muakhuyenmai.vn
Thành viên
- Tham gia
- 5/4/2011
- Bài viết
- 6
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay tung ra các chương trình khuyến mại với những khẩu ngữ đi kèm mà bạn nghe có thể thấy nổi da gà : “khuyến mại khủng”, “khuyến mại cực sốc”, “đại hạ giá”, “siêu khuyến mại”, “xả hàng không lợi nhuận”… MuaKhuyenMai.vn cùng các bạn xem thử họ mong muốn gì ở đằng sau những chương trình đó nhé.
1. Thăm dò thị trường cho sản phẩm/dịch vụ mới
Các sản phẩm/dịch vụ mới thường gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng hơn là các sản phẩm/dịch vụ đã được người tiêu dùng trải nghiệm và chấp nhận. Doanh nghiệp cần thăm dò cảm nhận và thị hiếu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm/dịch vụ mới này bằng cách tạo điều kiện cho họ được dùng thử trước, hoặc mua sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn nhiều so với giá gốc. Các cửa hàng thời trang, các hiệu spa, thẩm mỹ làm đẹp thường áp dụng hình thức này.
2. Xả hàng tồn kho
Giải quyết hàng tồn kho luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp hiện nay. Các sản phẩm “lỗi mốt”, ứ đọng cần được tẩu tán để thu hồi vốn nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bán ra mà không cần lợi nhuận trực tiếp từ các sản phẩm này, họ quan tâm nhiều hơn đến việc thu hồi vốn và giải phóng kho bởi kế hoach kinh doanh đã hoàn thành. Mặt khác, doanh nghiệp chọn giải pháp sử dụng các sản phẩm loại này như là các sản phẩm “chim mồi” để kích thích nhu cầu mua sắm. Những chương trình xả hàng vào cuối mùa của các hãng thời trang hay nhiều chương trình hạ giá mạnh các sản phẩm điện tử như máy ảnh, laptop, điện thoại… tại các siêu thị điện máy chính là nhằm mục đích này.
3. “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”
Đây là “chiêu” mà rất nhiều nhà hàng ẩm thực, quán bar café hay áp dụng. Với đặc thù loại dịch vụ này là khách hàng thường đến mua theo một nhóm (gia đình hoặc bạn bè), doanh nghiệp có thể đưa ra các ưu đãi áp dụng trên một vài sản phẩm và cho một khách hàng. Đương nhiên, bằng việc đi theo nhóm, khách hàng sẽ mua nhiều hơn suất mua chỉ dành cho một người. Đồng thời nhiều khả năng họ có thể mua thêm các sản phẩm/dịch vụ không được áp dụng khuyến mại. Như vậy so với khoản mà doanh nghiệp chi cho việc khuyến mại, lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm/dịch vụ phụ trội có thể lớn hơn nhiều.
4. Củng cố quan hệ với khách hàng cũ
Củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đặt ra trong quản lý quan hệ khách hàng. Xây dựng lòng tin, sự trung thành của tập khách hàng đang có giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời đem lại cho doanh nghiệp một lượng khách hàng mới thông qua “giới thiệu”. Do đó, nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà “tri ân khách hàng” được doanh nghiệp áp dụng chỉ đối với khách hàng thường xuyên. Trên thực tế, những ưu đãi bất ngờ như thế này chiếm được cảm tình mạnh đối với đối tượng được áp dụng. Mối quan hệ vì thế mà thêm bền chặt hơn, khách hàng ngày càng trung thành hơn với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp mà theo chúng tôi, doanh nghiệp nên làm!
5. Xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng
Ở Việt Nam, việc dùng khuyến mại để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng chưa được chú trọng nhiều. Tuy nhiên ở nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… họ đã thực hiện một cách phổ biến. Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng ưu đãi khuyến mại cho những khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin liên hệ như email, số điện thoại. Khách hàng nhập đăng ký nhận ưu đãi bằng cách điền thông tin liên hệ trên website của doanh nghiệp hoặc trên một website chuyên cung cấp voucher khuyến mại mà doanh nghiệp hợp tác. Như vậy bằng phương pháp này, doanh nghiệp có được danh sách thông tin liên hệ của các khách hàng tiềm năng mà chí ít là đang quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của họ. Danh sách này sẽ được doanh nghiệp khai thác cho các hoạt động marketing tiếp sau như: gửi email quảng cáo, gọi điện, gửi thư mời… có thể đem lại hiệu quả về doanh thu trong tương lai. Đây là một trong những xu hướng mới của doanh nghiệp khi thực hiện khuyến mại. Một số website chuyên về khuyến mại hiện nay như muakhuyenmai.vn đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại với mục đích này.
Dù mục đích nào đi nữa, khi thực hiện chương trình khuyến mại, doanh nghiệp cũng cần tạo cân bằng giữa lợi ích của họ với lợi ích của người tiêu dùng. Một chương trình khuyến mại thực sự nghiêm túc với những ưu đãi dành cho người tiêu dùng như cam kết sẽ tạo được hiệu quả lớn. Bằng không doanh nghiệp sẽ tự làm mất đi hình ảnh và có thể nhận được những “liều thuốc đắng” từ chính những chương trình khuyến mại.
Bạn có đồng ý với các ý kiến trên đây của chúng tôi? Hay bạn có biết thêm những mục đích khác của khuyến mại? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại đây để bài viết được hoàn chỉnh.
Vài nét về tác giả: Dũng Hồ hiện đang sở hữu website MuaKhuyenMai.vn – cộng đồng online chia sẻ tin khuyến mại và là tác giả của các bài viết liên quan đến chủ đề công nghệ, online marketing, thương mại điện tử. Bạn có thể liên hệ, chia sẻ ý kiến với tác giả qua facebook: https://www.facebook.com/hotrungdungit
Từ liên quan: Mục đích của khuyến mại, khuyến mại để làm gì, khuyến mại, khuyến mại hiệu quả, cách làm khuyến mại
1. Thăm dò thị trường cho sản phẩm/dịch vụ mới
Các sản phẩm/dịch vụ mới thường gặp khó trong việc tiếp cận khách hàng hơn là các sản phẩm/dịch vụ đã được người tiêu dùng trải nghiệm và chấp nhận. Doanh nghiệp cần thăm dò cảm nhận và thị hiếu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm/dịch vụ mới này bằng cách tạo điều kiện cho họ được dùng thử trước, hoặc mua sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn nhiều so với giá gốc. Các cửa hàng thời trang, các hiệu spa, thẩm mỹ làm đẹp thường áp dụng hình thức này.
2. Xả hàng tồn kho
Giải quyết hàng tồn kho luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp hiện nay. Các sản phẩm “lỗi mốt”, ứ đọng cần được tẩu tán để thu hồi vốn nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bán ra mà không cần lợi nhuận trực tiếp từ các sản phẩm này, họ quan tâm nhiều hơn đến việc thu hồi vốn và giải phóng kho bởi kế hoach kinh doanh đã hoàn thành. Mặt khác, doanh nghiệp chọn giải pháp sử dụng các sản phẩm loại này như là các sản phẩm “chim mồi” để kích thích nhu cầu mua sắm. Những chương trình xả hàng vào cuối mùa của các hãng thời trang hay nhiều chương trình hạ giá mạnh các sản phẩm điện tử như máy ảnh, laptop, điện thoại… tại các siêu thị điện máy chính là nhằm mục đích này.
3. “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”
Đây là “chiêu” mà rất nhiều nhà hàng ẩm thực, quán bar café hay áp dụng. Với đặc thù loại dịch vụ này là khách hàng thường đến mua theo một nhóm (gia đình hoặc bạn bè), doanh nghiệp có thể đưa ra các ưu đãi áp dụng trên một vài sản phẩm và cho một khách hàng. Đương nhiên, bằng việc đi theo nhóm, khách hàng sẽ mua nhiều hơn suất mua chỉ dành cho một người. Đồng thời nhiều khả năng họ có thể mua thêm các sản phẩm/dịch vụ không được áp dụng khuyến mại. Như vậy so với khoản mà doanh nghiệp chi cho việc khuyến mại, lợi nhuận thu được từ việc bán các sản phẩm/dịch vụ phụ trội có thể lớn hơn nhiều.
4. Củng cố quan hệ với khách hàng cũ
Củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đặt ra trong quản lý quan hệ khách hàng. Xây dựng lòng tin, sự trung thành của tập khách hàng đang có giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời đem lại cho doanh nghiệp một lượng khách hàng mới thông qua “giới thiệu”. Do đó, nhiều chương trình khuyến mại, tặng quà “tri ân khách hàng” được doanh nghiệp áp dụng chỉ đối với khách hàng thường xuyên. Trên thực tế, những ưu đãi bất ngờ như thế này chiếm được cảm tình mạnh đối với đối tượng được áp dụng. Mối quan hệ vì thế mà thêm bền chặt hơn, khách hàng ngày càng trung thành hơn với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp mà theo chúng tôi, doanh nghiệp nên làm!
5. Xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng
Ở Việt Nam, việc dùng khuyến mại để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng chưa được chú trọng nhiều. Tuy nhiên ở nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp… họ đã thực hiện một cách phổ biến. Cụ thể, doanh nghiệp áp dụng ưu đãi khuyến mại cho những khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin liên hệ như email, số điện thoại. Khách hàng nhập đăng ký nhận ưu đãi bằng cách điền thông tin liên hệ trên website của doanh nghiệp hoặc trên một website chuyên cung cấp voucher khuyến mại mà doanh nghiệp hợp tác. Như vậy bằng phương pháp này, doanh nghiệp có được danh sách thông tin liên hệ của các khách hàng tiềm năng mà chí ít là đang quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của họ. Danh sách này sẽ được doanh nghiệp khai thác cho các hoạt động marketing tiếp sau như: gửi email quảng cáo, gọi điện, gửi thư mời… có thể đem lại hiệu quả về doanh thu trong tương lai. Đây là một trong những xu hướng mới của doanh nghiệp khi thực hiện khuyến mại. Một số website chuyên về khuyến mại hiện nay như muakhuyenmai.vn đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại với mục đích này.
Dù mục đích nào đi nữa, khi thực hiện chương trình khuyến mại, doanh nghiệp cũng cần tạo cân bằng giữa lợi ích của họ với lợi ích của người tiêu dùng. Một chương trình khuyến mại thực sự nghiêm túc với những ưu đãi dành cho người tiêu dùng như cam kết sẽ tạo được hiệu quả lớn. Bằng không doanh nghiệp sẽ tự làm mất đi hình ảnh và có thể nhận được những “liều thuốc đắng” từ chính những chương trình khuyến mại.
Bạn có đồng ý với các ý kiến trên đây của chúng tôi? Hay bạn có biết thêm những mục đích khác của khuyến mại? Hãy chia sẻ với chúng tôi tại đây để bài viết được hoàn chỉnh.
Vài nét về tác giả: Dũng Hồ hiện đang sở hữu website MuaKhuyenMai.vn – cộng đồng online chia sẻ tin khuyến mại và là tác giả của các bài viết liên quan đến chủ đề công nghệ, online marketing, thương mại điện tử. Bạn có thể liên hệ, chia sẻ ý kiến với tác giả qua facebook: https://www.facebook.com/hotrungdungit
Từ liên quan: Mục đích của khuyến mại, khuyến mại để làm gì, khuyến mại, khuyến mại hiệu quả, cách làm khuyến mại