- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Suối Yến là dòng suối hiền hoà, uốn lượn quanh co in bóng những dãy núi chập chờn tô điểm thêm cho thiên nhiên.
Trước khi vào vãn cảnh chùa Hương, các du khách phải đến bến đục và từ đây mới xuống thuyền đi dọc theo dòng suối vào chùa. Bến đục thuyền vào, bến trò thuyền ra. Và hàng ngày, tại thắng cảnh hương sơn có trên 4.000 con thuyền tấp nập trở khách vào ra. Đa số các thuyền ở đây đều được làm bằng sắt, có độ dày khoảng 2 ly và có thể chở được hàng chục người. Với những chiếc thuyền lớn có thể chở tới 35 người một lúc. Mỗi thuyền có một sơn nữ với cái dáng mềm mại mỗi khi gập người khua mái chèo đưa khách vào vãn cảnh chùa.
Trên suối yến lúc nào cũng có thuyền vào, ra tấp nập, song không mấy khi có cảnh thuyền bè va chạm vào nhau bởi lẽ đường vào và đường ra trên dòng suối đã được phân định rất rõ ràng. Tất cả đều đi theo một trật tự nhất định. Thuyền nọ đi sát thuyền kia. Không có cảnh lạng lách, vượt ẩu như khi tham gia giao thông trên bộ. Đi trên suối yến dường như ta đang được gột rửa mọi bụi bẩn của cõi trần tục để đến với cõi thần tiên chay tịnh. Đường suối chỉ dài chừng 4 km, song do có sự uốn lượn quanh co giữa các đoạn, các khúc theo các dãy núi nên dù có cố phóng hết tầm mắt thì các du khách cũng khó lòng thấy được điểm kết thúc. Từ đây, du khách có thể thả hồn, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh với những dãy núi, ngọn cây, hay đồng hành cùng những vạt lúa non tơ viền 2 bên mép nước… và lắng nghe tiếng kể dìu dặt của những cô sơn nữ chèo thuyền kể về các truyền thuyết, sự tích trên các đoạn đường mà thuyền vừa đi qua.
Trên dòng, nước xanh trong veo, du khách có thể soi mình hay buông những cánh tay trần xuống nước để mặc cho chúng vuốt ve âu yếm. Đôi khi những cô bé, cậu bé không kìm được sự hiếu động của bản thân đã đập mạnh những cánh tay xuống nước làm cho bọt nước bắn tung toé, ướt cả những người xung quanh. Song dường như không một ai cảm thấy khố chịu về điều đó mà ngược lại còn thấy vui lây vì sự hiếu động ấy. Bên cạnh đó, khi đi trên suối, du khách còn được ngắm nhìn những đám rong mềm mại lay động dưới mặt nước trong xanh. Mỗi khi có một mái chèo khoả sâu vào trong nước thì đám rong rêu ấy xô dáp vào nhau như đang thì thầm kể cho nhau nghe chuyện về các du khách ngày ngày đã đi qua đây… Đoạn đường suối tuy ngắn ngủi, song nó lại là nơi yên tĩnh nhất trong thắng cảnh hương sơn. Những con thuyền ngày ngày vẫn cần mẫm đưa du khách đến vãn cảnh Hương Sơn không ồn ào, vội vã. Chúng đủng đỉnh lướt nhẹ trên mặt nước, để du khách có thời gian để tĩnh tâm, để nhìn ngắm thiên nhiên và tận hưởng không khí thần tiên...
Mỗi du khách khi vào vãn cảnh Hương Sơn bằng đường thuỷ đều phải qua suối yến hai lần. Một lần vào, một lần ra. Song con đường ấy dường như không làm cho du khách cảm thấy nhàm chán. Mà ngược lại ở mỗi chiều, dù là đi hay về, thì suối yến vẫn mang đến cho du khách những cảm nhận bất ngờ. Song có lẽ điều lôi cuốn nhất của dòng suối là sự yên tĩnh, thanh bình cũng như sự hoà hợp giữa non và nước. Đúng là “Sơn Thuỷ hữu tình” như ai đó đã nói. Và nếu ai đó, chưa một lần được đến Hương Sơn, thì hãy thử để cùng cảm nhận về sự quyến rũ của suối yến trong xanh cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của danh thắng Chùa Hương./.
Trước khi vào vãn cảnh chùa Hương, các du khách phải đến bến đục và từ đây mới xuống thuyền đi dọc theo dòng suối vào chùa. Bến đục thuyền vào, bến trò thuyền ra. Và hàng ngày, tại thắng cảnh hương sơn có trên 4.000 con thuyền tấp nập trở khách vào ra. Đa số các thuyền ở đây đều được làm bằng sắt, có độ dày khoảng 2 ly và có thể chở được hàng chục người. Với những chiếc thuyền lớn có thể chở tới 35 người một lúc. Mỗi thuyền có một sơn nữ với cái dáng mềm mại mỗi khi gập người khua mái chèo đưa khách vào vãn cảnh chùa.
Trên suối yến lúc nào cũng có thuyền vào, ra tấp nập, song không mấy khi có cảnh thuyền bè va chạm vào nhau bởi lẽ đường vào và đường ra trên dòng suối đã được phân định rất rõ ràng. Tất cả đều đi theo một trật tự nhất định. Thuyền nọ đi sát thuyền kia. Không có cảnh lạng lách, vượt ẩu như khi tham gia giao thông trên bộ. Đi trên suối yến dường như ta đang được gột rửa mọi bụi bẩn của cõi trần tục để đến với cõi thần tiên chay tịnh. Đường suối chỉ dài chừng 4 km, song do có sự uốn lượn quanh co giữa các đoạn, các khúc theo các dãy núi nên dù có cố phóng hết tầm mắt thì các du khách cũng khó lòng thấy được điểm kết thúc. Từ đây, du khách có thể thả hồn, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh với những dãy núi, ngọn cây, hay đồng hành cùng những vạt lúa non tơ viền 2 bên mép nước… và lắng nghe tiếng kể dìu dặt của những cô sơn nữ chèo thuyền kể về các truyền thuyết, sự tích trên các đoạn đường mà thuyền vừa đi qua.
Trên dòng, nước xanh trong veo, du khách có thể soi mình hay buông những cánh tay trần xuống nước để mặc cho chúng vuốt ve âu yếm. Đôi khi những cô bé, cậu bé không kìm được sự hiếu động của bản thân đã đập mạnh những cánh tay xuống nước làm cho bọt nước bắn tung toé, ướt cả những người xung quanh. Song dường như không một ai cảm thấy khố chịu về điều đó mà ngược lại còn thấy vui lây vì sự hiếu động ấy. Bên cạnh đó, khi đi trên suối, du khách còn được ngắm nhìn những đám rong mềm mại lay động dưới mặt nước trong xanh. Mỗi khi có một mái chèo khoả sâu vào trong nước thì đám rong rêu ấy xô dáp vào nhau như đang thì thầm kể cho nhau nghe chuyện về các du khách ngày ngày đã đi qua đây… Đoạn đường suối tuy ngắn ngủi, song nó lại là nơi yên tĩnh nhất trong thắng cảnh hương sơn. Những con thuyền ngày ngày vẫn cần mẫm đưa du khách đến vãn cảnh Hương Sơn không ồn ào, vội vã. Chúng đủng đỉnh lướt nhẹ trên mặt nước, để du khách có thời gian để tĩnh tâm, để nhìn ngắm thiên nhiên và tận hưởng không khí thần tiên...
Hiệu chỉnh bởi quản lý: