- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Bốn năm làm sinh viên nghe cứ thấy dài đằng đẵng, hóa ra mới cất bước đi rồi vội ngoảnh lại thấy đã bước sang năm cuối rồi. Biết ngắn mà không cố gắng thì chẳng khác nào những năm đại học trôi qua một cách vô ích, phung phí cả.
Tư tưởng "sau này đi làm không liên quan gì đến hiện tại cả"
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên chúng ta đang biến căn bệnh lười biếng thành một đại dịch hiểm nguy từ trước tới nay.
Hằng ngày chúng ta cứ nghe mấy anh chị tốt nghiệp rồi đi làm, sau này về "oang oang" kể lại với các em sinh viên rằng, họ đi làm không liên quan gì đến việc học ở đại học cả, vậy nên không phải học cho nhiều làm gì bởi sau này đi làm có sử dụng được kiến thức mình học được đâu.
Xin thưa, điều đó không phải hoàn toàn sai nhưng cũng chẳng phải hoàn toàn đúng. Đúng là khi bạn không may mắn chọn học và làm việc cùng một ngành nên khi bước ra đời, bạn phải gần như tự học và tự làm quen lại với mọi thứ để có thể thích nghi dần với công việc.
Sai là khi nếu bạn may mắn đi làm công việc đúng với niềm đam mê, khát khao, thì kiến thức của 12 năm phổ thông cùng vài năm mà bạn cho là đã vật vã ở giảng đường sẽ lại là bước đệm rất lớn cho đường đời cùng công việc của bạn.
Và xin thưa rằng những kiến thức mà đôi lúc bạn cho rằng học ở trường chẳng làm được tích sự gì, lại là "sợi thước đo" vô hình đánh giá tri thức của bạn và những người đồng nghiệp với nhau. Dù có trái nghề, trái ngành hay thế nào thì cũng có lúc bạn phải dùng đến chúng, dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Nhiều sinh viên hay tự ti về bản thân mình…
Sinh viên là tuổi trẻ, là tuổi năng động nhất của cuộc đời. Bởi vậy hãy nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường lớp. Đừng vì lười nhác mà bỏ lỡ một hội trại chỉ một năm một lần của trường rồi sau này lại hối tiếc. Đừng tự ti rằng mình không hát hay, nhảy đẹp như người ta nên không tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp.
Trong trường có vô vàn các câu lạc bộ từ tiếng Anh, tình nguyện, báo chí… đủ mọi thể loại cho bạn tham gia cơ mà.
Bạn cứ chơi, cứ học và cứ tham gia bằng sự nỗ lực của bản thân. Mỗi lần tham gia, bạn lại tích lũy được chút kinh nghiệm quý báu, được giao lưu và làm quen với rất nhiều bạn mới. Có những người còn là bạn tốt, tri kỷ của nhau. Giúp đỡ cho nhau rất nhiều trong cuộc sống.
Sinh viên hay mắc bệnh "nước đến chân mới nhảy"
Bài tập cô cho từ mấy tháng trước đến khi đến hạn gần nộp mới thức đêm, uống cà phê, cà pháo để cho tỉnh mà "cày" cho xong bài để mai có cái mà nộp. Đó là bệnh mà hầu như rất nhiều sinh viên đang mắc phải.
Sinh viên à! Hãy dành từng ngày, từng chút một, giải quyết từng phần của bài tập. Và đến khi người ta đang cuống cuồng, 3 chân 4 cẳng vắt lên não để làm thì bạn lại thảnh thơi đi ăn kem. Quá tuyệt! Hơn nữa khi bạn làm vội thì đa phần là sao chép từ trên mạng, từ các bạn khác và kết quả chẳng thể nào như ý được.
Sinh viên nông nổi, bồng bột kể cả trong chuyện tình cảm…
Sinh viên là lứa tuổi nhiều mộng mơ, nhiều hoài bão. Nhưng chính họ lại là người hay bồng bột trong suy nghĩ để dẫn tới những hành động không hay.
Họ có thể yêu đại một anh chàng nào đó chỉ vì sợ cô đơn, khi thấy đứa bạn thân cùng phòng lúc nào cũng được nhận quà, đi chơi, đi dạo…
Họ nhiều lúc nghe bạn bè rủ rê, đánh bài, nhậu nhẹt, đi bar thâu đêm, suốt sáng để ngày hôm sau lại ngủ quên ở nhà, có đứa chăm chỉ hơn chút đỉnh nhưng lại… ngủ hết cả buổi trên lớp.
Họ sẵn sàng chi tiêu tẹt ga cho những bữa tiệc, những thú vui bên lề. Nhưng bố mẹ của họ ở quê phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cả tháng mới được vài đồng, lại dành dụm, gom góp gửi cho con.
Mỗi sinh viên đều có những cái được và cái mất của riêng mình.
"Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ - Chơi không học bán rẻ tương lai"
Sinh viên nghe câu này xong phải tự biết nên học, nên chơi ra sao để sau này con cái hỏi mình có cái mà kể mà trình cho con nghe. Chứ đừng để sau này ai hỏi thời sinh viên ra sao thì bản thân lại lắc đầu nguầy nguậy và bảo:
"Chán lắm! Đừng hỏi!"
Tư tưởng "sau này đi làm không liên quan gì đến hiện tại cả"
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên chúng ta đang biến căn bệnh lười biếng thành một đại dịch hiểm nguy từ trước tới nay.
Hằng ngày chúng ta cứ nghe mấy anh chị tốt nghiệp rồi đi làm, sau này về "oang oang" kể lại với các em sinh viên rằng, họ đi làm không liên quan gì đến việc học ở đại học cả, vậy nên không phải học cho nhiều làm gì bởi sau này đi làm có sử dụng được kiến thức mình học được đâu.
Xin thưa, điều đó không phải hoàn toàn sai nhưng cũng chẳng phải hoàn toàn đúng. Đúng là khi bạn không may mắn chọn học và làm việc cùng một ngành nên khi bước ra đời, bạn phải gần như tự học và tự làm quen lại với mọi thứ để có thể thích nghi dần với công việc.
Sai là khi nếu bạn may mắn đi làm công việc đúng với niềm đam mê, khát khao, thì kiến thức của 12 năm phổ thông cùng vài năm mà bạn cho là đã vật vã ở giảng đường sẽ lại là bước đệm rất lớn cho đường đời cùng công việc của bạn.
Và xin thưa rằng những kiến thức mà đôi lúc bạn cho rằng học ở trường chẳng làm được tích sự gì, lại là "sợi thước đo" vô hình đánh giá tri thức của bạn và những người đồng nghiệp với nhau. Dù có trái nghề, trái ngành hay thế nào thì cũng có lúc bạn phải dùng đến chúng, dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Nhiều sinh viên hay tự ti về bản thân mình…
Sinh viên là tuổi trẻ, là tuổi năng động nhất của cuộc đời. Bởi vậy hãy nhiệt tình tham gia các hoạt động của trường lớp. Đừng vì lười nhác mà bỏ lỡ một hội trại chỉ một năm một lần của trường rồi sau này lại hối tiếc. Đừng tự ti rằng mình không hát hay, nhảy đẹp như người ta nên không tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp.
Trong trường có vô vàn các câu lạc bộ từ tiếng Anh, tình nguyện, báo chí… đủ mọi thể loại cho bạn tham gia cơ mà.
Bạn cứ chơi, cứ học và cứ tham gia bằng sự nỗ lực của bản thân. Mỗi lần tham gia, bạn lại tích lũy được chút kinh nghiệm quý báu, được giao lưu và làm quen với rất nhiều bạn mới. Có những người còn là bạn tốt, tri kỷ của nhau. Giúp đỡ cho nhau rất nhiều trong cuộc sống.
Sinh viên hay mắc bệnh "nước đến chân mới nhảy"
Bài tập cô cho từ mấy tháng trước đến khi đến hạn gần nộp mới thức đêm, uống cà phê, cà pháo để cho tỉnh mà "cày" cho xong bài để mai có cái mà nộp. Đó là bệnh mà hầu như rất nhiều sinh viên đang mắc phải.
Sinh viên à! Hãy dành từng ngày, từng chút một, giải quyết từng phần của bài tập. Và đến khi người ta đang cuống cuồng, 3 chân 4 cẳng vắt lên não để làm thì bạn lại thảnh thơi đi ăn kem. Quá tuyệt! Hơn nữa khi bạn làm vội thì đa phần là sao chép từ trên mạng, từ các bạn khác và kết quả chẳng thể nào như ý được.
Sinh viên nông nổi, bồng bột kể cả trong chuyện tình cảm…
Sinh viên là lứa tuổi nhiều mộng mơ, nhiều hoài bão. Nhưng chính họ lại là người hay bồng bột trong suy nghĩ để dẫn tới những hành động không hay.
Họ có thể yêu đại một anh chàng nào đó chỉ vì sợ cô đơn, khi thấy đứa bạn thân cùng phòng lúc nào cũng được nhận quà, đi chơi, đi dạo…
Họ nhiều lúc nghe bạn bè rủ rê, đánh bài, nhậu nhẹt, đi bar thâu đêm, suốt sáng để ngày hôm sau lại ngủ quên ở nhà, có đứa chăm chỉ hơn chút đỉnh nhưng lại… ngủ hết cả buổi trên lớp.
Họ sẵn sàng chi tiêu tẹt ga cho những bữa tiệc, những thú vui bên lề. Nhưng bố mẹ của họ ở quê phải "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" cả tháng mới được vài đồng, lại dành dụm, gom góp gửi cho con.
Mỗi sinh viên đều có những cái được và cái mất của riêng mình.
"Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ - Chơi không học bán rẻ tương lai"
Sinh viên nghe câu này xong phải tự biết nên học, nên chơi ra sao để sau này con cái hỏi mình có cái mà kể mà trình cho con nghe. Chứ đừng để sau này ai hỏi thời sinh viên ra sao thì bản thân lại lắc đầu nguầy nguậy và bảo:
"Chán lắm! Đừng hỏi!"
Theo Trí Thức Trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: