Kon Tum – mảnh đất của thiên nhiên tuyệt đẹp và dấu tích văn hóa Tây Nguyên
Nhắc đến Kon Tum người ta sẽ nhớ ngay tới vùng đất thuộc cực Bắc của Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương – một điểm trong danh sách cần check – in của giới phượt thủ. Đên Kon Tum bạn sẽ choáng ngợp vì đâu đâu cũng là màu xanh mát mắt của cây cối cùng “bạt ngàn cà phê, bạt ngàn cao su và bạt ngàn thông reo". Nơi đây cũng được mệnh danh là “vương quốc” của loài cây sâm đắng.
tour mien tay
Kon Tum nổi tiếng với nét hoang dã của thiên nhiên còn lưu giữ tại vườn quốc Gia Chư Mom Ray. Cái thơ mộng, xanh mướt tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – Đà Lạt 2 của Tây Nguyên. Đỉnh núi Ngọc Linh cao vời vợi – nơi phượt thủ luôn mong ngóng cơ hội chinh phục. Kon Tum cũng có hàng trăm những ngọn thác, suối nước nóng tự nhiên lớn, nhỏ khác nhau đi tận sâu vào núi rừng. Dòng sông Poko uốn lượn và dòng Dakbla hùng vĩ đã gắn bó với nhân dân Kon Tum trong suốt quá trình lịch sử giữ nước, ngày nay cũng góp sức bồi đắp phù sa, tạo nên một Kon Tum phồn thịnh như hôm nay.
Là cái nôi nuôi dưỡng đồng bào dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa cùng lịch sử hình thành từng chịu sự cai quản của thực dân Pháp, Kon Tum có những công trình mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa địa phương và dấu ấn thời đại. Có thể nhắc tới như nhà Thờ Gỗ hơn 100 tuổi – tuyệt tác đứng vững với thời gian một công trình kiến trúc được thiết kế có sự giao thoa của kiến trúc Roman (Châu Âu) và kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.
Ngoài nhà Thờ Gỗ, bạn có thể ghé thăm Ngục Kon Tum, tòa Giám Mục, Cầu treo Konklor, Sông Dakbla, Chùa Bác Ái, quán cà phê Indochine của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa với thiết kế ấn tượng được xếp vào top 5 thế giới…
tour du lich mien tay
Vài nét về lịch sử hình thành tỉnh Kon Tum
Về tên gọi Kon Tum: Kon Tum theo tiếng Ba Na nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ). Theo truyền thuyết, Kon Tum chỉ tên gọi ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng Đăk Bla mà hiện nay nằm ở thành phố Kon Tum.
Từ xa xưa, Kon Tum nguyên là một vùng đất sơ khai của các bộ tộc tự trị với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Ra-glai, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Do vị trí vùng đệm giữa Chiêm Thành và Chân Lạp, các bộ tộc tại Kon Tum thường trở thành mục tiêu các cuộc cướp bóc và buôn bán nô lệ. Mãi đến thế kỷ 12, sau khi đánh bại được Chân Lạp, Chiêm Thành mới toàn quyền ảnh hưởng trên toàn vùng Tây Nguyên, đặc quyền đô hộ lên vùng này.
Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, đẩy lùi chính quyền Chiêm Thành về phía Nam đã cử các sứ thần thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Năm 1840, triều đình Huế cho lập Bok Seam, một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và bộ tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Trong thời gian này, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm cách mở đường truyền đạo, trong đó đã lên tới Kon Tum và đặt cơ sở tôn giáo ở đây vào năm 1850.
Năm 1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, do công sứ Pháp là Leon Plantié nắm quyền cai trị, gồm hai tòa đại lý hành chính mơi thành lập là Kon Tum (thuộc Bình Định) và Cheo Reo (thuộc Phú Yên). Đến năm 1907, thực dân Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.
can ho gia re
Năm 1913, chính quyền thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Kể từ đây, tỉnh Kon Tum trải qua nhiều lần phân chia, sáp nhập và thay đổi.
Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum.
Năm 1946, người Pháp tái chiếm lại Kon Tum và sau đó trao lại quyền kiểm soát về danh nghĩa cho Quốc gia Việt Nam để thành lập Hoàng triều cương thổ.
Tháng 2 - 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, phía Quốc gia Việt Nam tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum được chia thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.
Năm 1974, quân Giải phóng tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk.
Ngày 16 - 3 - 1975, quân giải phóng và dân chúng trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của Việt Nam Cộng hòa ở nội thị, chiếm được thị xã và toàn tỉnh Kon Tum.
Tháng 10 /1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Năm 1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được tách thành 2 tỉnh mới là Gia Lai và Kon Tum.
Năm 2009, thị xã Kon Tum được nâng cấp lên thành thành phố Kon Tum.
Nhắc đến Kon Tum người ta sẽ nhớ ngay tới vùng đất thuộc cực Bắc của Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương – một điểm trong danh sách cần check – in của giới phượt thủ. Đên Kon Tum bạn sẽ choáng ngợp vì đâu đâu cũng là màu xanh mát mắt của cây cối cùng “bạt ngàn cà phê, bạt ngàn cao su và bạt ngàn thông reo". Nơi đây cũng được mệnh danh là “vương quốc” của loài cây sâm đắng.
tour mien tay
Kon Tum nổi tiếng với nét hoang dã của thiên nhiên còn lưu giữ tại vườn quốc Gia Chư Mom Ray. Cái thơ mộng, xanh mướt tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – Đà Lạt 2 của Tây Nguyên. Đỉnh núi Ngọc Linh cao vời vợi – nơi phượt thủ luôn mong ngóng cơ hội chinh phục. Kon Tum cũng có hàng trăm những ngọn thác, suối nước nóng tự nhiên lớn, nhỏ khác nhau đi tận sâu vào núi rừng. Dòng sông Poko uốn lượn và dòng Dakbla hùng vĩ đã gắn bó với nhân dân Kon Tum trong suốt quá trình lịch sử giữ nước, ngày nay cũng góp sức bồi đắp phù sa, tạo nên một Kon Tum phồn thịnh như hôm nay.
Là cái nôi nuôi dưỡng đồng bào dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa cùng lịch sử hình thành từng chịu sự cai quản của thực dân Pháp, Kon Tum có những công trình mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa địa phương và dấu ấn thời đại. Có thể nhắc tới như nhà Thờ Gỗ hơn 100 tuổi – tuyệt tác đứng vững với thời gian một công trình kiến trúc được thiết kế có sự giao thoa của kiến trúc Roman (Châu Âu) và kiến trúc nhà sàn của người Ba Na.
Ngoài nhà Thờ Gỗ, bạn có thể ghé thăm Ngục Kon Tum, tòa Giám Mục, Cầu treo Konklor, Sông Dakbla, Chùa Bác Ái, quán cà phê Indochine của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa với thiết kế ấn tượng được xếp vào top 5 thế giới…
tour du lich mien tay
Vài nét về lịch sử hình thành tỉnh Kon Tum
Về tên gọi Kon Tum: Kon Tum theo tiếng Ba Na nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ). Theo truyền thuyết, Kon Tum chỉ tên gọi ngôi làng gần một hồ nước cạnh dòng Đăk Bla mà hiện nay nằm ở thành phố Kon Tum.
Từ xa xưa, Kon Tum nguyên là một vùng đất sơ khai của các bộ tộc tự trị với sự sinh sống của các dân tộc bản địa gồm Xơ-đăng, Ba Na, Giẻ-triêng, Ra-glai, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Do vị trí vùng đệm giữa Chiêm Thành và Chân Lạp, các bộ tộc tại Kon Tum thường trở thành mục tiêu các cuộc cướp bóc và buôn bán nô lệ. Mãi đến thế kỷ 12, sau khi đánh bại được Chân Lạp, Chiêm Thành mới toàn quyền ảnh hưởng trên toàn vùng Tây Nguyên, đặc quyền đô hộ lên vùng này.
Năm 1471, sau khi vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, đẩy lùi chính quyền Chiêm Thành về phía Nam đã cử các sứ thần thu phục các bộ tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của Đại Việt.
Năm 1840, triều đình Huế cho lập Bok Seam, một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và bộ tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Trong thời gian này, các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tìm cách mở đường truyền đạo, trong đó đã lên tới Kon Tum và đặt cơ sở tôn giáo ở đây vào năm 1850.
Năm 1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, do công sứ Pháp là Leon Plantié nắm quyền cai trị, gồm hai tòa đại lý hành chính mơi thành lập là Kon Tum (thuộc Bình Định) và Cheo Reo (thuộc Phú Yên). Đến năm 1907, thực dân Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.
can ho gia re
Năm 1913, chính quyền thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Kể từ đây, tỉnh Kon Tum trải qua nhiều lần phân chia, sáp nhập và thay đổi.
Sau Cách mạng tháng 8, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thị xã Kon Tum.
Năm 1946, người Pháp tái chiếm lại Kon Tum và sau đó trao lại quyền kiểm soát về danh nghĩa cho Quốc gia Việt Nam để thành lập Hoàng triều cương thổ.
Tháng 2 - 1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của Việt Minh.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, phía Quốc gia Việt Nam tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum được chia thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.
Năm 1974, quân Giải phóng tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk.
Ngày 16 - 3 - 1975, quân giải phóng và dân chúng trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của Việt Nam Cộng hòa ở nội thị, chiếm được thị xã và toàn tỉnh Kon Tum.
Tháng 10 /1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Năm 1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum được tách thành 2 tỉnh mới là Gia Lai và Kon Tum.
Năm 2009, thị xã Kon Tum được nâng cấp lên thành thành phố Kon Tum.