Du học hàn quốc và những văn hóa cần phải biết

phamphuc9339

Thành viên
Tham gia
31/5/2016
Bài viết
2
1. Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng, chính vì vậy khi tiếp xúc với người Hàn Quốc lần đầu tiên, các bạn đi du học Hàn Quốc cần tạo ấn tượng tốt với họ về hình thức, về cách cư xử để họ tạo một ấn tượng tốt. Người Hàn Quốc nhiều khi quyết định một việc chỉ bằng một cuộc gặp và chỉ cần một ấn tượng tốt ban đầu. Khi đã có ấn tượng tốt với người Hàn Quốc thì sẽ giải quyết tốt mọi công việc của mình. Và cũng ngược lại, khi đã có ấn tượng không tốt thì thực sự khó để có thể sửa đổi, chỉnh sửa những hình ảnh của mình trong con mắt người Hàn Quốc. Cũng có thể đây là câu trả lời vì sao người Hàn Quốc lại ăn mặc rất đẹp và chú trọng hình thức bền ngoài. Vì vậy, khi kinh doanh, làm ăn với người Hàn Quốc, cần tạo ấn tượng thật tốt ban đầu

PCTkO20gB2DXxT7vX4dLzoKsCFx0QMyc1iM7jL43hZODPiMBLFR2tJQARj_aljuoeJuK_UegfagssDOB7OjyoOAw0_H9yDOcTS35T1imJXAMTFAPqxtUdDLKDNzxT0QilGFW289w


2. Người Hàn Quốc thích chĩa mũi nhọn vào thiếu sót của người khác nhưng cũng rất dè sẻn trong ca ngợi mặt tốt của người khác, nói một cách hay hơn thì người Hàn Quốc thường quá nhấn mạnh đến lý tưởng đạo đức. Một ví dụ điển hình là chính những vị tổng thống Hàn Quốc chính là những người dân quí mến bầu ra, nhưng chưa làm được nửa nhiệm kỳ thì chính những người bầu ra Tổng thống lại quay lại chỉ trích. Rõ ràng khi làm việc với người Hàn Quốc, chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng họ rất hay nhận xét về người khác theo hướng chê bai nhiều hơn khen ngợi. Ở Hàn Quốc, chính trị gia, các tập đoàn lớn luôn là những đối tượng bị xem xét, công kích nhiều nhất, mặc dù đóng góp của họ là nhiều nhất.

3. Người Hàn Quốc chú trọng hình thức và sĩ diện mạnh, hay Chủ nghĩa hình thức thái quá. Đặc tính này cũng phần nào giống người Việt Nam chúng ta. Một bà mẹ cho con đi học thêm mở một trung tâm nào đó, thì lập tức bà mẹ bên cạnh cũng phải cho con đi học bằng được. Tôi cũng đã từng chứng kiến vợ một vị giám đốc nọ nhất quyết không chịu chuyển đến ở thuê một căn hộ rẻ tiền hơn khi chồng bà đề nghị – khi đó ông bà đang sống ở một biệt thự tại Phú Mỹ Hưng – sau khi ông chồng bà mất chức và không còn việc làm và tiền bạc của gia đình ngày càng ít đi. Bà giải thích rằng “ Xưa nay mình ở biệt thự thế này, bây giờ mà chuyển đến căn hộ chung cư nhỏ thì mặt mũi đâu nữa”. Họ coi trọng chủ nghĩa tự tôn và cái tôi của mình. Họ cố gắng làm ra vẻ ta đây giàu có, hiểu biết và hơn người vì sợ người khác coi thường, họ không muốn chịu thua và tính canh tranh khá cao. Họ hay chạy theo mốt, kể cả trong việc sử dụng ngôn ngữ, hay chơi chữ và lạm dụng từ nước ngoài để chứng tỏ mình sành điệu và hiểu biết.

4. Sùng bái học giả quá mức: với họ, giáo viên, giảng viên giáo sư đại học là những tồn tại đáng kính. Tôi đã từng chứng kiến một tập đoàn lớn họ sẵn sàng trả cho một vị giáo sư đại học vài ngàn đô cho một ngày giảng bài tại công ty họ, trong khi lương công nhân chỉ 100 USD ngày. Vì vậy, làm việc với người Hàn Quốc với thương hiệu giáo viên, giáo sư, giảng viên đều được họ kính trọng hơn. Họ tôn trọng chữ nghĩa quá mức cần thiết. Họ phân biệt đối xử rất rõ ràng, một ví dụ điển hình là ở các trường đại học thì được các cơ quan hữu quan Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc hỗ trợ mọi điều kiện cho sinh viên học tập, như cấp học bổng, máy tính, phòng lab, trang thiết bị thường xuyên, trong khi rất nhiều một trung tâm đào tạo tiếng Hàn khác không thuộc các trường đại học, hằng năm đào tạo cả ngàn người biết tiếng Hàn thì xin Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) một giáo viên người Hàn về dạy cũng bị trả lời là không vì “đây là cơ quan dân sự và không phải trường đại học” và gần như chẳng ai quan tâm, và cũng chẳng bao giờ có học bổng cho những đối tượng này. Tuy nhiên, đây cũng thể hiện tính hiếu học của họ
 
×
Quay lại
Top Bottom