ĐỒNG LÀ GÌ? TÍNH CHẤT, PHÂN LOẠI VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỒNG TRONG CUỘC SỐNG

vimaxpharma

Thành viên
Tham gia
28/4/2020
Bài viết
0
ĐỒNG LÀ GÌ?
Đồng là một kim loại dẻo có tính chất dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Ở dạng nguyên chất đồng mềm và dễ uốn nắn; đồng tươi thường có màu cam đỏ. Lúc đầu kim loại này có tên gọi là cyprium ( kim loại Síp). Do nó được khai thác chủ yếu ở Síp. Sau này được gọi tắt là cuprim ( tên latin của Đồng). Đồng là thành phần của nhiều hợp kim quan trong và đồng ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Đồng một trong những kim loại được sử dụng sớm nhất khoảng 8000 TCN. Vì nó có trong tự nhiên ở dạng kim loại mà chúng ta có thể sử dụng trực tiếp. Đồng là kim loại được biết đến với nhiều cái đầu tiên như là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng của nó; kim loại đầu tiên đúc thành khối; kim loại đầu tiên tạo hợp kim với thiếc để có được đồng đỏ. Đồng và các hợp kim của đồng đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm.

Hợp chất của đồng thường ở dạng muối đồng (II), và được sử dụng làm chất nhuộm rộng rãi trong lịch sử. Các ion đồng (cu2+) với nồng độ thấp, chúng là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật bậc cao. Chúng cũng có thể trở thành chất độc đối với sinh vật khi nồng độ ion đủ lớn. Trong cuộc sống co thể dùng ion đồng tan trong nước để làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và là một chất tốt để bảo quản gỗ.

TRỮ LƯỢNG ĐỒNG TRONG TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT ĐỒNG.
Nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy đồng đã được sử dụng cách nay ít nhất là 10.000 năm. Ước tính tổng lượng đồng trên Trái Đất lên tới khoảng 1014 tấn trong vòng khoảng vài km của vỏ Trái Đất. Tổng trữ lượng đồng lớn như vậy nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số chúng là có giá trị kinh tế trong điều kiện công nghệ như hiện nay.

Hầu hết việc sử dụng đồng là từ việc khai thác hoặc chiết tách dạng đồng sunfua khai thác lộ thiên từ các mỏ đồng porphyr chứa 0,4 đến 1 % đồng. Với tình hình kinh tế hiện nay, nhu cầu sử dụng đồng đang tăng nhanh, và lượng đồng sẵn có là không đủ để đáp ứng mức độ sử dụng của sự phát triển trên thế giới. Vì vậy, nguồn chính của đồng trong hiện đại chính là từ đồng tái chế.

TÁI CHẾ ĐỒNG
Dù ở dạng thô hay từ các sản phẩm khác thì đồng là kim loại có thể tái chế 100% mà không bị giảm chất lượng. Đồng được tái chế nhiều thứ ba sau sắt và nhôm về khối lượng. Cho đến nay ước tính vẫn còn khoảng 80% đồng đã được khai thác hiện vẫn còn sử dụng.

Quy trình tái chế đồng cũng tương tự như khi tách chiết đồng tuy nhiên có ít công đoạn hơn. Những đồng phế liệu có độ tinh khiết cao sẽ được nung trong lò cao, khử và đúc thành billet và ingot. Những đồng phế liệu có độ tinh khiết thấp sẽ được tinh chế bằng cách mạ điện trong bể axit sulfuric.

GIÁ CẢ ĐỒNG KIM LOẠI
Giá đồng không ổn định, chúng thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Giá đồng tăng gấp 5 lần từ giá thấp nhất $1,32/kg năm 1999 đến $8,27/kg năm 2006. Sau đó rớt xuống $5,29/kg năm 2007 và tăng lên $7,71/kg năm 2007. Trải qua nhiều biến động về giá cả, hiện nay giá đồng xấp xỉ khoảng $7,16/kg.

Theo đó giá đồng phế liệu cũng biến động trên thị trường qua các năm. Tùy theo chất lượng, đồng phế liệu sẽ được thu mua trên thị trường với giá giao động từ $5,45/kg đến $11,1/kg.

CÁCH NHẬN BIẾT ĐỒNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỒNG
Nếu bạn nắm vững một số tính chất hóa học và vật lý của đồng thì chúng ta có thể thực hiện một số cách đơn giản để nhận biết và đánh giá độ tinh khiết của đồng.

CÁCH ĐƠN GIẢN NHẤT LÀ SỬ DỤNG VẬT KIM LOẠI.
Bạn có thể sử dụng máy mài kim loại hay dùi sắt mài nhẹ lên bề mặt sản phẩm bằng đồng. Nếu bạn thấy màu sắc bóng loáng ban đầu dần ngả màu và tối xỉn lại sau một vài phút mài thì đó là đồng giả. Có thể nguyên liệu làm sản phẩm đó có chứa chì. Còn nếu như màu sắc không bị đổi, càng mài càng sáng thì đó đích thị là đồng thật. Tuy nhiên cách này sẽ khó thực hiện với các sản phẩm mới, vì chúng ta không thể kiểm chứng tại cửa hàng được.

Xem thêm: https://phelieuquangdat.com/dong-la-gi-tinh-chat-phan-loai-va-ung-dung-cua-dong-trong-cuoc-song
 
×
Top Bottom