- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Các chuyên gia tư vấn tuyển sinh lưu ý đây là thời điểm thí sinh cần cập nhật thông tin liên tục từ các trường và nên dành toàn tâm toàn ý cho ngành học mà mình muốn thi.
Ngày 9-3, chương trình Đưa trường học đến thí sinh do Báo NLD tổ chức đã diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Minh Quang (tỉnh Hậu Giang). Gần 2.000 học sinh (HS) đến từ 2 Trường THPT Nguyễn Minh Quang, Lê Quý Đôn và các trường THPT tại Hậu Giang đã đến để được tư vấn.
Cần có “chiến lược” và quyết tâm
Mở đầu chương trình, TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lưu ý thí sinh những thông tin quan trọng trong tuyển sinh năm 2014, như: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quyết định dời thời hạn nộp hồ sơ 1 tuần, từ ngày 10-3 thành ngày 17-3; địa điểm nộp do các sở GD-ĐT quyết định; 62 trường có đề án tuyển sinh riêng; Bộ GD-ĐT quyết định dừng tuyển sinh 207 ngành thì nay cho phép tuyển sinh trở lại 62 ngành...
“Năm nay có thể sẽ không có điểm sàn mà bộ sẽ có một số tiêu chí để thay thế và bảo đảm chất lượng đầu vào. Chính vì thế, đây là giai đoạn quá độ, thời gian nộp hồ sơ lại cận kề nên các em phải xem sự thay đổi rất kỹ từ các trường và toàn tâm toàn ý vào nguyện vọng (NV)1, sau đó hãy nghĩ đến NV bổ sung. Các em cũng nên chú ý đến năng lực, dựa vào sức học, sức thi của mình để chọn trường phù hợp” - TS Trần Đình Lý nhấn mạnh.
Học sinh tỉnh Hậu Giang đặt câu hỏi cho ban tư vấn Ảnh: TẤN THẠNH
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, khuyên: “Khi chọn ngành nghề, chúng ta nên chú ý đến năng lực của chính mình. Việc chọn ngành nghề chỉ là bước cơ bản ban đầu. Trong tương lai, chúng ta còn phải học rất nhiều như quản lý, giao tiếp trong xã hội. Cái cần lúc này là quyết tâm ban đầu để đậu NV1 vì khoảng cách NV1 đến NV bổ sung khá xa. Chiến lược chọn nghề còn phụ thuộc vào năng lực của từng người. Ví dụ, cùng một ngành nghề nhưng có nhiều trường đào tạo, sức học mình phù hợp với trường nào thì nên thi vào trường đó. Hiểu rõ về bản thân và điều kiện gia đình là được cái nền cơ bản để các em thành công”.
Nhiều cơ hội việc làm tại địa phương
Nhiều chuyên gia tuyển sinh đánh giá sự lựa chọn ngành nghề của thí sinh ngày càng kỹ thông qua các câu hỏi rất cụ thể, sát thực. Chẳng hạn, HS Trần Nguyên An, Trường THPT Lê Quý Đôn, hỏi: Tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có thể làm việc tại Hậu Giang không và làm ở những vị trí nào? ThS Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, thông tin: “Hiện có nhiều trường tại khu vực phía Nam đào tạo chuyên về khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Cơ hội việc làm của những khối ngành này rất rộng mở, có thể làm việc tại TP HCM hoặc về các địa phương. Ở bất kỳ môi trường nào cũng cần thể hiện năng lực của mình”.
HS Nguyễn Phước Toàn (lớp 11C4 Trường THPT Nguyễn Minh Quang) hỏi: Học ngành quản trị nhà hàng thì cần giỏi những môn nào? Cơ hội việc làm ra sao? PGS-TS Bùi Xuân An, đại diện Trường ĐH Hoa Sen, cho biết: “Nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng hiện có nhu cầu rất lớn, đi cùng với nhu cầu phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, việc phát triển ngành du lịch kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực cũng cao. Nếu các em học giỏi thì chắc chắn sẽ có công việc hợp lý”.
Một thí sinh khác băn khoăn ngành văn học và ngôn ngữ của Trường ĐH Võ Trường Toản khi ra trường thì có thể làm việc ở đâu và có khó xin việc không? Theo ThS Vũ Thúy Kiều - Trưởng Ban Khoa học cơ bản Trường ĐH Võ Trường Toản - ngành văn học và ngôn ngữ tại trường là ngành nghiên cứu về văn học và nghiên cứu về ngôn ngữ. “Việc làm trong lĩnh vực văn học rất rộng, có thể đi làm ở nhiều nơi hoặc có thể dạy ở trường phổ thông với điều kiện các em có thêm chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm” - ThS Kiều cho biết.
Băn khoăn về chuyển ngành
Khá nhiều thí sinh băn khoăn về cơ hội chuyển ngành. Một thí sinh hỏi ban đầu em thi ngành có điểm thấp nhưng nếu điểm thi cao thì có được chuyển sang ngành khác không? ThS Trương Tiến Sĩ trả lời: “Theo quy chế, nếu em trúng tuyển và điểm thi cao, cao hơn cả ngành có điểm chuẩn cao, thì cũng không được chuyển ngành. Tuy nhiên, theo quy chế đào tạo tín chí thì có thể học cùng lúc 2 chương trình, có thể lấy 2 bằng ĐH”.
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn cho biết thêm: “Theo quy chế thì không cho phép chuyển ngành. Tuy nhiên, cũng có thể học 2 ngành cùng lúc với điều kiện hết năm thứ nhất và trình độ khá trở lên thì được đăng ký ngành thứ 2 và khi tốt nghiệp phải tốt nghiệp ngành 1 trước”.
Ngày 9-3, chương trình Đưa trường học đến thí sinh do Báo NLD tổ chức đã diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Minh Quang (tỉnh Hậu Giang). Gần 2.000 học sinh (HS) đến từ 2 Trường THPT Nguyễn Minh Quang, Lê Quý Đôn và các trường THPT tại Hậu Giang đã đến để được tư vấn.
Cần có “chiến lược” và quyết tâm
Mở đầu chương trình, TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lưu ý thí sinh những thông tin quan trọng trong tuyển sinh năm 2014, như: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quyết định dời thời hạn nộp hồ sơ 1 tuần, từ ngày 10-3 thành ngày 17-3; địa điểm nộp do các sở GD-ĐT quyết định; 62 trường có đề án tuyển sinh riêng; Bộ GD-ĐT quyết định dừng tuyển sinh 207 ngành thì nay cho phép tuyển sinh trở lại 62 ngành...
“Năm nay có thể sẽ không có điểm sàn mà bộ sẽ có một số tiêu chí để thay thế và bảo đảm chất lượng đầu vào. Chính vì thế, đây là giai đoạn quá độ, thời gian nộp hồ sơ lại cận kề nên các em phải xem sự thay đổi rất kỹ từ các trường và toàn tâm toàn ý vào nguyện vọng (NV)1, sau đó hãy nghĩ đến NV bổ sung. Các em cũng nên chú ý đến năng lực, dựa vào sức học, sức thi của mình để chọn trường phù hợp” - TS Trần Đình Lý nhấn mạnh.
Học sinh tỉnh Hậu Giang đặt câu hỏi cho ban tư vấn Ảnh: TẤN THẠNH
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, khuyên: “Khi chọn ngành nghề, chúng ta nên chú ý đến năng lực của chính mình. Việc chọn ngành nghề chỉ là bước cơ bản ban đầu. Trong tương lai, chúng ta còn phải học rất nhiều như quản lý, giao tiếp trong xã hội. Cái cần lúc này là quyết tâm ban đầu để đậu NV1 vì khoảng cách NV1 đến NV bổ sung khá xa. Chiến lược chọn nghề còn phụ thuộc vào năng lực của từng người. Ví dụ, cùng một ngành nghề nhưng có nhiều trường đào tạo, sức học mình phù hợp với trường nào thì nên thi vào trường đó. Hiểu rõ về bản thân và điều kiện gia đình là được cái nền cơ bản để các em thành công”.
Nhiều cơ hội việc làm tại địa phương
Nhiều chuyên gia tuyển sinh đánh giá sự lựa chọn ngành nghề của thí sinh ngày càng kỹ thông qua các câu hỏi rất cụ thể, sát thực. Chẳng hạn, HS Trần Nguyên An, Trường THPT Lê Quý Đôn, hỏi: Tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP HCM có thể làm việc tại Hậu Giang không và làm ở những vị trí nào? ThS Trương Tiến Sĩ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, thông tin: “Hiện có nhiều trường tại khu vực phía Nam đào tạo chuyên về khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Cơ hội việc làm của những khối ngành này rất rộng mở, có thể làm việc tại TP HCM hoặc về các địa phương. Ở bất kỳ môi trường nào cũng cần thể hiện năng lực của mình”.
HS Nguyễn Phước Toàn (lớp 11C4 Trường THPT Nguyễn Minh Quang) hỏi: Học ngành quản trị nhà hàng thì cần giỏi những môn nào? Cơ hội việc làm ra sao? PGS-TS Bùi Xuân An, đại diện Trường ĐH Hoa Sen, cho biết: “Nhóm ngành về dịch vụ nhà hàng hiện có nhu cầu rất lớn, đi cùng với nhu cầu phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, việc phát triển ngành du lịch kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực cũng cao. Nếu các em học giỏi thì chắc chắn sẽ có công việc hợp lý”.
Một thí sinh khác băn khoăn ngành văn học và ngôn ngữ của Trường ĐH Võ Trường Toản khi ra trường thì có thể làm việc ở đâu và có khó xin việc không? Theo ThS Vũ Thúy Kiều - Trưởng Ban Khoa học cơ bản Trường ĐH Võ Trường Toản - ngành văn học và ngôn ngữ tại trường là ngành nghiên cứu về văn học và nghiên cứu về ngôn ngữ. “Việc làm trong lĩnh vực văn học rất rộng, có thể đi làm ở nhiều nơi hoặc có thể dạy ở trường phổ thông với điều kiện các em có thêm chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm” - ThS Kiều cho biết.
Băn khoăn về chuyển ngành
Khá nhiều thí sinh băn khoăn về cơ hội chuyển ngành. Một thí sinh hỏi ban đầu em thi ngành có điểm thấp nhưng nếu điểm thi cao thì có được chuyển sang ngành khác không? ThS Trương Tiến Sĩ trả lời: “Theo quy chế, nếu em trúng tuyển và điểm thi cao, cao hơn cả ngành có điểm chuẩn cao, thì cũng không được chuyển ngành. Tuy nhiên, theo quy chế đào tạo tín chí thì có thể học cùng lúc 2 chương trình, có thể lấy 2 bằng ĐH”.
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn cho biết thêm: “Theo quy chế thì không cho phép chuyển ngành. Tuy nhiên, cũng có thể học 2 ngành cùng lúc với điều kiện hết năm thứ nhất và trình độ khá trở lên thì được đăng ký ngành thứ 2 và khi tốt nghiệp phải tốt nghiệp ngành 1 trước”.
Theo NLD