Doppelgangers (Kẻ Song Trùng) và Truyền Thuyết về Những Linh Hồn Song Sinh

SliverSun

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/8/2015
Bài viết
27
Doppelgangers (Kẻ Song Trùng) và Truyền Thuyết về Những Linh Hồn Song Sinh
Tác giả: April Holloway, www.ancient-origins.net | Dịch giả: Việt Nguyên
13 Tháng Bảy , 2014


“Họ Gặp Bản Thân Như Thế Nào,” phiên bản mực , bởi Dante Gabriel Rossetti.



Vũ trụ đầy bí ẩn thách thức những hiểu biết hiện tại của chúng ta. Trong “Khoa học Huyền bí” Đại Kỷ Nguyên thu thập những câu chuyện về những hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng không tưởng trước đây. Chúng có đúng không? Đó là do bạn quyết định.

Thần thoại về người song trùng ( linh hồn song sinh) có thể được truyền từ hàng ngàn năm về trước trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa, nắm giữ một vị trí quan trọng trong các truyền thuyết cổ đại, các câu chuyện, các tác phẩm nghệ thuật, và trong các tác phẩm của rất nhiều các tác gia. Có lẽ điểm đề cập nổi tiếng nhất liên quan đến kẻ song trùng hoặc “bản ngã khác” là doppelgänger, một từ được dùng ngày nay để chỉ một người trông tương tự hay biểu hiện giống với một người khác

Doppelgänger là một từ tiếng Đức, có nghĩa là “kẻ song trùng.” Nó đề cập đến một hồn ma không đổ bóng, và là bản sao của một người đang sống. Chúng thường được coi là điềm xấu hay thậm chí là dấu hiệu của cái chết đang đến gần – một doppelgänger bị một người họ hàng hay bạn bè nhìn thấy được cho là dấu hiệu của sự đau ốm hoặc nguy hiểm, trong khi việc nhìn thấy doppelgänger của bản thân lại là dấu hiệu của cái chết.

Một số trải nghiệm với doppelgänger, đôi lúc gọi là ‘quỷ sinh đôi’ ám chỉ rằng chúng có thể sẽ cố gắng cung cấp lời khuyên cho người mà chúng ám ảnh, nhưng lời khuyên đó có thể gây lầm lạc và rất hiểm độc. Chúng cũng có thể gieo vào đầu óc nạn nhân những ý tưởng nham hiểm hoặc đẩy họ vào trạng thái mất lý trí. Vì lý do này, mọi người đã được khuyên rằng, bằng mọi giá không nên cố gắng liên hệ với doppelgänger của chính họ.

Quảng cáo
Một trong những miêu tả nổi tiếng nhất về doppelgänger đến từ bản phác thảo năm 1851 và tranh màu nước năm 1864 với tựa đề ‘Họ Gặp Bản Thân Họ Như Thế Nào’ của họa sĩ Dante Gabriel Rossetti. Theo các mô tả về bức tranh, hai người tình thời trung cổ đang đi dạo trong khu rừng thì bất chợt nhìn thấy con người thứ hai của họ hiện lên một cách khá siêu thường. Người nam rút kiếm ra trong sự ngạc nhiên tột độ, trong khi người tình của anh đổ gục xuống bất tỉnh. Hình tượng doppelgänger xuất hiện trong các tác phẩm thơ ca yêu thích của Rossetti như là bài thơ Romaunt of Margaret và Poe’s Silence của Elizabeth Barrett Browning.


“Họ Gặp Bản Thân Như Thế Nào,” tranh màu nước, bởi Dante Gabriel Rossetti

.

Trong khi nhiều trường hợp về Doppelgänger thường được coi là sản phẩm của trí tưởng tượng, đã có một số trường hợp ngoài đời thực, trong đó các nhân chứng tuyên bố đã từng gặp bản sao xui xẻo của mình. Trong số các trường hợp đáng lưu ý nhất phải kể đến là trải nghiệm của Abraham Lincoln, được ghi chép bởi Noah Brooks trong cuốn sách của anh ‘Washington vào thời Lincoln’ (1895). Theo ghi chép của anh, thì một thời gian ngắn sau khi Lincoln được bầu làm tổng thống vào năm 1860, ông trở về nhà vào một ngày và nhìn vào tấm gương gần bàn làm việc, và ông nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của ông phân làm hai. Lincoln nói: “…gần như đầy đủ; nhưng khuôn mặt của tôi có hai hình ảnh riêng biệt và giống hệt nhau.” Lincoln phát hiện ra rằng những hình ảnh đó gần như là giống nhau nhưng một cái “mờ hơn, nhạt hơn khoảng 5 lần so hơn cái kia.” Vợ ông đã rất lo lắng và bảo Lincoln rằng bà tin rằng hiện tượng nhạt màu của một trong hai cái bóng đôi là điềm xấu, có nghĩa là Lincoln sẽ phục vụ đầy đủ trong nhiệm kỳ làm tổng thống đầu tiên, nhưng sẽ không còn sống để kết thúc nhiệm kỳ kế tiếp.

Chủ đề về kẻ song trùng đã có một lịch sử lâu dài, đặc biệt trong văn học. Trong thần thoại Hy Lạp, Narcissus đã phải lòng chính hình ảnh phản chiếu của mình, và những câu chuyện Gô tíc như là William Wilson (1839) của tác giả Edgar Allan Poe, hay cuốn ‘Tự Truyện và Lời Thú Tội của Một Tên Tội Phạm’ (Private Memoirs and Confessions of a Justified Sinner) (1824) của James Hogg, Clare Tội Nghiệp (The Poor Clare) (1856) của Elizabeth Gaskell và thậm chí chuyện cổ tích ít được đọc hơn là Bóng Tối (The Shadow) của Hans Christian Andersen, các nhân vật chính đã bị ma ám và bám đuổi bởi các bản sao xấu xa giống hệt họ. Tuy nhiên, thần thoại về những kẻ song trùng có nguồn gốc cổ xưa hơn rất nhiều.

Một trong những đề cập sớm nhất về kẻ song trùng có thể được tìm thấy trong môn phái Zurvanite của Hỏa Giáo. Giáo phái này bỏ qua khái niệm tính hai mặt trừu tượng chung chung của Hỏa giáo thành khái niệm song sinh tồn tại trong cùng một “thời gian”. Với cách lý giải này, cặp song sinh Ahura Mazda (Ormuzd) và Angra Mainyu (Ahriman) là hiện thân đồng tại vĩnh cửu của thiện và ác.


Lễ phong tước của hoàng đề triều đại Sassanid Shapur II (giữa) với Mithra (trái) và Ahura Mazda, ‘đôi song sinh thiện lành’ (phải) tại Taq-e Bostan, Iran. (Wikimedia Commons)



Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, ‘ka’ là một thực thể “linh hồn song sinh” có cùng trí nhớ và cảm giác như chủ thể của một người. Trong một chuyện thần thoại Ai Cập, công chúa Hy Lạp, trong quan điểm của người Ai Cập về cuộc chiến thành Troy, một ka của Hê len đã được lợi dụng để mê hoặc hoàng tử Paris của thành Troy, giúp kết thúc cuộc chiến.

Chuyện dân gian Bắc Âu miêu tả các thực thể được biến đến với cái tên vardoger, những sinh mệnh ma quỷ đến trước chủ thể của chúng, thế chỗ họ trong các hoạt động khác nhau và tiến hành các hành động trước đó. Linh hồn với các bước chân, giọng nói, mùi hương, hoặc hình dáng và cử chỉ giống với chủ thể sẽ đến một địa điểm hoặc thực hiện một hoạt động trước họ, dẫn tới việc các nhân chứng tin rằng họ đã nhìn hoặc nghe thấy người thật trước khi người đó thực sự đến. Cái này lại có một sự khác biệt nho nhỏ so với doppelgänger, với ít ám chỉ hơn đến điềm xấu.

Người dân ở Quần Đảo Orkney ở Scotland sợ một loài vật giống tiên, nhỏ bé gọi là “trow”. Theo truyền thuyết, trow sẽ sinh hạ ra những đứa trẻ hay ốm yếu. Những phụ nữ có thai sẽ được canh gác cẩn mật khỏi lũ trow, bởi vì chúng sẽ thường ăn trộm những đứa trẻ loài người khỏe mạnh và thay thế bằng chính những đứa trẻ của chúng, và những đứa trẻ này sẽ biến đổi thành những bản sao y hệt của những đứa trẻ bị ăn trộm đó.

Tương tự, rất nhiều các thần thoại của thổ dân châu Mỹ cũng nói đến vai trò của đôi song sinh. Truyền thuyết của người Hopi đề cập đến đôi song sinh với tên gọi là Đứa Con của Mặt Trời và Đứa Con của Nước. Người Hopi cũng tin vào tính đối ngẫu giữa Dương Gian và Âm Phủ: rằng bất kể điều gì xảy ra ở nơi Dương Gian này, thì điều ngược lại sẽ xảy ra dưới Âm Phủ.

Vậy niềm tin vào linh hồn song sinh đến từ đâu và liệu có bất kỳ sự thật nào trong đó? Trong khi rất nhiều người ngày nay vẫn còn tin tưởng vào sự tồn tại của một bản thể sinh đôi, một số nhà khoa học cho rằng hiện tượng này xảy ra do chấn thương hoặc sự kích thích vào các bộ phận nhất định của não bộ, từ đó gây ra các sai lệch trong khả năng nhận thức không gian. Số khác cho rằng đây là kết quả của một ảo ảnh, ảo giác hoặc là vì chúng ta đang sống trong một thế giới song song mà trong đó tất cả mọi thứ trong thế giới này đều sẽ có bản sao trong các không gian khác. Bất kể sự thật đằng sau doppelganger là gì, niềm tin vào linh hồn song sinhi đã mang đến nỗi sợ hãi và sự kinh ngạc cho con người trong hàng nghìn năm nay.

Bài viết được đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins
 
BẢN NGÃ SONG TRÙNG



Được gợi ý hay gợi hứng bởi những tấm gương, bởi mặt nước phẳng lặng và những người sinh đôi, cái ý niệm về bản ngã song trùng rất phổ biến ở nhiều xứ. Rất có thể những câu nói như câu “Một người bạn là một bản ngã khác của tôi” của Pythagoras, và câu “Hãy tự biết mình” của Plato, đã được gợi hứng từ ý niệm này. Ở Đức, nó được gọi là Doppelgänger; ở Tô-cách-lan, gọi là fetch, vì nó đến để mang người ta về cõi chết. Gặp chính mình, do đó, là điều đáng sợ nhất; bài thơ tự sự bi thảm “Ticonderoga” của Robert Louis Stevenson đã kể lại một huyền thoại về đề tài này. Chúng ta cũng có thể nhớ lại bức tranh lạ lùng của Rosetti, gọi làHow They Met Themselves — hình ảnh hai người tình trong rừng chiều, mỗi người gặp lại chính mình.[1]Chúng ta chỉ cần nhắc đến những ví dụ tương tự trong các tác phẩm của Hawthorne, Dostoievski và Alfred de Musset, thì ai cũng biết.

Đối với người Do-thái, trái lại, sự xuất hiện của bản ngã song trùng không phải là điềm báo của sự chết, mà lại là một bằng chứng rằng người nào được gặp nó là đã trở thành một bậc tiên tri. Đây là lời giải thích của Gershom Scholem.[2] Một giai thoại truyền thống trong kinh Talmud kể chuyện một người đàn ông, trong lúc đi tìm Thượng Đế, đã gặp chính mình

Trong truyện “William Wilson” của Poe,[3] cái bản ngã song trùng là lương tâm của nhân vật chính. Khi anh ta giết nó, anh ta chết. Trong thơ của Yeats, bản ngã song trùng là mặt bên kia của chúng ta, mặt đối lập, mặt bổ sung, con người mà chúng ta không là và sẽ không bao giờ là.

Plutarch viết rằng dân Hy-lạp gọi người đại diện của hoàng đế là “cái Tôi khác.”
_________________________

Chú thích của người dịch:


[1]How They Met Themselves: "Họ Đã Gặp Chính Họ Như Thế Nào."

[2]Gershom Scholem (1897-1982) là một học giả nổi tiếng, chuyên khảo cứu về sự huyền bí của Do-thái giáo.

[3]“William Wilson” là một truyện ngắn của Edgar Allan Poe, xuất bản lần đầu vào năm 1839, sau đó được đem vào tậpTales of the Grotesque and Arabesque (1840) và được sửa chữa nhiều lần nữa.
 
Nhiều học sinh cho biết, họ thường xuyên nhìn thấy những bản sao trong suốt của cô giáo Emilie Sagee trên bục giảng.

Nữ giáo viên 32 tuổi Emilie Sagee rất được lòng ban giám hiệu cũng như các học trò nhờ phong cách làm việc và cách ứng xử khéo léo.

Tuy nhiên, họ buộc phải sa thải cô vì Sagee là tâm điểm của những sự kiện bí ẩn, có phần đáng sợ diễn ra trong trường.

Một hôm, khi Sagee đang viết bài trên bảng thì một cái bóng trong suốt bỗng nhiên xuất hiện ngay bên cạnh cô.

Nó thực hiện mọi hành động, cử chỉ giống hệt như Emilie Sagee, chỉ trừ việc cầm phấn. Sự việc diễn ra trước mắt 13 học sinh trong lớp lúc đó.

Bản sao kỳ quái này tiếp tục hiện ra nhiều lần sau đó dưới sự chứng kiến của các giáo viên và học sinh trong trường.

Trong một bữa ăn tối của Sagee, nhiều người đã nhìn thấy cái bóng đó đứng đằng sau, bắt chước động tác ăn của cô giáo mặc dù không thể ăn được gì.

181418_1.jpg


Vụ việc nổi tiếng nhất là vào mùa hè năm 1846. Khi ấy, 42 nữ sinh đang thực hành bài tập may vá và thêu thùa tại hội trường.

Từ vị trí ngồi của mình, các cô gái có thể thấy cô Emilie Sagee đang làm vườn trong sân trường. Một giáo viên khác đã thay cô quản lý học sinh.

Tuy nhiên, khi người này rời phòng học để trò chuyện với hiệu trưởng thì cái bóng của Sagee xuất hiện và ngồi trên chiếc ghế.

Trong khi đó, các học sinh khẳng định nhìn thấy 'bản gốc' vẫn đang miệt mài ngoài sân.

Hai nữ sinh đã bạo dạn thử tiếp cận cái bóng, nhưng dường như có một sức mạnh vô hình nào đó ngăn cản họ chạm vào nó. Sau đó, bản sao quái dị từ từ biến mất.

Sagee tuyên bố rằng mình chưa bao giờ nhìn thấy những bóng ma đó nhưng cô luôn cảm thấy rất mệt mỏi vào mỗi thời điểm có người cho rằng chúng xuất hiện.

Sau hàng loạt những sự việc bí ẩn, một số phụ huynh đã chuyển trường cho con mình để đảm bảo an toàn.

Chính vì thế, dù Sagee dạy học rất tốt nhưng nhà trường vẫn quyết định sa thải cô làm yên lòng các bậc cha mẹ.

181521_2.jpg


Được biết, trước khi giảng dạy tại trường nữ sinh Neuwelcke Pensionat, Emilie Sagee đã từng làm việc ở 18 trường học khác.

Và tất cả những nơi này đều cho cô nghỉ việc với lý do tương tự dù bản thân Sagee không hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với mình.

Các nhà tâm lý học ngày nay gọi hiện tượng xuất hiện bản sao của một người đang sống là 'kẻ song trùng'.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra được lời giải thích một cách khoa học về nguồn gốc của những cái bóng kỳ quái này.
 
×
Quay lại
Top Bottom