kophaithach1
Thành viên
- Tham gia
- 23/5/2016
- Bài viết
- 0
Với người dân xứ Huế, đặc biệt là những người tha hương, nghe đến hai chữ thanh trà là mắt lim dim, hồn thả về vùng đất quanh năm xanh mướt có tên Thủy Biều nằm ven bờ nam sông Hương, đối diện chùa Thiên Mụ.
Đó là nơi trồng thanh trà nhiều nhất Huế và cũng cho ra những quả thanh trà ngon nhất.
Huế vốn nổi tiếng là miền đất nhiều hoa trái tươi ngon ý vị với dâu da Kim Long, nhãn lồng Thành Nội, chuối Thủy Biều, măng cụt Truồi, dứa Nam Đông… song ấn tượng du khách tour hè 2019 nhất vẫn là thanh trà Thủy Biều. Chỉ riêng cái tên gọi mỹ miều này thôi đã làm cho bao người náo nức.
Thanh trà là tên gọi của một giống bưởi ở Huế. Sở dĩ phải giải thích như thế là vì ở miền Nam cũng có một loại trái cây tên thanh trà được trồng nhiều tại Vĩnh Long, to bằng trái chanh, có màu vàng cam.
Có lẽ một phần do sự bồi đắp của phù sa sông Hương và một phần đây là mảnh đất kinh kỳ xưa, nơi những sản vật ngon nhất được dâng cho vua đã làm nên một giống thanh trà đặc sản.
Hằng năm, cứ vào độ tháng 7, 8 là mùa thanh trà chín đẹp, quả thanh trà tươi xanh tròn trĩnh, tuy nhỏ nhưng cầm rất nặng tay, vỏ mỏng. Múi thanh trà có vị ngọt thanh, ráo chứ không mọng nước như bưởi năm roi của miền Nam, tép có màu trắng ngà, có thể để lâu trên một tháng chất lượng vẫn không thay đổi.
Cách ăn thanh trà cũng khác nhau. Nếu bổ quả thanh trà bằng dao thì cả phòng nghe thơm ngát, còn tách bằng tay, lột thành từng múi đưa vào miệng thì thanh trà ngọt và the the đến thanh giọng.
Người thì liếc dao gọt vỏ sơ sài rồi xẻ làm tư hoặc sáu tùy vào độ lớn bé của quả, lột vỏ, bỏ hột và cho vào miệng nhai rồm rộp. Có người thủng thẳng lột từng múi nhỏ, gọt sạch phần da bên ngoài, bỏ hạt rồi cắt hai bên tai múi, rồi lại tách ra những tép nguyên cho đến khi nào múi thanh trà như một tác phẩm điêu khắc hoàn thiện mới đủng đỉnh cho vào ăn, thong thả như thưởng thức một tác phẩm tạo hình vậy!
Hoặc giả nếu thưởng thức thanh trà như là mồi nhắm thì đã có “gỏi thanh trà” với cách làm đơn giản, chế biến gọn nhẹ nhưng vị ngon thì rất độc đáo khiến người đã ăn, biết ăn muốn được ăn thêm nhiều lần nữa… Mực được nướng khô trên bếp than hồng chỉ vừa chín để có được vị ngọt thơm và độ mềm. Nhanh tay xé mực ra thành từng sợi nhỏ, thanh trà bóc ra từng múi, tách múi ra thành tép nhỏ, giã ớt, tỏi càng cay càng ngon, pha nước mắm, đường… Tất cả trộn chung vào một đĩa, trang trí trên mặt đĩa một cành hoa ớt, hoa hành vô cùng đẹp mắt và ngon lành đáo để.
Món này thực khách du lịch Huế 5 ngày ăn với cơm cũng ngon, song độc chiêu hơn cả vẫn là để làm mồi uống với rượu làng Chuồn hoặc một cốc bia Huda cho ngày hè nóng nực.
Thanh trà là món ăn ngon ngày hè, là món tráng miệng của mỗi gia đình sau bữa cơm đầm ấm, với nhiều vitamin bồi bổ cơ thể và có tác dụng tốt cho sức khỏe như tép thanh trà ngọt, mát, bổ dưỡng, kiện tỳ, trị ho, giải rượu, giúp phòng chống bệnh tiểu đường và cao huyết áp…
Đó là nơi trồng thanh trà nhiều nhất Huế và cũng cho ra những quả thanh trà ngon nhất.
Huế vốn nổi tiếng là miền đất nhiều hoa trái tươi ngon ý vị với dâu da Kim Long, nhãn lồng Thành Nội, chuối Thủy Biều, măng cụt Truồi, dứa Nam Đông… song ấn tượng du khách tour hè 2019 nhất vẫn là thanh trà Thủy Biều. Chỉ riêng cái tên gọi mỹ miều này thôi đã làm cho bao người náo nức.
Thanh trà là tên gọi của một giống bưởi ở Huế. Sở dĩ phải giải thích như thế là vì ở miền Nam cũng có một loại trái cây tên thanh trà được trồng nhiều tại Vĩnh Long, to bằng trái chanh, có màu vàng cam.
Có lẽ một phần do sự bồi đắp của phù sa sông Hương và một phần đây là mảnh đất kinh kỳ xưa, nơi những sản vật ngon nhất được dâng cho vua đã làm nên một giống thanh trà đặc sản.
Hằng năm, cứ vào độ tháng 7, 8 là mùa thanh trà chín đẹp, quả thanh trà tươi xanh tròn trĩnh, tuy nhỏ nhưng cầm rất nặng tay, vỏ mỏng. Múi thanh trà có vị ngọt thanh, ráo chứ không mọng nước như bưởi năm roi của miền Nam, tép có màu trắng ngà, có thể để lâu trên một tháng chất lượng vẫn không thay đổi.
Cách ăn thanh trà cũng khác nhau. Nếu bổ quả thanh trà bằng dao thì cả phòng nghe thơm ngát, còn tách bằng tay, lột thành từng múi đưa vào miệng thì thanh trà ngọt và the the đến thanh giọng.
Người thì liếc dao gọt vỏ sơ sài rồi xẻ làm tư hoặc sáu tùy vào độ lớn bé của quả, lột vỏ, bỏ hột và cho vào miệng nhai rồm rộp. Có người thủng thẳng lột từng múi nhỏ, gọt sạch phần da bên ngoài, bỏ hạt rồi cắt hai bên tai múi, rồi lại tách ra những tép nguyên cho đến khi nào múi thanh trà như một tác phẩm điêu khắc hoàn thiện mới đủng đỉnh cho vào ăn, thong thả như thưởng thức một tác phẩm tạo hình vậy!
Hoặc giả nếu thưởng thức thanh trà như là mồi nhắm thì đã có “gỏi thanh trà” với cách làm đơn giản, chế biến gọn nhẹ nhưng vị ngon thì rất độc đáo khiến người đã ăn, biết ăn muốn được ăn thêm nhiều lần nữa… Mực được nướng khô trên bếp than hồng chỉ vừa chín để có được vị ngọt thơm và độ mềm. Nhanh tay xé mực ra thành từng sợi nhỏ, thanh trà bóc ra từng múi, tách múi ra thành tép nhỏ, giã ớt, tỏi càng cay càng ngon, pha nước mắm, đường… Tất cả trộn chung vào một đĩa, trang trí trên mặt đĩa một cành hoa ớt, hoa hành vô cùng đẹp mắt và ngon lành đáo để.
Món này thực khách du lịch Huế 5 ngày ăn với cơm cũng ngon, song độc chiêu hơn cả vẫn là để làm mồi uống với rượu làng Chuồn hoặc một cốc bia Huda cho ngày hè nóng nực.
Thanh trà là món ăn ngon ngày hè, là món tráng miệng của mỗi gia đình sau bữa cơm đầm ấm, với nhiều vitamin bồi bổ cơ thể và có tác dụng tốt cho sức khỏe như tép thanh trà ngọt, mát, bổ dưỡng, kiện tỳ, trị ho, giải rượu, giúp phòng chống bệnh tiểu đường và cao huyết áp…