta hung hăng thách thức một vị thiền sư giải thích cho anh ta hiểu rõ thế nào là thiên đường và địa ngục. Vị thiền sư trả lời với thái độ khinh miệt:
- Ngươi là kẻ lỗ mãng, ta không muốn mất thời giờ với kẻ như ngươi!
Ngay lập tức tay kiếm sĩ tuốt gươm và hét to:
- Ta sẽ giết ngươi vì sự hỗn xược!
Vị thiền sư thản nhiên đáp:
- Đó chính là địa ngục. Ngạc nhiên vì lời nói đúng, tay kiếm sĩ hạ gươm và bình tĩnh ngồi xuống, cảm ơn thiền sư đã giúp mình tỉnh ngộ.
Vị thiền sư đáp:
- Đây chính là thiên đường! Một kết thúc thật là đẹp.
Vấn đề là trong đời thật này, câu chuyện trên dễ có ba kết cục như sau hơn:
- Tay kiếm sĩ đã nhanh tay "tiễn" vị thiền sư ra đi trước khi ông kịp lên tiếng.
- Tay kiếm sĩ càng điên máu hơn khi vị thiền sư chỉ rõ anh ta đã để mình rơi xuống địa ngục và "tặng" cho ông vài đường múa kiếm.
- Hỗn chiến xảy ra khi vị thiền sư cũng chẳng giữ nổi bình tĩnh.
Nói tóm lại, "giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng".
Nô lệ của cảm xúc
Giận dữ là cảm xúc rất dễ chiều chuộng. Để giải tỏa năng lượng, sẽ dễ dàng hơn khi choảng vào mặt nhau, thay vì "tự tiêu" sự tức giận và suy xét tình hình. Ta thường nổi điên đến mức sau đó cũng phải vô cùng ngạc nhiên về những gì ta có thể làm được khi đang ở đỉnh của giận dữ. Những lời nói mang tính sát thương cao, những hành động điên rồ không thể tưởng tượng được.
Trong đám bạn bè của tôi, có một cặp đôi kia yêu nhau vô cùng tha thiết và khi choảng nhau cũng rất tưng bừng. Có một lần nọ, trong lớp học kỹ năng của chúng tôi, thầy giáo ra ngoài có việc, bọn trong lớp đang ngồi tám chuyện với nhau thì nghe một cái "Chát!". Hoảng hồn nhìn ra sau, tôi thấy thằng bạn của mình đang đứng thẳng dậy, đỏ mặt tía tai. Nhìn sang bên cạnh, cô bạn tôi với 5 ngón tay trên mặt, trợn con mắt lên, môi dưới trề ra sưng xỉa. Hai giây sau, nàng này chồm sang, dùng hết sức cào cấu lên người bạn trai nó, miệng liên tục mắng chửi. Cả đám nhảy vào can ngăn, phải nhận lấy vô số vết thương "lạc đạn" thì mới tạm thời đình chiến được. Ấy vậy mà ngay tối hôm đó, chàng chở nàng đi mua thuốc xoa "vết tát" và hai người lại ôm eo nhau nồng thắm. Trong số những người mà tôi từng gặp, đây có thể nói là hai con người nuông chiều cảm xúc của bản thân kinh khủng. Thích thì ôm, không thích thì đánh. Rồi những trận đòn bắt đầu tăng "đô", và một ngày nọ, nàng cảm thấy không còn nhìn mặt nhau được nữa sau trận ẩu đả quá "tàn nhẫn" chiều hôm trước. Họ không thể tha thứ cho cơn tức giận của nhau được nữa. Thế là chia tay.
Vấn đề là, những người đắm mình trong việc buông thả cảm xúc luôn biện minh bằng đủ thứ lý lẽ: Sống thật với chính mình, giải tỏa thì tốt hơn là kềm nén… Ta không bao giờ lường trước được sẽ nguy hiểm như thế nào nếu không ý thức được việc phải hiểu rõ cảm xúc của mình và kiểm soát nó.
Năm 1963, một tên trộm vừa mãn hạn tù đã đột nhập vào nhà hai cô gái trẻ. Hắn ta trói hai cô gái lại. Nhưng bi kịch đáng lẽ đã không xảy ra nếu một trong hai cô không hành động thiếu khôn ngoan, nói với tên trộm rằng cô đã nhớ mặt hắn và sẽ báo lại với cảnh sát. Tên trộm bắt đầu mất bình tĩnh. Hắn sát hại cả hai cô gái- một hành động mà mãi về sau đó, hắn thú nhận rằng mình đã thực hiện trong một "cơn điên".
Không cần phải giống như tên trộm trên ta mới thấy mình dễ đánh mất bình tĩnh trước một tình huống tức thời như thế nào! Và cái giá của những "cơn điên" nhiều khi không hề "rẻ"!
Đừng bán mình cho lửa giận dữ
Thông minh cảm xúc có rất nhiều "cảnh giới". Nhận biết và kềm chế cơn giận chỉ là một trong số đó. Nhưng nó là việc khó khăn nhất. Vì thế, phải thường xuyên luyện tập để đừng phải bán mình cho sự giận dữ:
- Tập thói quen gọi tên được cảm xúc. Nó là gì, tức giận hay căm ghét, buồn chán hay cô đơn, tất cả đều có những ranh giới để phân định.
- Tập bình tĩnh lý giải cảm xúc hiện tại, tức giận là có đáng hay không, có lý do hay không?
- Ý thức rõ là mình đang giận dữ.
- Học cách tự phản biện lại cơn giận của mình, bằng những câu như: "Mình đang nóng giận quá mức rồi", "Mình đang phản ứng quá tiêu cực"!
trích : Hoahoctro
Giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng
Truyện cổ Nhật Bản có kể về một tay kiếm sĩ. Một ngày nọ anh ta hung hăng thách thức một vị thiền sư giải thích cho anh ta hiểu rõ thế nào là thiên đường và địa ngục. Vị thiền sư trả lời với thái độ khinh miệt:
- Ngươi là kẻ lỗ mãng, ta không muốn mất thời giờ với kẻ như ngươi!
Ngay lập tức tay kiếm sĩ tuốt gươm và hét to:
- Ta sẽ giết ngươi vì sự hỗn xược!
Vị thiền sư thản nhiên đáp:
- Đó chính là địa ngục. Ngạc nhiên vì lời nói đúng, tay kiếm sĩ hạ gươm và bình tĩnh ngồi xuống, cảm ơn thiền sư đã giúp mình tỉnh ngộ.
Vị thiền sư đáp:
- Đây chính là thiên đường! Một kết thúc thật là đẹp.
Vấn đề là trong đời thật này, câu chuyện trên dễ có ba kết cục như sau hơn:
- Tay kiếm sĩ đã nhanh tay "tiễn" vị thiền sư ra đi trước khi ông kịp lên tiếng.
- Tay kiếm sĩ càng điên máu hơn khi vị thiền sư chỉ rõ anh ta đã để mình rơi xuống địa ngục và "tặng" cho ông vài đường múa kiếm.
- Hỗn chiến xảy ra khi vị thiền sư cũng chẳng giữ nổi bình tĩnh.
Nói tóm lại, "giận dữ không bao giờ vô cớ, nhưng hiếm khi có lý do chính đáng".
Nô lệ của cảm xúc
Giận dữ là cảm xúc rất dễ chiều chuộng. Để giải tỏa năng lượng, sẽ dễ dàng hơn khi choảng vào mặt nhau, thay vì "tự tiêu" sự tức giận và suy xét tình hình. Ta thường nổi điên đến mức sau đó cũng phải vô cùng ngạc nhiên về những gì ta có thể làm được khi đang ở đỉnh của giận dữ. Những lời nói mang tính sát thương cao, những hành động điên rồ không thể tưởng tượng được.
Năm 1963, một tên trộm vừa mãn hạn tù đã đột nhập vào nhà hai cô gái trẻ. Hắn ta trói hai cô gái lại. Nhưng bi kịch đáng lẽ đã không xảy ra nếu một trong hai cô không hành động thiếu khôn ngoan, nói với tên trộm rằng cô đã nhớ mặt hắn và sẽ báo lại với cảnh sát. Tên trộm bắt đầu mất bình tĩnh. Hắn sát hại cả hai cô gái- một hành động mà mãi về sau đó, hắn thú nhận rằng mình đã thực hiện trong một "cơn điên".
Đừng bán mình cho lửa giận dữ
Thông minh cảm xúc có rất nhiều "cảnh giới". Nhận biết và kềm chế cơn giận chỉ là một trong số đó. Nhưng nó là việc khó khăn nhất. Vì thế, phải thường xuyên luyện tập để đừng phải bán mình cho sự giận dữ:
- Tập thói quen gọi tên được cảm xúc. Nó là gì, tức giận hay căm ghét, buồn chán hay cô đơn, tất cả đều có những ranh giới để phân định.
- Tập bình tĩnh lý giải cảm xúc hiện tại, tức giận là có đáng hay không, có lý do hay không?
- Học cách tự phản biện lại cơn giận của mình, bằng những câu như: "Mình đang nóng giận quá mức rồi", "Mình đang phản ứng quá tiêu cực"!
trích : Hoahoctro