- Tham gia
- 24/5/2010
- Bài viết
- 275
Mình nói trước, đây là bài viết mình sưu tầm được chứ không phải hoàn cảnh của mình à nha.
Quê hương tôi, một làng chài nhỏ bé nằm ven biển miền Trung. Tuổi thơ tôi gắn với những rặng phi lao rì rào, những buổi nghịch cát và chạy chữ chi đuổi theo những con còng gió trên bãi biển. Tôi sống trong sự lênh đênh của cha trên biển, nắng cũng như mưa, cùng với sự tảo tần sớm trưa ngoài chợ của mẹ. Nhưng khác với những đứa trẻ ở vùng biển. Từ nhỏ tôi rất ham học và với sự siêng năng chăm chỉ đó, cuối cùng tôi vào được đại học.
Giã từ làng quê lên thành phố, tôi mang theo mùi mặn của muối, mùi nắng của gió biển, và cả tiếng rì rào của những rặng phi lao. Những ngày đầu khó khăn lắm tôi mới hòa nhập được với các bạn cùng phòng, vì nước da sạm cháy, vì giọng nói khó nghe cũng như chính sự vất vả nhọc nhằn của người dân quê tôi.
Nhưng rồi, " Trước lạ sau quen ", ngoài giờ học ở giảng đường, tôi tất bật với việc làm thêm để có tiền ăn, tiền học. Nhưng dù có cố gắng đến mấy thì tôi vẫn phải xin thêm tiền của bố mẹ.
Một lần, mẹ gửi tiền cho tôi qua một người cùng làng. Tôi mừng lắm, liền cầm tiền chạy đi nộp vì đã đến kỳ đóng học phí lâu rồi. Cô thủ quỹ bỗng nhiên nhăn mũi rồi cầm xấp tiền ném trả lại cho tôi, cô nói:
- Tiền gì mà có mùi khó chịu quá.
Tôi ngớ người ra không hiểu, có mùi gì đâu nhỉ! Xếp lại những đồng tiền tung tóe trên bàn, nước mắt tôi chợt trào ra khi nhận ra đó là mùi cá. Cái mùi quá quen thuộc đối với tôi nên tôi không nhận ra đó mà. Không biết bố tôi đã phải lênh đênh bao nhiêu ngày trên biển, hứng chịu bao nhiêu sóng gió dập vùi, và mẹ đã phải lặn lội bao nhiêu buổi chợ mới có được chừng này tiền cho tôi đóng học phí. Vậy mà cô thủ quỹ có hiểu đâu! Tự nhiên tôi nghe ngực mình nhói đau. Mẹ ơi! Con không những nghe thấy mùi cá mà còn thấy cà mùi mằn mặn của những giọt mồ hôi của mẹ nữa.
Quê hương tôi, một làng chài nhỏ bé nằm ven biển miền Trung. Tuổi thơ tôi gắn với những rặng phi lao rì rào, những buổi nghịch cát và chạy chữ chi đuổi theo những con còng gió trên bãi biển. Tôi sống trong sự lênh đênh của cha trên biển, nắng cũng như mưa, cùng với sự tảo tần sớm trưa ngoài chợ của mẹ. Nhưng khác với những đứa trẻ ở vùng biển. Từ nhỏ tôi rất ham học và với sự siêng năng chăm chỉ đó, cuối cùng tôi vào được đại học.
Giã từ làng quê lên thành phố, tôi mang theo mùi mặn của muối, mùi nắng của gió biển, và cả tiếng rì rào của những rặng phi lao. Những ngày đầu khó khăn lắm tôi mới hòa nhập được với các bạn cùng phòng, vì nước da sạm cháy, vì giọng nói khó nghe cũng như chính sự vất vả nhọc nhằn của người dân quê tôi.
Nhưng rồi, " Trước lạ sau quen ", ngoài giờ học ở giảng đường, tôi tất bật với việc làm thêm để có tiền ăn, tiền học. Nhưng dù có cố gắng đến mấy thì tôi vẫn phải xin thêm tiền của bố mẹ.
Một lần, mẹ gửi tiền cho tôi qua một người cùng làng. Tôi mừng lắm, liền cầm tiền chạy đi nộp vì đã đến kỳ đóng học phí lâu rồi. Cô thủ quỹ bỗng nhiên nhăn mũi rồi cầm xấp tiền ném trả lại cho tôi, cô nói:
- Tiền gì mà có mùi khó chịu quá.
Tôi ngớ người ra không hiểu, có mùi gì đâu nhỉ! Xếp lại những đồng tiền tung tóe trên bàn, nước mắt tôi chợt trào ra khi nhận ra đó là mùi cá. Cái mùi quá quen thuộc đối với tôi nên tôi không nhận ra đó mà. Không biết bố tôi đã phải lênh đênh bao nhiêu ngày trên biển, hứng chịu bao nhiêu sóng gió dập vùi, và mẹ đã phải lặn lội bao nhiêu buổi chợ mới có được chừng này tiền cho tôi đóng học phí. Vậy mà cô thủ quỹ có hiểu đâu! Tự nhiên tôi nghe ngực mình nhói đau. Mẹ ơi! Con không những nghe thấy mùi cá mà còn thấy cà mùi mằn mặn của những giọt mồ hôi của mẹ nữa.