- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
Từ thuở khai thiên lập địa thì đồng Sa Băng đã có rồi! Nó được hun đúc, bồi đắp, và ấp ủ bởi năm cánh đồi bao bọc. Kể từ đó, đồng Sa Băng hằng ngày vẫn nằm im hít thở như lòng bàn tay đức phật Như Lai vậy. Nhưng năm ngón tay của Như Lai Phật Tổ bị cụt một ngón rồi! bởi vì gò Rú nó trụi lủi trụi lui! Và đồng Sa Băng có cái bụng phệ, bao nhiêu dòng nước thanh khiết (bia rượu) từ "Ngũ Hành Sơn" đổ xuống cũng không đủ, nên vào mùa Hè nó phải thò cái rún nó ra sông Vệ hút thêm nước vào mới đủ. Ngày đó bao nhiêu dân làng Ðồng Sa Băng tui sống, cũng nhờ vào cái đồng Sa Băng nầy!
Cánh đồng tuyệt đẹp với hoa cúc vàng Khi lên sáu lên bảy cha tui bảo tui phải đi học. Rồi me tui sắm cho tui cái quần sọt màu xanh, có hai cái túi, và cái áo sơ mi trắng. Me tui lấy nước giếng vuốt lên tóc tui và chải tóc cho ngay thẳng. Tui thọt tay vào túi quần, đi qua đi lại ngắm nghía, rồi me tui nắm tay dắt đến trường.
Hôm đó tui đi học.
Nhưng sao đến trường tui thấy sách vở, bút mực nó không vui bằng bắn bi, bắt cá. Thế là nhiều khi thay vì ôm sách đến trường, tui lại ôm sách vào núi bắt chim, hái ổi. Có những hôm đi về mặt mày đỏ lưỡng, cha tui lật sách vở ra không thấy tập đồ, tập viết chi hết, ổng xách roi ổng quất. Vậy mà cũng không chừa, cuối cùng mấy ông anh tui ai cũng lên lớp hết, chỉ có mình tui giậm chân tại chỗ.
Cha tui thấy tui ổng rầu lắm, ổng nói: "Mầy không đi học, lớn lên làm gì ăn? Chắc đi bắt chuột ăn hả."
Lúc nào lục trong túi, cha tui cũng thấy nào là ná bắn chim, đá, cao su. Riết rồi cái túi nào cũng lũng lỗ. Năm sau tui thi vào lớp năm (lớp một bây giờ), rớt nữa. Nhưng lạ lắm, rớt lớp năm mà tui lại được vào lớp tư học! Tui năn nỉ cha tui đan cho mấy cái bẩy gài chim. Muốn có cái bẩy, tui phải đi đến trường đàng hoàng thay vì leo núi, bẩy chim. Nhưng có cái bẩy rồi thì tui lại vô núi thay vì đến trường!
Một hôm trên đường đến trường, tui ghé đám mía thăm cái bẩy; A! dính một con cút cụt đui. Tui bắt nó ra, không có gì cột nó lại, tui bèn tháo chỉ trên áo ra cột con cút, bỏ vào túi đi đến trường. Ðến nơi tui đem nó ra khoe với bạn bè, không ngờ mới vừa lấy ra, nó tung cánh bay mất tiêu!
Một ngày kia trên đường ra chợ, tôi thấy chị Chín Đà con ông bác, ở sát cạnh vườn nhà tôi. Chị ấy năm đó khoảng mười lăm mười sáu tuổi. Chị Chín tay đang ôm một bó mía, rớt lên, rớt xuống. Tôi liền chạy đến, mặt mày nghiêm trang, không cười:
- Chị Chín, mấy con gà nòi con của anh Sa bị con mèo nó ăn rồi.
Thế là chị ấy như bị kiến cắn:
- Hồi nào, hồi nào, em nói thiệt hông.
- Thiệt.
- Chết rồi, em đứng đây coi chừng dùm bó mía chị nghe.
- Dạ, chị để đó.
Bác Ba có mấy ông con trai mê đá gà lắm, ổng nuôi mấy con gà nòi để đi đá, ổng cưng mấy con gà còn hơn cưng trứng. Nay nghe nói mấy con gà cưng của anh chỉ bị con mèo nó xé phay, chỉ sợ lắm, sợ chiều nay sẽ nghe "Tao bảo mầy nhốt mấy con gà lại, và coi chừng con mèo mà sao để như vầy." Rồi cốc, cốc, đầu lại nổi trứng gà, nên chỉ chạy như bay về nhà xem còn con nào không.
Bây giờ chỉ còn mình tôi với bó mía. Ngồi nhìn mấy cây mía chỉ róc lá sạch trưng, tôi nghe nước mía nó chạy ừng ực trong ống quản. Tôi liền ngồi xuống xước một lèo hai cây. Ðể bả mía nằm chình ình đó không được, tôi liền thủ tiêu nó trong bụi cây.
Một hồi chị Chín trở lại:
- Ê, gà anh tao còn nguyên sao mầy nói bị mèo ăn hồi nào, báo tao chạy gần chết. Chỉ nhìn lên mặt tôi:
- A! mầy qúa sức rồi, dám gạt chị mầy để ăn mía hả.
Chỉ liền rút cây mía ra, để cho tui thêm một cây! Tui nghĩ sao bà nầy tinh mắt thiệt, một bó mía mới nhìn vào mà biết mất hai cây liền? Tôi sờ tay lên miệng mới biết phấn mía dính đầy hai bên mép. Tôi lật đật treo giò lên cổ chạy cho khỏi bị ăn khúc mía thứ ba; Ðùng một cái tôi đụng vào thằng Bi, ối thôi cái rỗ nó rớt xuống đất cái bẹt, nào là cá rô, cá giếc, cá tràu, vân vân và vân vân, nó bò, nó lươn đầy đường.
Tôi mới vừa lui ngui ngồi dậy th.ì:
- Ð.M, mầy không có mắt hạ mậy.
Không thèm trả lời, cho nó ngồi nó lựơm, tôi cong đuôi chạy luôn.
Mấy hôm sau tôi tự hỏi, sao thằng Bi nó có nhiều cá quá vậy? Thì ra nó là con ông Tòng, mà ông Tòng sống bằng nghề đánh cá, bắt cá trên đồng Sa Băng.
Thuở đó, đồng Sa Băng rộng và nước sâu lắm. Khắp cả đồng chỉ có nước, rong rêu, lùng lác. Những mùa mưa, lụt lội, nước từ trên núi chảy vào và đọng lại trong cánh đồng nầy. Cho nên đồng Sa Băng quanh năm như một cái hồ lớn, không bao giờ cạn nước.
Những ngày lụt lội, lúa ngập hư thối, cha me tôi rầu gần chết, nhưng tôi thích lắm. Nước lụt dâng vào đến làng, tôi chặt chuối đóng thành bè chèo ra đồng Sa Băng gài chim nắc nước. Nước ngập đầy đồng, chỉ còn thấy những đống rạ nổi lều bều, chim nắc nước bay về đậu kiếm ăn, tôi và anh Chín bắt mấy con dế qụa, móc vào lưởi câu, cắm trên đống rạ. Khi chim nắc nước bay về đậu, tôi đợi một hồi, xong đập vào nước, hô to đuổi nó bay, nó bay lên thì lưỡi đã dính câu rồi! Thế là tôi đến gỡ chim, rồi chèo bè đến đống rạ khác đập nước, hô to, bắt chim. Vui lắm.
Rồi vào mùa khô thì đồng Sa Băng có lùng lác cao lớn, xanh um, là cái ổ cho chim về ở; Tôi lại theo anh Hai tôi ra đồng Sa Băng bắn chim.
Anh Hai tôi ngày đó mần Dân Vệ, ảnh có cây súng Carbin và ảnh bắn giỏi lắm. Những hôm ông Ðại Diện muốn ăn thịt chim là giao cho anh tôi mấy viên đạn. Anh tôi dẫn tôi đi theo... lựơm chim. Ðồng Sa Băng có đủ loại chim, nào là vịt trời, cò trắng, cò ma, le le, nắc nước, vân vân và vân vân. Khi đến nơi, anh tôi ngồi đợi, bùm một cái, thế là thương cho con nhạn lạc đàn.
Có những buổi sáng, khi mặt rời vẫn còn nằm sau đĩnh núi, đồng Sa Băng cũng vừa trở giấc ngủ; Những làn sương mai lúc ẩn, lúc hiện, lăn tròn trên ngọn cỏ, tôi lại theo chị ra đồng bắt ốc. Những con ốc bưu to, màu đen xám, đeo mình trên bờ ruộng để ăn sương, vừa chạm tay vào là nó thụt đầu trong võ. Khi ánh dương mới vừa ló dạng, những hạt sương mai bắt đầu tan vỡ, bầy ốc bưu cũng đến lúc trầm mình xuống đáy nước, và Ðồng Sa Băng cũng mang đụt ốc trở về.
Cuộc đời tuổi thơ của tôi và đồng Sa Băng gắn liền với nhau rất khắn khít.
Không phải vì tôi thích nước hay những con đĩa của đồng Sa Băng đâu, mà tại vì mấy con cá của đồng Sa Băng. Nhưng mà nói đến đĩa thì thôi, đồng Sa Băng tui có vô số kể, mà cái loài ký sinh trùng nầy sống rất dai, nên người ta mới nói dai như đĩa. Nhiều lần đĩa nó hút máu trâu, thân hình nó cương lên như cái bong bóng, ngay đơ, tui bắt nó xuống, tui lấy cây thọt vào người nó, lộn từ trong ra ngoài xong đem đi phơi nắng, vậy mà nó vẫn sống nhăn! Thậm chí tui chặt nó ra thành ba khúc, nó lại trở thành ba con đĩa. Thấy ngứa hông!
Còn cá ở đồng Sa Băng thì khỏi nói, từ con cá nhỏ nhất như cá bạc đầu, cá lấn cấn đến những con cá giếc, cá thát lát, cá trê, cá tràu (cá lóc) to bằng đầu gối cũng đều có và có nhiều lắm. Mà đồng Sa Băng nầy rất sâu và có thể nói là nguy hiểm, nên chỉ những người có ghe, xuồng mới dám ra ngoài xa.
Cái thời xa xưa đó, chỉ có ba gia đình ở làng tôi có đầy đủ ghe xuồng, và sinh sống bằng nghề đánh cá ở đồng Sa Băng.
Nhưng mà cũng vì mấy con cá ở đồng Sa Băng nầy và mấy trái mít, trái thơm trong gò Ðồn mà tui có cái tên chết ngắc là: “Thằng con ông Hai.”
Ngày đó tui được anh chị dẫn ra đồng Sa Băng, thấy cá nhiều quá, tui mê luôn, đến nổi tối nằm chiêm bao thấy tui nhảy ùm xuống ruộng chụp mấy con cá. Những ngày sau đó, tui trốn học, rũ mấy thằng nhỏ… như tui, ra đồng bắt cá lia thia về nuôi để đá. Riết rồi tui thấy bắt cá vui quá. Tui muốn được đi chăn trâu để tha hồ bắt cá, nhưng cha tui ổng chơi một cái cay nghiệt lắm, là ở nhà có một chuyện tui thích làm nhất, vậy mà ổng không cho anh em tui làm, mà đành đi mướn một người về vừa lo quần áo cho mặc, cơm cho ăn, rồi mỗi mùa còn đong cho nó mấy gánh lúa nữa - cho nó chăn trâu.
Sau nầy thằng Lái nó không còn ở chăn trâu cho cha tui nữa, nó về lấy vợ sinh con. Vậy là cha tôi phải giao cho anh em tôi quản lý mấy con trâu. Những ngày đến lượt tôi coi trâu thì, đánh đi đâu xa cho mệt, tôi cứ đem trâu nhốt vào gò Ðồn cho nó ăn, mà gò Ðồn thì có gì đâu mà ăn, cỏ cháy khô như rừng Cali vậy! Ngày nào tôi coi trâu thì chiều về cái hông nó xẹp lép, cha tôi ổng lại rầu nữa!
Cũng tại vì tui mê bắt cá, tui giao mấy con trâu cho cái gò đó rồi đi xuống bìa đồng Sa Băng bắt cá. Trâu không người coi, nó xuống ruộng luá người ta nó “gặt”, hết đám nầy đến đám khác. Ngày hôm sau chủ ruộng vào thấy luá bị trâu ăn thì chỉ có “thằng con ông Hai” chứ không ai hết. Vậy là chiều về có người vô nhà “thăm” cha tui, mắng vốn. Mấy trái mít, trái thơm trong gò Ðồn bị mất đâu hết cũng đi kiếm “thằng con ông Hai” mà rượt nó. Rồi mấy trái xoài, trái ổi trong xóm không giò mà biến mất cũng đi kiếm “thằng con ông Hai” mà đục nó. Riết rồi tôi đi đâu cũng bị người ta coi chừng “thằng con ông Hai”, nó phá như toi.
Nếu mà không có đồng Sa Băng thì tui đâu có mang tiếng đến như vậy!
Sau muà gặt luá thì những đám ruộng trên đồng Sa Băng có nhiều cỏ non, xanh mướt.
Một hôm tôi cho trâu ra đồng Sa Băng ăn. Tôi đang ngồi trên bờ bức mấy gốc rạ làm kèn thổi chơi. Thì đùng một cái thằng Bi con ông Tòng nó mang ghe nó rượt trâu tui. Trời ơi! nó lấy cây sào chống ghe mà nó húynh lên lưng trâu bình bịch, trâu chạy đâu thì nó rượt ghe theo đó, nó húynh, nó “húynh” cho đến khi nào trâu chạy ra hỏi ruộng sâu, nó chèo ghe không được nó mới thôi. Tôi nói:
- Tại sao mầy “húynh” trâu tao?
- Ai biểu mầy cho trâu giẫm lờ tao.
Nó nói vậy đó. Thằng nầy nó không sợ trời cao đất rộng gì hết, mấy con trâu cưng của ông mà nó dám xách sào nó “húynh” như “húynh” chó vậy!
- Tại sao mầy không đem lờ thả ngoài sâu kia mà thả trong nầy, ruộng nầy đâu phải của ông của cha gì mầy đâu, trâu tao cũng có quyền ăn vậy?
- Tao muốn thả đâu tao thả, mà trâu mầy dẫm là tao “húynh”.
Thằng nầy nó cũng bướng thiệt. Thì ra mấy con cá mà hôm trước tui đụng nó là nó bắt từ mấy cái lờ ở đồng Sa Băng nầy. Tui không thèm cải lộn nó nữa, tui lừa trâu đi ăn chỗ khác. Nhưng nó không biết là nó đã khui cuộc chiến với tui trên cái đồng Sa Băng nầy rồi.
Lúc nầy đồng Sa Băng vào ngày mùa, những bông lúa chín vàng, uốn mình trước gió, xa xa trông như những gợn sóng đang đùa giởn trên sông. Từng đoàn người kéo nhau ra đồng gặt lúa, người kéo bồ, người cắt lúa, rồi những khoanh lúa đập bình bịch trong bồ. Trên bờ, những ông nông dân gánh lúa về, kẻ chạy vô người chạy ra, nhộn nhịp không khác gì một đàn kiến tha mồi về tổ.
Tôi lại cho trâu ăn trên những đám ruộng đã gặt, rồi rủ nhau một đám mục đồng đi mót lúa. Mà đi mót lúa từng bông còn sót biết chừng nào mới đủ lúa để đi đổi bánh chén bà Tài Phú đây! Vậy là tui xách nón đến những đám lúa đang gặt, người ta gặt đầu nầy, tui suốt đầu kia, suốt đầy nón đi đổi bánh chén!
Khi những bông lúa cuối cùng đã gặt, thì đồng Sa Băng bây giờ trơ trụi như mùa Ðông bắc Mỹ. Từng đàn vịt trắng như bông, quặp quặp đầy đồng, chạy tung tăng lượm những hột lúa rụng, và những cánh diều mục đồng lại được no gió; Tôi lại theo cha ra đồng bắt chuột. Tôi tìm hang chuột trên những bờ ruộng, lấy rạ đốt trước miệng hang, quạt quạt khói vào hang, vậy là chuột mẹ, chuột con, chuột cha gì cũng tìm đường mà chạy, tui hẹn tụi nó ở ngách khác mà đập; Rồi bao nhiêu lá lốt, mít non hái xuống xào thịt chuột!
Phải chi hồi đó tui biết nhậu thì thế nào cũng quéo cần câu luôn. Ăn thịt chuột xào mít non rồi mới biết tại sao mấy ông Nam Bộ miền Cữu Long bây giờ thi đua nhau đi bắt chuột đồng!
Bấy giờ đồng trống thênh thang, những thửa ruộng đã khô nước, chỉ còn lại những gốc rạ trơ trụi, bầy trâu không còn gì ăn; Nó lại lần mò ra đồng Sa Băng kiếm ăn thì gặp thằng Bi con ông Tòng nó rượt nó đuổi.
Tôi về năn nỉ cha tôi đan cho tôi mấy cái lờ thả cá và một mớ cần câu cắm, thế là tôi bắt đầu cạnh tranh với cha con ông Tòng trên đồng Sa Băng - bắt cá. Ban ngày tôi bỏ trâu đó, đi bắt nhái làm mồi, chiều lại tôi đi cắm câu, thả lờ. Sáng sớm ngày hôm sau tôi ra gở lờ, thăm câu; Mấy ngày đầu tôi mần ăn khắm khá lắm, sáng nào tôi cũng mang cá về khoe với cha, ổng vò đầu tôi: "Cái thằng nầy coi vậy mà giỏi hả." Nhưng mấy ngày kế đó, tôi ra thăm lờ, thăm câu thì con bà nó, năm ba cái lờ tui không có chân mà trèo lên bờ nằm hết, rồi cần câu tui cũng vậy, treo lưỡi trên trời. Thằng Bi con ông Tòng chứ không ai hết! Nó chơi tui. Thế là mấy ngày hôm sau, khi nó không còn lẩn quẩn trên đồng, tui cho trâu ra dẫm lờ nó tan tành xí hoách; Những buổi sáng tui ra tui gỡ câu nó, bắt cá nó, xách lờ đạp xẹp lép cho nó biết. Như thế kéo dài mãi chiến tranh giữa tôi và thằng Bi trên đồng Sa Bằng - tui phá lờ, bắt cá nó, nó rượt nó “húynh” trâu tui.
Một buổi chiều trời mưa, tôi lừa trâu về từ gò Ðồn đi ngang qua đồng Sa Băng. Tui để trâu tự nó về một mình, đi tìm lờ thằng Bi tui gỡ cá hết, xỏ một xâu cá lóc, lật đật chạy cho kịp bầy trâu về. Cha tôi hỏi:
- Cá đâu mà mầy bắt nhiều quá vậy?
- Dạ, hôm nay trơì mưa, nước xoang bờ, cá nó nhảy qua bờ con bắt.
- À! giỏi, thôi đem đi rộng đi.
Cá là vậy đó, mỗi lần trời mưa, nước mát nó thích nhảy từ đám ruộng nầy qua đám khác, và trời mưa lâm râm nó thích đi ăn nhiều hơn. Tôi đang vui mừng trong bụng, thì ông Tòng lại vào nhà kiếm cha tôi: "Thằng con ông nó bắt cá của tôi hết rồi, trả lại đây đi." Vậy là mấy con cá lóc trong chậu phải đem trả lại khổ chủ! Cha tôi bảo:
- Ðừng đi bắt cá của người ta nữa, của mình mình làm mình ăn, nghe hông.
Trót, một cái! Tôi ôm đít.
- Dạ con nghe.
Từ đó tôi không còn bắt cá, gỡ lờ thằng Bi nữa, nhưng mỗi lần gặp thằng Bi tôi ứa gan lắm.
Rồi một ngày nọ, chiến tranh về trên quê hương tôi.
Ba cha con ông Tòng chết cùng một lúc trên cánh đồng Sa Băng. Mới đầu người ta không tin ba cha con chết cùng một lúc, người ta nói mầy nói ngoa, chứ làm gì có ba cha con chết một lúc! Người ta nghĩ ông Tòng và hai hòn bi của ổng là ba cha con.
Nhưng không phải, ba cha con ổng chết thiệt rồi! Trên đĩnh gò Ðồn, mấy ổng đào một cái hố hình tròn, ở giữa chừa một u đất. Ông Tòng dạo chơi trên gò Ðồn thấy cái hố đó, về làng nói chuyện với người trong xóm chơi. Sau nầy mấy ổng đặt cây đại liên trên u đất cái hố đó, những người lính chạy ra đồng Sa Băng đều chết giống như nhau, một viên đạn đi ngay vào trán!
Sau đó mấy ổng gặp ông Tòng trên đồng Sa Băng, bắn ổng chết vì cái tội đi nói cái hố đó. Hai đứa con đi bên cạnh thấy cha chết, gào thét và chửi bới, họ bắn chết luôn tại chỗ! Tội nghiệp cho thằng Bi, từ đó nó không còn bắt cá trên đồng Sa Băng nữa!
Bây giờ mỗi lần ngồi thuyền câu cá, tôi lại nhớ cánh đồng Sa Băng và thằng Bi con ông Tòng!
Cánh đồng tuyệt đẹp với hoa cúc vàng Khi lên sáu lên bảy cha tui bảo tui phải đi học. Rồi me tui sắm cho tui cái quần sọt màu xanh, có hai cái túi, và cái áo sơ mi trắng. Me tui lấy nước giếng vuốt lên tóc tui và chải tóc cho ngay thẳng. Tui thọt tay vào túi quần, đi qua đi lại ngắm nghía, rồi me tui nắm tay dắt đến trường.
Hôm đó tui đi học.
Nhưng sao đến trường tui thấy sách vở, bút mực nó không vui bằng bắn bi, bắt cá. Thế là nhiều khi thay vì ôm sách đến trường, tui lại ôm sách vào núi bắt chim, hái ổi. Có những hôm đi về mặt mày đỏ lưỡng, cha tui lật sách vở ra không thấy tập đồ, tập viết chi hết, ổng xách roi ổng quất. Vậy mà cũng không chừa, cuối cùng mấy ông anh tui ai cũng lên lớp hết, chỉ có mình tui giậm chân tại chỗ.
Cha tui thấy tui ổng rầu lắm, ổng nói: "Mầy không đi học, lớn lên làm gì ăn? Chắc đi bắt chuột ăn hả."
Lúc nào lục trong túi, cha tui cũng thấy nào là ná bắn chim, đá, cao su. Riết rồi cái túi nào cũng lũng lỗ. Năm sau tui thi vào lớp năm (lớp một bây giờ), rớt nữa. Nhưng lạ lắm, rớt lớp năm mà tui lại được vào lớp tư học! Tui năn nỉ cha tui đan cho mấy cái bẩy gài chim. Muốn có cái bẩy, tui phải đi đến trường đàng hoàng thay vì leo núi, bẩy chim. Nhưng có cái bẩy rồi thì tui lại vô núi thay vì đến trường!
Một hôm trên đường đến trường, tui ghé đám mía thăm cái bẩy; A! dính một con cút cụt đui. Tui bắt nó ra, không có gì cột nó lại, tui bèn tháo chỉ trên áo ra cột con cút, bỏ vào túi đi đến trường. Ðến nơi tui đem nó ra khoe với bạn bè, không ngờ mới vừa lấy ra, nó tung cánh bay mất tiêu!
Một ngày kia trên đường ra chợ, tôi thấy chị Chín Đà con ông bác, ở sát cạnh vườn nhà tôi. Chị ấy năm đó khoảng mười lăm mười sáu tuổi. Chị Chín tay đang ôm một bó mía, rớt lên, rớt xuống. Tôi liền chạy đến, mặt mày nghiêm trang, không cười:
- Chị Chín, mấy con gà nòi con của anh Sa bị con mèo nó ăn rồi.
Thế là chị ấy như bị kiến cắn:
- Hồi nào, hồi nào, em nói thiệt hông.
- Thiệt.
- Chết rồi, em đứng đây coi chừng dùm bó mía chị nghe.
- Dạ, chị để đó.
Bác Ba có mấy ông con trai mê đá gà lắm, ổng nuôi mấy con gà nòi để đi đá, ổng cưng mấy con gà còn hơn cưng trứng. Nay nghe nói mấy con gà cưng của anh chỉ bị con mèo nó xé phay, chỉ sợ lắm, sợ chiều nay sẽ nghe "Tao bảo mầy nhốt mấy con gà lại, và coi chừng con mèo mà sao để như vầy." Rồi cốc, cốc, đầu lại nổi trứng gà, nên chỉ chạy như bay về nhà xem còn con nào không.
Bây giờ chỉ còn mình tôi với bó mía. Ngồi nhìn mấy cây mía chỉ róc lá sạch trưng, tôi nghe nước mía nó chạy ừng ực trong ống quản. Tôi liền ngồi xuống xước một lèo hai cây. Ðể bả mía nằm chình ình đó không được, tôi liền thủ tiêu nó trong bụi cây.
Một hồi chị Chín trở lại:
- Ê, gà anh tao còn nguyên sao mầy nói bị mèo ăn hồi nào, báo tao chạy gần chết. Chỉ nhìn lên mặt tôi:
- A! mầy qúa sức rồi, dám gạt chị mầy để ăn mía hả.
Chỉ liền rút cây mía ra, để cho tui thêm một cây! Tui nghĩ sao bà nầy tinh mắt thiệt, một bó mía mới nhìn vào mà biết mất hai cây liền? Tôi sờ tay lên miệng mới biết phấn mía dính đầy hai bên mép. Tôi lật đật treo giò lên cổ chạy cho khỏi bị ăn khúc mía thứ ba; Ðùng một cái tôi đụng vào thằng Bi, ối thôi cái rỗ nó rớt xuống đất cái bẹt, nào là cá rô, cá giếc, cá tràu, vân vân và vân vân, nó bò, nó lươn đầy đường.
Tôi mới vừa lui ngui ngồi dậy th.ì:
- Ð.M, mầy không có mắt hạ mậy.
Không thèm trả lời, cho nó ngồi nó lựơm, tôi cong đuôi chạy luôn.
Mấy hôm sau tôi tự hỏi, sao thằng Bi nó có nhiều cá quá vậy? Thì ra nó là con ông Tòng, mà ông Tòng sống bằng nghề đánh cá, bắt cá trên đồng Sa Băng.
Thuở đó, đồng Sa Băng rộng và nước sâu lắm. Khắp cả đồng chỉ có nước, rong rêu, lùng lác. Những mùa mưa, lụt lội, nước từ trên núi chảy vào và đọng lại trong cánh đồng nầy. Cho nên đồng Sa Băng quanh năm như một cái hồ lớn, không bao giờ cạn nước.
Những ngày lụt lội, lúa ngập hư thối, cha me tôi rầu gần chết, nhưng tôi thích lắm. Nước lụt dâng vào đến làng, tôi chặt chuối đóng thành bè chèo ra đồng Sa Băng gài chim nắc nước. Nước ngập đầy đồng, chỉ còn thấy những đống rạ nổi lều bều, chim nắc nước bay về đậu kiếm ăn, tôi và anh Chín bắt mấy con dế qụa, móc vào lưởi câu, cắm trên đống rạ. Khi chim nắc nước bay về đậu, tôi đợi một hồi, xong đập vào nước, hô to đuổi nó bay, nó bay lên thì lưỡi đã dính câu rồi! Thế là tôi đến gỡ chim, rồi chèo bè đến đống rạ khác đập nước, hô to, bắt chim. Vui lắm.
Rồi vào mùa khô thì đồng Sa Băng có lùng lác cao lớn, xanh um, là cái ổ cho chim về ở; Tôi lại theo anh Hai tôi ra đồng Sa Băng bắn chim.
Anh Hai tôi ngày đó mần Dân Vệ, ảnh có cây súng Carbin và ảnh bắn giỏi lắm. Những hôm ông Ðại Diện muốn ăn thịt chim là giao cho anh tôi mấy viên đạn. Anh tôi dẫn tôi đi theo... lựơm chim. Ðồng Sa Băng có đủ loại chim, nào là vịt trời, cò trắng, cò ma, le le, nắc nước, vân vân và vân vân. Khi đến nơi, anh tôi ngồi đợi, bùm một cái, thế là thương cho con nhạn lạc đàn.
Có những buổi sáng, khi mặt rời vẫn còn nằm sau đĩnh núi, đồng Sa Băng cũng vừa trở giấc ngủ; Những làn sương mai lúc ẩn, lúc hiện, lăn tròn trên ngọn cỏ, tôi lại theo chị ra đồng bắt ốc. Những con ốc bưu to, màu đen xám, đeo mình trên bờ ruộng để ăn sương, vừa chạm tay vào là nó thụt đầu trong võ. Khi ánh dương mới vừa ló dạng, những hạt sương mai bắt đầu tan vỡ, bầy ốc bưu cũng đến lúc trầm mình xuống đáy nước, và Ðồng Sa Băng cũng mang đụt ốc trở về.
Cuộc đời tuổi thơ của tôi và đồng Sa Băng gắn liền với nhau rất khắn khít.
Không phải vì tôi thích nước hay những con đĩa của đồng Sa Băng đâu, mà tại vì mấy con cá của đồng Sa Băng. Nhưng mà nói đến đĩa thì thôi, đồng Sa Băng tui có vô số kể, mà cái loài ký sinh trùng nầy sống rất dai, nên người ta mới nói dai như đĩa. Nhiều lần đĩa nó hút máu trâu, thân hình nó cương lên như cái bong bóng, ngay đơ, tui bắt nó xuống, tui lấy cây thọt vào người nó, lộn từ trong ra ngoài xong đem đi phơi nắng, vậy mà nó vẫn sống nhăn! Thậm chí tui chặt nó ra thành ba khúc, nó lại trở thành ba con đĩa. Thấy ngứa hông!
Còn cá ở đồng Sa Băng thì khỏi nói, từ con cá nhỏ nhất như cá bạc đầu, cá lấn cấn đến những con cá giếc, cá thát lát, cá trê, cá tràu (cá lóc) to bằng đầu gối cũng đều có và có nhiều lắm. Mà đồng Sa Băng nầy rất sâu và có thể nói là nguy hiểm, nên chỉ những người có ghe, xuồng mới dám ra ngoài xa.
Cái thời xa xưa đó, chỉ có ba gia đình ở làng tôi có đầy đủ ghe xuồng, và sinh sống bằng nghề đánh cá ở đồng Sa Băng.
Nhưng mà cũng vì mấy con cá ở đồng Sa Băng nầy và mấy trái mít, trái thơm trong gò Ðồn mà tui có cái tên chết ngắc là: “Thằng con ông Hai.”
Ngày đó tui được anh chị dẫn ra đồng Sa Băng, thấy cá nhiều quá, tui mê luôn, đến nổi tối nằm chiêm bao thấy tui nhảy ùm xuống ruộng chụp mấy con cá. Những ngày sau đó, tui trốn học, rũ mấy thằng nhỏ… như tui, ra đồng bắt cá lia thia về nuôi để đá. Riết rồi tui thấy bắt cá vui quá. Tui muốn được đi chăn trâu để tha hồ bắt cá, nhưng cha tui ổng chơi một cái cay nghiệt lắm, là ở nhà có một chuyện tui thích làm nhất, vậy mà ổng không cho anh em tui làm, mà đành đi mướn một người về vừa lo quần áo cho mặc, cơm cho ăn, rồi mỗi mùa còn đong cho nó mấy gánh lúa nữa - cho nó chăn trâu.
Sau nầy thằng Lái nó không còn ở chăn trâu cho cha tui nữa, nó về lấy vợ sinh con. Vậy là cha tôi phải giao cho anh em tôi quản lý mấy con trâu. Những ngày đến lượt tôi coi trâu thì, đánh đi đâu xa cho mệt, tôi cứ đem trâu nhốt vào gò Ðồn cho nó ăn, mà gò Ðồn thì có gì đâu mà ăn, cỏ cháy khô như rừng Cali vậy! Ngày nào tôi coi trâu thì chiều về cái hông nó xẹp lép, cha tôi ổng lại rầu nữa!
Cũng tại vì tui mê bắt cá, tui giao mấy con trâu cho cái gò đó rồi đi xuống bìa đồng Sa Băng bắt cá. Trâu không người coi, nó xuống ruộng luá người ta nó “gặt”, hết đám nầy đến đám khác. Ngày hôm sau chủ ruộng vào thấy luá bị trâu ăn thì chỉ có “thằng con ông Hai” chứ không ai hết. Vậy là chiều về có người vô nhà “thăm” cha tui, mắng vốn. Mấy trái mít, trái thơm trong gò Ðồn bị mất đâu hết cũng đi kiếm “thằng con ông Hai” mà rượt nó. Rồi mấy trái xoài, trái ổi trong xóm không giò mà biến mất cũng đi kiếm “thằng con ông Hai” mà đục nó. Riết rồi tôi đi đâu cũng bị người ta coi chừng “thằng con ông Hai”, nó phá như toi.
Nếu mà không có đồng Sa Băng thì tui đâu có mang tiếng đến như vậy!
Sau muà gặt luá thì những đám ruộng trên đồng Sa Băng có nhiều cỏ non, xanh mướt.
Một hôm tôi cho trâu ra đồng Sa Băng ăn. Tôi đang ngồi trên bờ bức mấy gốc rạ làm kèn thổi chơi. Thì đùng một cái thằng Bi con ông Tòng nó mang ghe nó rượt trâu tui. Trời ơi! nó lấy cây sào chống ghe mà nó húynh lên lưng trâu bình bịch, trâu chạy đâu thì nó rượt ghe theo đó, nó húynh, nó “húynh” cho đến khi nào trâu chạy ra hỏi ruộng sâu, nó chèo ghe không được nó mới thôi. Tôi nói:
- Tại sao mầy “húynh” trâu tao?
- Ai biểu mầy cho trâu giẫm lờ tao.
Nó nói vậy đó. Thằng nầy nó không sợ trời cao đất rộng gì hết, mấy con trâu cưng của ông mà nó dám xách sào nó “húynh” như “húynh” chó vậy!
- Tại sao mầy không đem lờ thả ngoài sâu kia mà thả trong nầy, ruộng nầy đâu phải của ông của cha gì mầy đâu, trâu tao cũng có quyền ăn vậy?
- Tao muốn thả đâu tao thả, mà trâu mầy dẫm là tao “húynh”.
Thằng nầy nó cũng bướng thiệt. Thì ra mấy con cá mà hôm trước tui đụng nó là nó bắt từ mấy cái lờ ở đồng Sa Băng nầy. Tui không thèm cải lộn nó nữa, tui lừa trâu đi ăn chỗ khác. Nhưng nó không biết là nó đã khui cuộc chiến với tui trên cái đồng Sa Băng nầy rồi.
Lúc nầy đồng Sa Băng vào ngày mùa, những bông lúa chín vàng, uốn mình trước gió, xa xa trông như những gợn sóng đang đùa giởn trên sông. Từng đoàn người kéo nhau ra đồng gặt lúa, người kéo bồ, người cắt lúa, rồi những khoanh lúa đập bình bịch trong bồ. Trên bờ, những ông nông dân gánh lúa về, kẻ chạy vô người chạy ra, nhộn nhịp không khác gì một đàn kiến tha mồi về tổ.
Tôi lại cho trâu ăn trên những đám ruộng đã gặt, rồi rủ nhau một đám mục đồng đi mót lúa. Mà đi mót lúa từng bông còn sót biết chừng nào mới đủ lúa để đi đổi bánh chén bà Tài Phú đây! Vậy là tui xách nón đến những đám lúa đang gặt, người ta gặt đầu nầy, tui suốt đầu kia, suốt đầy nón đi đổi bánh chén!
Khi những bông lúa cuối cùng đã gặt, thì đồng Sa Băng bây giờ trơ trụi như mùa Ðông bắc Mỹ. Từng đàn vịt trắng như bông, quặp quặp đầy đồng, chạy tung tăng lượm những hột lúa rụng, và những cánh diều mục đồng lại được no gió; Tôi lại theo cha ra đồng bắt chuột. Tôi tìm hang chuột trên những bờ ruộng, lấy rạ đốt trước miệng hang, quạt quạt khói vào hang, vậy là chuột mẹ, chuột con, chuột cha gì cũng tìm đường mà chạy, tui hẹn tụi nó ở ngách khác mà đập; Rồi bao nhiêu lá lốt, mít non hái xuống xào thịt chuột!
Phải chi hồi đó tui biết nhậu thì thế nào cũng quéo cần câu luôn. Ăn thịt chuột xào mít non rồi mới biết tại sao mấy ông Nam Bộ miền Cữu Long bây giờ thi đua nhau đi bắt chuột đồng!
Bấy giờ đồng trống thênh thang, những thửa ruộng đã khô nước, chỉ còn lại những gốc rạ trơ trụi, bầy trâu không còn gì ăn; Nó lại lần mò ra đồng Sa Băng kiếm ăn thì gặp thằng Bi con ông Tòng nó rượt nó đuổi.
Tôi về năn nỉ cha tôi đan cho tôi mấy cái lờ thả cá và một mớ cần câu cắm, thế là tôi bắt đầu cạnh tranh với cha con ông Tòng trên đồng Sa Băng - bắt cá. Ban ngày tôi bỏ trâu đó, đi bắt nhái làm mồi, chiều lại tôi đi cắm câu, thả lờ. Sáng sớm ngày hôm sau tôi ra gở lờ, thăm câu; Mấy ngày đầu tôi mần ăn khắm khá lắm, sáng nào tôi cũng mang cá về khoe với cha, ổng vò đầu tôi: "Cái thằng nầy coi vậy mà giỏi hả." Nhưng mấy ngày kế đó, tôi ra thăm lờ, thăm câu thì con bà nó, năm ba cái lờ tui không có chân mà trèo lên bờ nằm hết, rồi cần câu tui cũng vậy, treo lưỡi trên trời. Thằng Bi con ông Tòng chứ không ai hết! Nó chơi tui. Thế là mấy ngày hôm sau, khi nó không còn lẩn quẩn trên đồng, tui cho trâu ra dẫm lờ nó tan tành xí hoách; Những buổi sáng tui ra tui gỡ câu nó, bắt cá nó, xách lờ đạp xẹp lép cho nó biết. Như thế kéo dài mãi chiến tranh giữa tôi và thằng Bi trên đồng Sa Bằng - tui phá lờ, bắt cá nó, nó rượt nó “húynh” trâu tui.
Một buổi chiều trời mưa, tôi lừa trâu về từ gò Ðồn đi ngang qua đồng Sa Băng. Tui để trâu tự nó về một mình, đi tìm lờ thằng Bi tui gỡ cá hết, xỏ một xâu cá lóc, lật đật chạy cho kịp bầy trâu về. Cha tôi hỏi:
- Cá đâu mà mầy bắt nhiều quá vậy?
- Dạ, hôm nay trơì mưa, nước xoang bờ, cá nó nhảy qua bờ con bắt.
- À! giỏi, thôi đem đi rộng đi.
Cá là vậy đó, mỗi lần trời mưa, nước mát nó thích nhảy từ đám ruộng nầy qua đám khác, và trời mưa lâm râm nó thích đi ăn nhiều hơn. Tôi đang vui mừng trong bụng, thì ông Tòng lại vào nhà kiếm cha tôi: "Thằng con ông nó bắt cá của tôi hết rồi, trả lại đây đi." Vậy là mấy con cá lóc trong chậu phải đem trả lại khổ chủ! Cha tôi bảo:
- Ðừng đi bắt cá của người ta nữa, của mình mình làm mình ăn, nghe hông.
Trót, một cái! Tôi ôm đít.
- Dạ con nghe.
Từ đó tôi không còn bắt cá, gỡ lờ thằng Bi nữa, nhưng mỗi lần gặp thằng Bi tôi ứa gan lắm.
Rồi một ngày nọ, chiến tranh về trên quê hương tôi.
Ba cha con ông Tòng chết cùng một lúc trên cánh đồng Sa Băng. Mới đầu người ta không tin ba cha con chết cùng một lúc, người ta nói mầy nói ngoa, chứ làm gì có ba cha con chết một lúc! Người ta nghĩ ông Tòng và hai hòn bi của ổng là ba cha con.
Nhưng không phải, ba cha con ổng chết thiệt rồi! Trên đĩnh gò Ðồn, mấy ổng đào một cái hố hình tròn, ở giữa chừa một u đất. Ông Tòng dạo chơi trên gò Ðồn thấy cái hố đó, về làng nói chuyện với người trong xóm chơi. Sau nầy mấy ổng đặt cây đại liên trên u đất cái hố đó, những người lính chạy ra đồng Sa Băng đều chết giống như nhau, một viên đạn đi ngay vào trán!
Sau đó mấy ổng gặp ông Tòng trên đồng Sa Băng, bắn ổng chết vì cái tội đi nói cái hố đó. Hai đứa con đi bên cạnh thấy cha chết, gào thét và chửi bới, họ bắn chết luôn tại chỗ! Tội nghiệp cho thằng Bi, từ đó nó không còn bắt cá trên đồng Sa Băng nữa!
Bây giờ mỗi lần ngồi thuyền câu cá, tôi lại nhớ cánh đồng Sa Băng và thằng Bi con ông Tòng!