- Tham gia
- 12/12/2015
- Bài viết
- 3.620
ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ NHIỀU GIÀY, NHƯNG MỖI ĐÔI VỚI HỌ LẠI LÀ CẢ SỰ NÂNG NIU VÀ QUÝ TRỌNG ĐẶC BIỆT
Trong ký ức tôi, bố là người đàn ông vô cùng đơn giản, thậm chí là xuề xòa. Cũng như bao người đàn ông khác, ông đi làm và về nhà, thỉnh thoảng đi nhậu, không quan tâm ca nhạc hay thời trang. Quần áo hay giày dép thì lại càng không. Duy chỉ có một vật mà tôi đã nhớ rằng ông rất quý. Đó là một đôi giày tây mà bạn ông đã mua tặng khi chú đi tàu về vào những năm 90. Lúc đó, tôi vẫn còn là thằng nhóc cấp II, chả biết gì, nhà cũng chẳng khá giả giàu có đến mức được nhìn thấy những đồ xa xỉ. Chỉ thấy bố với chú Thọ rõ nâng niu đôi giày trong hộp.
Ngồi thu lu trong lòng chú Thọ, tôi vừa nghịch cây bút bi, vừa nghe tiếng cười khà khà của bố:
Tôi nhìn bố mân mê đôi giày với nụ cười hài lòng không giấu nổi. Đôi giày da màu đen đơn giản và thắng thớm, lớp da hơi sần sần mang đến vẻ chắc chắn và đặc biệt. Không có một chi tiết nào ngoài đường dây buộc nhưng khi bố đi lên chân lại khiến ông đĩnh đạc vô cùng. Bố tôi xem xét một hồi rồi nói:
Từ đó, có ngày quan trọng nào là bố lại mang đôi giày da đó ra đi, sau đó lại để vào hộp cất ngay ngắn. Bố hay mặc cùng bộ vest mẹ may cho ở nhà cô Vân. Nhất là mỗi dịp Tết đến, kể cả có bận đến mấy, bố vẫn bỏ ra chút thời gian để đánh xi lại đôi giày. Bố tôi là đàn ông nhưng lại được trời phú cho cái khéo tay nên đôi giày bố đánh còn chỉn chu và đẹp đẽ hơn cả tài đánh giày của thằng Tính – chuyên gia đánh giày ở phố. Càng đánh, da giày càng bóng, càng đen khỏe và như được khoác thêm diện mạo mới. Mỗi lần thế, bố lại gật gù khen chú Thọ “thằng đâu mà khéo thế, khéo quá chừng”.
Thời gian cứ thế trôi đi. Đến một ngày, tôi không thấy bố đi đôi giày da đó nữa. Đó là ngày chú Thọ mất. Phận thủy thủ bôn ba, đến khi mất rồi, lễ tang cũng chỉ là nghi thức để chôn một chiếc quan tài rỗng.
Và thời gian cũng dần làm tròn nhiệm vụ của nó khi để mọi thứ rồi cũng trôi vào quá khứ. Tôi đi làm xa, mua nhà ở phố và mời bố mẹ lên ở cùng. Ngày chuyển nhà, tôi bỗng thấy bố tần ngần. Ông leo lên gác xép, lặng lẽ mở chiếc hộp đựng giày. Đôi giày da cũng không còn mới nữa và tóc bố cũng đã sang màu hoa râm. Rồi ông cùng tôi đi ra con sông gần nhà và thả đôi giày xuống nước.
“Dòng sông này xưa tao với chú Thọ hay trốn ra đây bơi. Có hôm lũ đầu nguồn về mà hai thằng chẳng biết gì, cứ nhảy ào xuống, còn thích thú vì sông hôm nay sóng to. Thế mà hôm đấy tao hụt hơi suýt chết, may thằng Thọ vớt được. Nhưng nó bé hơn tao nên bị đuối sức. Cuối cùng hai thằng không sao nhưng nó ốm, phải lên viện huyện nằm mất nửa tháng. Tao sợ nó chết, cứ đứng gào khóc ở cổng viện mà không ai cho vào. Giờ nó đã đi cùng nước biển rồi, thôi để đôi giày này cũng trôi cùng nước. Biết đâu ở nơi nào đấy, đôi giày này còn có thể đến với nó”.
Đấy là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy bố khóc!
NAM CƯỜNG
(NAMPLUS.VN)
Trong ký ức tôi, bố là người đàn ông vô cùng đơn giản, thậm chí là xuề xòa. Cũng như bao người đàn ông khác, ông đi làm và về nhà, thỉnh thoảng đi nhậu, không quan tâm ca nhạc hay thời trang. Quần áo hay giày dép thì lại càng không. Duy chỉ có một vật mà tôi đã nhớ rằng ông rất quý. Đó là một đôi giày tây mà bạn ông đã mua tặng khi chú đi tàu về vào những năm 90. Lúc đó, tôi vẫn còn là thằng nhóc cấp II, chả biết gì, nhà cũng chẳng khá giả giàu có đến mức được nhìn thấy những đồ xa xỉ. Chỉ thấy bố với chú Thọ rõ nâng niu đôi giày trong hộp.
Ngồi thu lu trong lòng chú Thọ, tôi vừa nghịch cây bút bi, vừa nghe tiếng cười khà khà của bố:
- Chà chà, giày quý đây. Chắc là đắt lắm. Ông kiếm đâu ra đôi giày chất lượng thế?
- Dào ôi. Đắt với rẻ. Đây này, ông nhìn này, da này là da xịn, mới loáng đó. Không phải hàng xi đa nó đánh lại đâu.
- Ối giời, có đi là tốt rồi, quan trọng gì mới cũ. Mà cái sần sần này là quý lắm đó. Bác hàng xóm nhà tôi cũng được biếu đôi giày da sần mà khoe cả xóm.
- Hà hà, dân mình còn nghèo nên có được đôi giày tử tế là thấy như vớ được cả gia tài. Bên tây họ giàu lắm. Giày họ đi mấy năm chưa hỏng mà đã đem vất đầy bãi rác rồi. Bọn thủy thủ chúng tôi cứ đi nhặt nhạnh cũng được khối đồ tốt đem về, dùng được cái gì thì dùng không bán cho mấy cửa hàng của mình cũng được ít tiền. Nhưng đôi giày tôi mua cho ông thì ở cửa hàng tây mà thằng Lại nó chỉ cho, nó có người nhà bên đấy nên biết nhiều lắm.
Tôi nhìn bố mân mê đôi giày với nụ cười hài lòng không giấu nổi. Đôi giày da màu đen đơn giản và thắng thớm, lớp da hơi sần sần mang đến vẻ chắc chắn và đặc biệt. Không có một chi tiết nào ngoài đường dây buộc nhưng khi bố đi lên chân lại khiến ông đĩnh đạc vô cùng. Bố tôi xem xét một hồi rồi nói:
- Chà chà, đúng giày tốt. Vừa vặn, đóng chắc chắn, đi êm chân quá.
- Đấy, tôi đã bảo là hàng tốt mà. Giày may tay nó phải khác chứ lại. Đế cao su này cũng là hàng thửa, không phải loại cao su vớ vẩn ở chợ mà bố Quân hay dùng để sửa cho khách đâu.
- Ừ thì ở đây dân mình sửa thế thôi, chứ chơi sao được cái đế thế này.
Từ đó, có ngày quan trọng nào là bố lại mang đôi giày da đó ra đi, sau đó lại để vào hộp cất ngay ngắn. Bố hay mặc cùng bộ vest mẹ may cho ở nhà cô Vân. Nhất là mỗi dịp Tết đến, kể cả có bận đến mấy, bố vẫn bỏ ra chút thời gian để đánh xi lại đôi giày. Bố tôi là đàn ông nhưng lại được trời phú cho cái khéo tay nên đôi giày bố đánh còn chỉn chu và đẹp đẽ hơn cả tài đánh giày của thằng Tính – chuyên gia đánh giày ở phố. Càng đánh, da giày càng bóng, càng đen khỏe và như được khoác thêm diện mạo mới. Mỗi lần thế, bố lại gật gù khen chú Thọ “thằng đâu mà khéo thế, khéo quá chừng”.
Thời gian cứ thế trôi đi. Đến một ngày, tôi không thấy bố đi đôi giày da đó nữa. Đó là ngày chú Thọ mất. Phận thủy thủ bôn ba, đến khi mất rồi, lễ tang cũng chỉ là nghi thức để chôn một chiếc quan tài rỗng.
Và thời gian cũng dần làm tròn nhiệm vụ của nó khi để mọi thứ rồi cũng trôi vào quá khứ. Tôi đi làm xa, mua nhà ở phố và mời bố mẹ lên ở cùng. Ngày chuyển nhà, tôi bỗng thấy bố tần ngần. Ông leo lên gác xép, lặng lẽ mở chiếc hộp đựng giày. Đôi giày da cũng không còn mới nữa và tóc bố cũng đã sang màu hoa râm. Rồi ông cùng tôi đi ra con sông gần nhà và thả đôi giày xuống nước.
“Dòng sông này xưa tao với chú Thọ hay trốn ra đây bơi. Có hôm lũ đầu nguồn về mà hai thằng chẳng biết gì, cứ nhảy ào xuống, còn thích thú vì sông hôm nay sóng to. Thế mà hôm đấy tao hụt hơi suýt chết, may thằng Thọ vớt được. Nhưng nó bé hơn tao nên bị đuối sức. Cuối cùng hai thằng không sao nhưng nó ốm, phải lên viện huyện nằm mất nửa tháng. Tao sợ nó chết, cứ đứng gào khóc ở cổng viện mà không ai cho vào. Giờ nó đã đi cùng nước biển rồi, thôi để đôi giày này cũng trôi cùng nước. Biết đâu ở nơi nào đấy, đôi giày này còn có thể đến với nó”.
Đấy là lần đầu tiên trong đời, tôi thấy bố khóc!
NAM CƯỜNG
(NAMPLUS.VN)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: