Đua vào ngành thời thượng

akin01

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
12/10/2011
Bài viết
60
AT - Thực trạng thí sinh đổ xô chọn nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng - quản trị kinh doanh trong mùa tuyển sinh 2010 được các nhà giáo dục và nhà tuyển dụng đánh giá là hiện tượng bất thường.

Theo dự báo của các nhà tuyển dụng, không dễ có việc làm ưng ý với những người tốt nghiệp ngành này, và cuộc đua vào nhóm ngành kinh tế đang đầy rủi ro.

ImageView.aspx


Mùa tuyển sinh 2010, Trường ĐH Tài chính marketing đã gây choáng với số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng vọt đến 23.000, trong khi chỉ tiêu tuyển chỉ có 1.600 SV hệ ĐH. Và còn gây choáng hơn nữa khi điểm trúng tuyển khối A là 16,5 và khối D1 đến 17,5. Ở nhiều trường, 20-30 thí sinh chen nhau một suất vào ĐH, CĐ. Điều này đã đẩy điểm trúng tuyển nhóm ngành này lên cao ngất ngưởng, nhiều thí sinh trên 15 điểm rớt ngậm ngùi.

Chưa dừng cuộc đua

Ở mức 15-16 điểm khối A, thí sinh các tỉnh phía Nam có thể đường hoàng trúng tuyển nguyện vọng 1 công lập nhóm ngành kỹ thuật công nghệ với cơ hội việc làm rộng mở. Cũng với mức điểm này, hàng chục ngàn thí sinh chọn ngành kinh tế phải tìm cơ hội nguyện vọng 2, 3. Thế nhưng cuộc đua vào nhóm ngành kinh tế không dừng lại.

Tại trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, một thí sinh nam cầm giấy báo kết quả 16 điểm khối B xin nộp hồ sơ vào ngành quản trị kinh doanh. Hồ sơ không được nhận vì ngành quản trị kinh doanh trường này chỉ tuyển khối A. Cán bộ tuyển sinh khuyên tìm một ngành khác, trường khác khối B phù hợp. Bạn này vẫn cứ nài nỉ xin được học ngành quản trị kinh doanh. Bạn khóc, người mẹ đi cùng cũng khóc và kể gia cảnh ở quê nghèo khó, rằng con trai bà học rất giỏi môn hóa học nên mới thi ĐH khối B. "Thật không hiểu vì sao học giỏi hóa, thi khối B lại chọn ngành quản trị kinh doanh!" - cán bộ tuyển sinh tiếc rẻ.

Có quá nhiều hồ sơ nguyện vọng 2 đổ vào nhóm ngành kinh tế, đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh. Thực tế tuyển dụng tại trung tâm việc làm Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, SV ngành quản trị kinh doanh ít được tuyển dụng, trong khi SV tốt nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm, công nghệ hóa, cơ khí được chào mời với lương cao. Rất nhiều lần khi tư vấn cho thí sinh, giám đốc trung tâm tuyển sinh trường này nêu thực tế tuyển dụng đầu ra để giúp thí sinh chọn ngành dễ xin việc nhưng hầu hết vẫn nhất định đua vào ngành quản trị kinh doanh. Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH ngoài công lập bức xúc: "Không có cách thuyết phục thí sinh. Không hiểu vì sao các em mê quản trị đến vậy...".

Câu chuyện của Bích Thủy, ở Nhà Bè, TP.HCM, là một nỗi ngậm ngùi khác. Muốn học ngành quản trị nhân sự, Thủy nộp hồ sơ nguyện vọng 2 với phiếu điểm 16 điểm ĐH khối A vào một trường CĐ kinh tế tại TP.HCM chỉ vì nghe nói ở đó có ngành quản trị nhân sự. Đến khi nộp hồ sơ mới biết trường đó không có ngành quản trị nhân sự. Đáng tiếc hơn nữa khi Thủy cho biết em chọn ngành này chỉ vì bạn thân của mình cũng học ngành đó nhưng chưa rõ học xong ra trường làm gì!

Sự chọn lựa thông minh?

Chúng tôi đã làm một khảo sát nhỏ với 18 HS lớp 12 chuyên lý và lớp không chuyên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM. Với câu hỏi: "Bạn sẽ làm gì sau khi rời trường THPT?", chỉ một bạn gái cho biết sẽ thi kiến trúc, sau này làm kiến trúc sư. Còn lại tất cả đều dự định thi vào trường kinh tế, muốn làm doanh nhân, giám đốc...

Khi được hỏi: "Là HS trường chuyên, trường đào tạo nhân tài, có bạn nào mơ ước sẽ làm được những công trình nghiên cứu như GS Ngô Bảo Châu?", nhiều bạn đã không ngại ngần trả lời: "Dạ, không". Lý lẽ của các bạn là xã hội ngày càng năng động hơn, lớp trẻ chọn ngành kinh tế chính vì sự năng động của ngành này. Có bạn cho rằng kinh tế là ngành dễ học, dễ kiếm tiền. Hầu hết đều tự tin sẽ đậu trường kinh tế, có năng lực làm quản lý kinh tế.

Ước mơ đậu ĐH ngành mình yêu thích là điều chính đáng của mỗi người. Thế nhưng, trước làn sóng bạn trẻ đua nhau chọn nhóm ngành kinh tế, TS Nguyễn Toàn, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng đó là điều bất thường tai hại. Rõ ràng không bình thường khi ai cũng chỉ hướng đến nhóm ngành kinh tế trong khi những ngành nghề kỹ thuật - công nghệ (tự động hóa, viễn thông, cơ khí, thực phẩm...) đang thiếu nhân lực và các ngành khoa học cơ bản (toán học, hóa học, vật lý, sinh học, khoa học vật liệu...) cũng rất cần nhân tài. Không phải đến bây giờ, ngay sau mùa tuyển sinh 2010, dự đoán trong 3-4 năm tới sẽ khan hiếm nhân lực cho kỹ thuật công nghệ.

Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM - lo ngại cho tương lai có thể một số ngành kỹ thuật công nghệ phải nhập khẩu lao động trình độ cao từ nước ngoài, trong khi số đông SV tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế phải xếp hàng chờ việc. Thực trạng ngày càng nhiều trường mở ngành kinh tế, HS đua vào ngành kinh tế trong khi đầu vào nhóm ngành kỹ thuật công nghệ đang ít dần, theo ông Tuấn, đây sẽ là nguyên nhân gây ra "khủng hoảng thiếu - thừa lao động giữa các ngành nghề trong vài năm tới".

Ông Nguyễn Văn Sang - phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh Niên - cho biết: "Không phải em nào theo học kinh tế cũng thành đạt. Tại trung tâm, số hồ sơ xin việc của những cử nhân kinh tế đang tồn đọng nhiều". Anh Phạm Mỹ - giám đốc một công ty thường xuyên tuyển dụng nhân sự tại Tân Bình - và nhiều đơn vị giới thiệu việc làm dẫn ra thực trạng chung: với một vị trí tuyển dụng vào ngành kinh tế có thể nhận được 40-50 hồ sơ.

Để tìm được việc, ngoài bằng cấp, ứng viên phải am hiểu các ngành nghề mình muốn vào làm. Chẳng hạn: kế toán phải có kinh nghiệm làm việc, ngành quản trị đòi khả năng và kinh nghiệm quản lý, ngành marketing đòi hỏi phải biết cả multimedia, kỹ năng về web, xây dựng video clip và đặc biệt là các ý tưởng sáng tạo trong công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm...

Cơ hội việc làm ngành kinh tế sẽ rộng mở cho những ai rất giỏi. Đa số còn lại, nói như ông Trần Anh Tuấn, sẽ không dễ tìm được một công việc ưng ý. Ở góc nhìn nhà đào tạo, TS Nguyễn Văn Ngãi, nguyên trưởng khoa kinh tế Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, khuyên các bạn hãy cẩn trọng với ngành quản trị kinh doanh. Tên gọi rất oai nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ ngành này học gì, ra trường làm gì, liệu mình có phù hợp không...

Hiểu nôm na, học quản trị có thể làm quản lý, nhưng thực tế đầu ra các nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển người giỏi chuyên môn, cứ phải tốt vị trí chuyên môn trước đã sau này mới có chuyện được bố trí vào vị trí quản lý. Trong khi ngành quản trị đào tạo kiến thức chung theo diện rộng, SV học ngành này khó có thể làm việc chuyên môn, nghiệp vụ, cơ hội được tuyển dụng sẽ rất hạn chế.

Còn ThS Hứa Minh Tuấn, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Tài chính marketing cho rằng: "Ngành kinh tế dễ học nhưng không phải ai cũng học tốt và không hề dễ kiếm được việc đối với sinh viên yếu kém!". Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp đều khuyên chọn kinh tế không có gì sai nhưng cần hiểu rõ nó trước khi chọn và đừng ảo tưởng hay mơ hồ ngành nghề nào đó sẽ giúp mình mau giàu, mau làm "sếp". Sự chọn lựa thông minh nhất là chọn đúng ngành, hợp với năng lực của chính mình và dễ tìm việc làm. Đó mới là con đường ngắn nhất để thành đạt.

PHÚC ĐIỀN

Ngành thời thượng, 1 khái niệm rất chi là HOT, và các bạn trẻ của chúng ta rất dễ bị tác động bởi những hào nhoáng mà những ngành HOT đem tới. Vì các em chưa thể nhận thức hết được khó khăn cũng như yêu cầu của ngành nghề đó. Hãy là ngươì lựa chọn thông minh, chứ đừng để "tinh thần bầy đàn" lôi kéo nha các bạn trẻ
 
Ngành mình đang hot sao ta@@ ra đi làm tiếp thị cực thí mồ mà hot hohoho
 
hihi chưa từng nghĩ cái gì hot hay cool cả
1 khi đã thích thì đừng hỏi tại sao
 
×
Quay lại
Top Bottom