- Tham gia
- 24/9/2010
- Bài viết
- 67
Kiến là loài động vật mà chúng ta được "tiếp kiến" hàng ngày nhưng đã có ai thực sự hiểu hết về những người bạn tí hon này?
Đừng tưởng bé mà không thông minh nhé!
Kiến là loài động vật có não lớn nhất dựa vào sự cân đối với tỉ lệ của cơ thể. Chúng được biết đến như một loài côn trùng thông minh nhất khi sở hữu khoảng 25.0000 tế bào não.
Những “nhà nông” tài ba
Kiến đã bắt đầu “nghề nông” từ khoảng 50 triệu năm về trước, tức là trước luôn cả lúc con người có suy nghĩ đầu tiên về nghề nông. Đáng kinh ngạc hơn là kiến dùng những kĩ năng “làm vườn” vô cùng phức tạp của mình như tiết ra những chất hóa học từ cơ thể để ngăn chặn nấm mốc. Kiến cắt lá còn biết trông cả nấm để nuôi cả binh đoàn nhà kiến cơ đấy.
Số lượng cực đông đảo
Kiến chiếm tỉ lệ 1/10 đối với tất cả các loài động vật trên thế giới. Thử tập trung tất cả các thể loại kiến ở trái đất, đem lên bàn cân thì tổng trọng lượng của chúng cũng sẽ ngang ngửa với tổng trọng lượng của mọi người trên thế giới đấy.
“Siêu” lãnh thổ
Có những khu vực của kiến kéo dài tới cả trăm dặm, trong đó là cả triệu tổ kiến. Đông đúc là như vậy nhưng hiếm khi xảy ra chiến tranh xâm lược giữa các tổ với nhau. Lãnh thổ lớn nhất của loài kiến nằm ở phía Nam bang California kéo dài đến 965km và còn có chung đường biên giới với 3 lãnh thổ khác nhỏ hơn.
Kiến chúa sống cực dai
Một con kiến thợ có tuổi đời chỉ từ 45 đến 60 ngày nhưng một con kiến chúa lại có thể sống lâu đến… 20 năm. Ở “vương quốc kiến” rất hiếm khi xảy ra những vụ “thay chúa, đổi tướng”.
“Chủ trại” chăn nuôi
Loài rệp Aphid là một “vật nuôi” yêu thích của loài kiến mật. Kiến mật ‘ăn” thứ dịch ngọt tiết ra từ rệp Aphid. Vì thế có thể ví von rằng kiến mật nuôi rệp Aphid giống như “nuôi bò lấy sữa”. Đổi lại, kiến mật sẽ đảm bảo sự an toàn và cung cấp thức ăn là nhựa cây no đủ cho rệp Aphid. Quá trình “chăn nuôi” diễn ra rất công phu và chu đáo, kiến mật sẽ “chở” rệp Aphid đến những vị trí có thể hút được nhựa của cây, sau đó chúng sẽ đứng canh gác trong khi rệp hút nhựa. Mỗi khi có nguy hiểm từ kẻ thù, kiến mật sẽ chuyển “vật nuôi” của mình đến chỗ an toàn hoặc chiến đấu quyết liệt với những kẻ thù đụng chạm đến rệp Aphid.
Một "xã hội" hoàn hảo
Kiến chúa – là con kiến to nhất trong tổ, có cánh mọc ra hai bên ở phần thân. Kiến chúa có nhiệm vụ “sản xuất” thật nhiều thành viên kiến thợ, kiến đực, thậm chí là kiến chúa tương lai sau khi “sáng lập” ra tổ mới. Kiến chúa là “đấng tối cao” và có khả năng sống dai nhất. Trong suốt cuộc đời của mình, kiến chúa có thể đẻ được tới hàng nghìn quả trứng.
Kiến đực lại là con nhỏ nhất trong bầy, chũng chỉ có một nhiệm vụ là “kết hợp” với kiến chúa để “sản xuất” thật nhiều thành viên trong tương lai. Kiến đực sẽ chết vài ngày sau khi giao phối.
Kiến thợ là thành viên rất quan trọng, tất cả công việc hàng ngày đều qua “đôi vai” của kiến thợ: tìm thức ăn, chăm sóc cho bầy đàn, sửa chữa, nâng cấp tổ, bảo vệ và cung phụng kiến chúa. Đây cũng là những chú kiến hay ló mặt ra bên ngoài nhất đấy.
Một điều nữa là kiến thợ đều là giống cái nhưng chúng không đẻ trứng đâu, chỉ trong vài trường hợp đặc biệt, trứng của chúng sẽ được trưng dụng để làm… thức ăn. Còn khi kiến chúa đã chết, hành động đẻ trứng này sẽ được chấp nhận.
(nguồn: kenh14.vn)
Đừng tưởng bé mà không thông minh nhé!
Kiến là loài động vật có não lớn nhất dựa vào sự cân đối với tỉ lệ của cơ thể. Chúng được biết đến như một loài côn trùng thông minh nhất khi sở hữu khoảng 25.0000 tế bào não.
Những “nhà nông” tài ba
Kiến đã bắt đầu “nghề nông” từ khoảng 50 triệu năm về trước, tức là trước luôn cả lúc con người có suy nghĩ đầu tiên về nghề nông. Đáng kinh ngạc hơn là kiến dùng những kĩ năng “làm vườn” vô cùng phức tạp của mình như tiết ra những chất hóa học từ cơ thể để ngăn chặn nấm mốc. Kiến cắt lá còn biết trông cả nấm để nuôi cả binh đoàn nhà kiến cơ đấy.
Số lượng cực đông đảo
Kiến chiếm tỉ lệ 1/10 đối với tất cả các loài động vật trên thế giới. Thử tập trung tất cả các thể loại kiến ở trái đất, đem lên bàn cân thì tổng trọng lượng của chúng cũng sẽ ngang ngửa với tổng trọng lượng của mọi người trên thế giới đấy.
“Siêu” lãnh thổ
Có những khu vực của kiến kéo dài tới cả trăm dặm, trong đó là cả triệu tổ kiến. Đông đúc là như vậy nhưng hiếm khi xảy ra chiến tranh xâm lược giữa các tổ với nhau. Lãnh thổ lớn nhất của loài kiến nằm ở phía Nam bang California kéo dài đến 965km và còn có chung đường biên giới với 3 lãnh thổ khác nhỏ hơn.
Kiến chúa sống cực dai
Một con kiến thợ có tuổi đời chỉ từ 45 đến 60 ngày nhưng một con kiến chúa lại có thể sống lâu đến… 20 năm. Ở “vương quốc kiến” rất hiếm khi xảy ra những vụ “thay chúa, đổi tướng”.
“Chủ trại” chăn nuôi
Loài rệp Aphid là một “vật nuôi” yêu thích của loài kiến mật. Kiến mật ‘ăn” thứ dịch ngọt tiết ra từ rệp Aphid. Vì thế có thể ví von rằng kiến mật nuôi rệp Aphid giống như “nuôi bò lấy sữa”. Đổi lại, kiến mật sẽ đảm bảo sự an toàn và cung cấp thức ăn là nhựa cây no đủ cho rệp Aphid. Quá trình “chăn nuôi” diễn ra rất công phu và chu đáo, kiến mật sẽ “chở” rệp Aphid đến những vị trí có thể hút được nhựa của cây, sau đó chúng sẽ đứng canh gác trong khi rệp hút nhựa. Mỗi khi có nguy hiểm từ kẻ thù, kiến mật sẽ chuyển “vật nuôi” của mình đến chỗ an toàn hoặc chiến đấu quyết liệt với những kẻ thù đụng chạm đến rệp Aphid.
Một "xã hội" hoàn hảo
Kiến chúa – là con kiến to nhất trong tổ, có cánh mọc ra hai bên ở phần thân. Kiến chúa có nhiệm vụ “sản xuất” thật nhiều thành viên kiến thợ, kiến đực, thậm chí là kiến chúa tương lai sau khi “sáng lập” ra tổ mới. Kiến chúa là “đấng tối cao” và có khả năng sống dai nhất. Trong suốt cuộc đời của mình, kiến chúa có thể đẻ được tới hàng nghìn quả trứng.
Kiến đực lại là con nhỏ nhất trong bầy, chũng chỉ có một nhiệm vụ là “kết hợp” với kiến chúa để “sản xuất” thật nhiều thành viên trong tương lai. Kiến đực sẽ chết vài ngày sau khi giao phối.
Kiến thợ là thành viên rất quan trọng, tất cả công việc hàng ngày đều qua “đôi vai” của kiến thợ: tìm thức ăn, chăm sóc cho bầy đàn, sửa chữa, nâng cấp tổ, bảo vệ và cung phụng kiến chúa. Đây cũng là những chú kiến hay ló mặt ra bên ngoài nhất đấy.
Một điều nữa là kiến thợ đều là giống cái nhưng chúng không đẻ trứng đâu, chỉ trong vài trường hợp đặc biệt, trứng của chúng sẽ được trưng dụng để làm… thức ăn. Còn khi kiến chúa đã chết, hành động đẻ trứng này sẽ được chấp nhận.
(nguồn: kenh14.vn)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: