- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Cô giáo biết 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số, chào cờ sáng thứ hai sân trường một trời sắc màu rực rỡ 32 trang phục các dân tộc... Đó là những nét đặc biệt tại một ngôi trường vùng cao.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương (Nhà giáo Ưu tú - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Thái Nguyên) thường giao tiếp bằng tiếng Kinh (vì quê Nam Định), nhưng gặp khi cần thiết, do các trò xuống học nội trú tới từ nhiều bản làng xa xôi, với đủ thứ nôn ngữ nên có lúc lại nói tiếng Tày, khi tiếng Nùng, Hmông, Dao, Dáy, Mường...
Ở ngôi trường này, không ít thầy cô giáo nói được 10 tiếng dân tộc khác nhau như cô Phương. Đây dường như cũng là ngôi trường cấp 3 hiếm hoi khi cả 3 năm học cuối cấp chỉ có đúng 1 buổi họp phụ huynh duy nhất từ đầu cấp (vì đa số phụ huynh bận lên nương, lên rẫy lấy đâu thời gian về dự). Sau buổi họp, các học trò đầu còn khét mùi nắng quay về phía bố, mẹ cúi gập chào bái biệt 3 lần.
“Kể từ đây, các em thuộc quyền chăm sóc của các thầy cô giáo. Bố, mẹ các em người về bản, người về vùng núi cao...để vật lộn mưu sinh. Các học trò không được dùng diện thoại di động và ăn, ngủ, học hành, vui chơi đúng giờ quy định” - cô Phương nói. Vui mắt nhất vẫn là thứ 2 hàng tuần, màu sắc từ trang phục của 32 dân tộc thiểu số được các em diện trong lễ chào cờ phủ kín sân trường rực rỡ. Nhiều cô giáo cho biết, chính những sắc màu này đã khiến họ tận tâm hơn với nghề hơn và những buổi chào cờ đầu tuần thêm ý nghĩa.
Cô giáo Phương (bên trái) cùng những Đảng viên là học sinh vừa kết nạp.
Chuyện độc đáo không kém, khi học sinh tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ Đảng cùng với giáo viên. Đầu tháng 9 vừa qua, Phan Thị Quỳnh Trâm (18 tuổi), người Tày, học sinh lớp Dự bị Đại học A4 đã trở thành Đảng viên. Trâm 4 năm liền là Bí thư Chi Đoàn, năm nào cũng tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch Sử.
Nữ Đảng viên trẻ này là một trong những bí thư Đoàn năng nổ với phong trào Đôi bạn Cùng tiến. Trong đó, Trâm trực tiếp giúp đỡ nhiều bạn tiến bộ. Trâm kể về một kỷ niệm nhỏ: “Cách đây 2 năm, trong lớp có một bạn người Tày lúc nào cũng thể hiện tâm trạng chán nản, học hành sa sút. Qua tìm hiểu, mình được biết bố mẹ bạn ấy đang trong giai đoạn ly thân”.
Cô Bí thư chi Đoàn đã tìm mọi cách để tiếp cận với cậu bạn có đôi mắt buồn. Đến nay, cậu bạn có đôi mắt buồn đã hết buồn, học khá và thậm chí được bầu vào ban Chấp hành chi Đoàn của lớp và giúp đỡ cho nhiều bạn học khác tiến bộ. Vương Quốc Dự (17 tuổi), dân tộc Nùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, “cây sáng kiến” trong phong trào tiết kiệm điện của trường. Tuy đang trẻ, nhưng Dự là đối tượng xét kết nạp Đảng tới đây của trường.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương vẫn còn nhớ mãi cậu học trò Vàng Mí Lùng (quê Mèo Vạc, Hà Giang). Lùng mồ côi cả bố lẫn mẹ, nhà vốn nghèo, anh em đông nên khi anh cả khi lấy vợ đã không cho các em đi học. Tuy nhiên, những con chữ cũng nhiều kiến thức lạ lẫm từ các thầy cô giáo đã hút cậu trốn nhà đi học.
Khi xuống trường nội trú, ngoài bộ quần áo phủ trên tấm thân gầy còm, Lùng chẳng có thứ gì khác. Ba năm học, các thầy cô giáo cưu mang, chăm chút Lùng như con.
Có đợt, giáp Tết Nguyên đán, Lùng phải mổ ruột thừa cấp, các thầy cô và bạn học đã túc trực ngày đêm lo từng miếng ăn, giấc ngủ. Hiện, Vàng Mí Lùng đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Nông Lâm, nhưng vẫn biên thư đều đặn cho các “mẹ”, các “bố” ở ngôi trường cũ.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương (Nhà giáo Ưu tú - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Thái Nguyên) thường giao tiếp bằng tiếng Kinh (vì quê Nam Định), nhưng gặp khi cần thiết, do các trò xuống học nội trú tới từ nhiều bản làng xa xôi, với đủ thứ nôn ngữ nên có lúc lại nói tiếng Tày, khi tiếng Nùng, Hmông, Dao, Dáy, Mường...
Ở ngôi trường này, không ít thầy cô giáo nói được 10 tiếng dân tộc khác nhau như cô Phương. Đây dường như cũng là ngôi trường cấp 3 hiếm hoi khi cả 3 năm học cuối cấp chỉ có đúng 1 buổi họp phụ huynh duy nhất từ đầu cấp (vì đa số phụ huynh bận lên nương, lên rẫy lấy đâu thời gian về dự). Sau buổi họp, các học trò đầu còn khét mùi nắng quay về phía bố, mẹ cúi gập chào bái biệt 3 lần.
“Kể từ đây, các em thuộc quyền chăm sóc của các thầy cô giáo. Bố, mẹ các em người về bản, người về vùng núi cao...để vật lộn mưu sinh. Các học trò không được dùng diện thoại di động và ăn, ngủ, học hành, vui chơi đúng giờ quy định” - cô Phương nói. Vui mắt nhất vẫn là thứ 2 hàng tuần, màu sắc từ trang phục của 32 dân tộc thiểu số được các em diện trong lễ chào cờ phủ kín sân trường rực rỡ. Nhiều cô giáo cho biết, chính những sắc màu này đã khiến họ tận tâm hơn với nghề hơn và những buổi chào cờ đầu tuần thêm ý nghĩa.
Cô giáo Phương (bên trái) cùng những Đảng viên là học sinh vừa kết nạp.
Chuyện độc đáo không kém, khi học sinh tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ Đảng cùng với giáo viên. Đầu tháng 9 vừa qua, Phan Thị Quỳnh Trâm (18 tuổi), người Tày, học sinh lớp Dự bị Đại học A4 đã trở thành Đảng viên. Trâm 4 năm liền là Bí thư Chi Đoàn, năm nào cũng tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch Sử.
Nữ Đảng viên trẻ này là một trong những bí thư Đoàn năng nổ với phong trào Đôi bạn Cùng tiến. Trong đó, Trâm trực tiếp giúp đỡ nhiều bạn tiến bộ. Trâm kể về một kỷ niệm nhỏ: “Cách đây 2 năm, trong lớp có một bạn người Tày lúc nào cũng thể hiện tâm trạng chán nản, học hành sa sút. Qua tìm hiểu, mình được biết bố mẹ bạn ấy đang trong giai đoạn ly thân”.
Cô Bí thư chi Đoàn đã tìm mọi cách để tiếp cận với cậu bạn có đôi mắt buồn. Đến nay, cậu bạn có đôi mắt buồn đã hết buồn, học khá và thậm chí được bầu vào ban Chấp hành chi Đoàn của lớp và giúp đỡ cho nhiều bạn học khác tiến bộ. Vương Quốc Dự (17 tuổi), dân tộc Nùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, “cây sáng kiến” trong phong trào tiết kiệm điện của trường. Tuy đang trẻ, nhưng Dự là đối tượng xét kết nạp Đảng tới đây của trường.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương vẫn còn nhớ mãi cậu học trò Vàng Mí Lùng (quê Mèo Vạc, Hà Giang). Lùng mồ côi cả bố lẫn mẹ, nhà vốn nghèo, anh em đông nên khi anh cả khi lấy vợ đã không cho các em đi học. Tuy nhiên, những con chữ cũng nhiều kiến thức lạ lẫm từ các thầy cô giáo đã hút cậu trốn nhà đi học.
Khi xuống trường nội trú, ngoài bộ quần áo phủ trên tấm thân gầy còm, Lùng chẳng có thứ gì khác. Ba năm học, các thầy cô giáo cưu mang, chăm chút Lùng như con.
Có đợt, giáp Tết Nguyên đán, Lùng phải mổ ruột thừa cấp, các thầy cô và bạn học đã túc trực ngày đêm lo từng miếng ăn, giấc ngủ. Hiện, Vàng Mí Lùng đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Nông Lâm, nhưng vẫn biên thư đều đặn cho các “mẹ”, các “bố” ở ngôi trường cũ.
Theo Dân Trí