- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Gentleman” tiếng Anh có nghĩa “quý ông” nhưng đây cũng là tên của một trào lưu đang gây xôn xao và có sức lan truyền rộng trên cộng đồng mạng. “Làm thế nào để trở thành một quý ông?”, “Gentleman – style” đang là những cụm từ khóa được tìm kiếm, khai thác nhiều nhất hiện nay.
Phái nam là tâm điểm
Chưa bao giờ các ấn phẩm, tạp chí online, các hot blogger lại quan tâm đến… phái nam như lúc này. Nếu ngày trước, các chuyên mục về nam chỉ chiếm một phần nhỏ và thường được thể hiện khá “khô” xoay quanh các vấn đề sức khỏe, công nghệ, máy móc – xe cộ thì nay, phái nam lại là nguồn cảm hứng bất tận cho các trang mạng khai thác. Đánh vào tâm lý “chuộng món lạ” này mà nhiều trang báo mạng chỉ viết cho “quý ông” trở nên nóng hổi.
Nhiều cộng đồng ủng hộ các trang khác nhau đã tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn và khó phân biệt thắng – thua trong việc lấy lòng độc giả. Trang này nắm ưu thế giọng điệu già dặn thì trang kia lại tỏ ra nhỉnh hơn với phong cách sành điệu. Nhưng điểm chung là khi bước vào các trang này, bạn đọc sẽ bất ngờ trước định nghĩa về “phái nam”: Những người vô cùng sành điệu, thành đạt và biết trân trọng phụ nữ. Phái nam không chỉ là một giới tính mà còn phải mang phẩm chất của một quý ông. Chính điểm này thu hút lượng độc giả nữ khổng lồ.
Lang thang trên mạng, độc giả dễ dàng bắt gặp những trang báo về giới nam nhưng rõ ràng hướng đến độc giả là nữ. Trên một trang tràn ngập hình ảnh các chàng trai đẹp, Thùy Trang (một độc giả) cho biết: “Đó vẫn chưa là gì nếu bạn vào Jack’D (một ứng dụng trò chuyện). Người ta mở hàng trăm nhóm bàn luận, “unlock pic” (nút xem ảnh) để săn các “quý ông”. Công bằng mà nói, trào lưu “Gentleman” giúp cho phái nam có một thế giới riêng với phụ kiện, thời trang cập nhật và hào nhoáng không thua gì phái nữ. Đồng thời, phái nữ lại có nơi tìm hiểu, khám phá tất tần tật các câu chuyện thực nhất về nửa kia”.
Sự nguy hiểm trong một trào lưu
Theo thống kê, phần lớn các trang về “Gentleman” gần đây đã bị đánh dấu là các trang “bẩn” hoặc web “đen” do nội dung nhạy cảm bên trong. Thu Hiền (trường ĐH RMIT) cho biết: “Có lần, mình vào mạng tìm đọc tin về quý ông, không ngờ lại được dẫn vào một trang… mại dâm nam. Nhưng do mình lỡ đăng ký thông tin thành viên nên nhiều ngày sau đó, mình đã phải nhận hàng loạt các cuộc điện thoại mời chào”.
Tuy lợi thế của chủ đề “Gentleman” là công khai các câu chuyện, đôi khi khó nói, dưới góc nhìn của một quý ông nhưng không phải câu chuyện nào cũng “sạch” và thường các trang cũng chẳng giới hạn độ tuổi nên độc giả cứ vô tư đọc và vô tư… choáng. Chính sự ra đời vô tội vạ, ăn theo xu hướng mà chất lượng của loại “tạp chí mạng” dạng này ngày càng kém. Sự cạnh tranh trong thế giới các trang “Gentleman” mới nổi khá khắc nghiệt. Có trang bị tấn công đến mức không thể truy cập. Nhiều trang bị dèm pha về độ nhạy cảm của các bài viết.
Đi sâu tìm hiểu nội dung và cách thức lan truyền của các trang mang chủ đề “Gentleman”, không khó để thấy rõ nhiều trang có nội dung đồi trụy trá hình, nếu lỡ sa chân vào con đường này, người đọc có thể bị nghiện. “Genlteman” cũng có thể khiến nhiều bạn trẻ rơi vào mộng ảo, thậm chí, mê mẩn với “người” trong con chữ. Huyền Chi (trường ĐH Sài Gòn) kể: “Mình từng ra vào một trang hàng “Gentleman” cỡ 50 lần một ngày chỉ để xem cho kịp các chuyện kể từ một chàng trai không biết có thật hay không trên mạng. Chỉ khi tác giả công khai hình ảnh, mình mới… dẹp mộng”.
Nhiều bạn gái trẻ khi đã “kết” một trang thường sẽ có trạng thái thần tượng những điều người viết mô tả. “Bệnh” này rất dễ bắt gặp qua các triệu chứng thể hiện qua những dòng chia sẻ theo đường link của các trang “Gentleman” trên Facebook.
Quốc Thắng (trường ĐH Tôn Đức Thắng): “Giúp phái nam biết con gái thích gì”
“Nhiều bạn gái rất chăm đọc các tin tức về phái nam vì ở đó, các bạn nhìn thấy con người hoàn hảo mà mình mong muốn. Con trai cũng có thể đọc để nghiên cứu tâm lý xem kiểu đàn ông nào làm con gái thích đến vậy. Nói thật là đọc cũng hay nhưng làm theo thì chắc hơi khó″.
Hồng Nhung (trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Hiểu “phe kia” nhiều hơn khi theo dõi”
“Có nhiều thứ mà chỉ khi đọc các bài viết trên trang “Gentleman”, mình mới hiểu được vì sao con trai lại hành động như vậy. Nếu biết chọn lọc thì những bài viết tích cực mang lại rất nhiều kiến thức thú vị”.
Thủy Tiên (trường ĐH Công nghiệp TP.HCM): “Đọc nhiều có thể bị mất kiểm soát”
“Thật ra, nội dung các bài viết, hình ảnh trong trào lưu “Gentleman” không xấu nhưng dễ sinh ảo tưởng vì những tiêu chuẩn trên trang viết quá cao. Bạn sẽ cảm thấy xét nét người khác phái, nhìn người khác phái với ánh mắt xem nhẹ hoặc có suy nghĩ sai lệch, nếu thấy họ không như bạn mong muốn”.
Phái nam là tâm điểm
Chưa bao giờ các ấn phẩm, tạp chí online, các hot blogger lại quan tâm đến… phái nam như lúc này. Nếu ngày trước, các chuyên mục về nam chỉ chiếm một phần nhỏ và thường được thể hiện khá “khô” xoay quanh các vấn đề sức khỏe, công nghệ, máy móc – xe cộ thì nay, phái nam lại là nguồn cảm hứng bất tận cho các trang mạng khai thác. Đánh vào tâm lý “chuộng món lạ” này mà nhiều trang báo mạng chỉ viết cho “quý ông” trở nên nóng hổi.
Nhiều cộng đồng ủng hộ các trang khác nhau đã tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn và khó phân biệt thắng – thua trong việc lấy lòng độc giả. Trang này nắm ưu thế giọng điệu già dặn thì trang kia lại tỏ ra nhỉnh hơn với phong cách sành điệu. Nhưng điểm chung là khi bước vào các trang này, bạn đọc sẽ bất ngờ trước định nghĩa về “phái nam”: Những người vô cùng sành điệu, thành đạt và biết trân trọng phụ nữ. Phái nam không chỉ là một giới tính mà còn phải mang phẩm chất của một quý ông. Chính điểm này thu hút lượng độc giả nữ khổng lồ.
Lang thang trên mạng, độc giả dễ dàng bắt gặp những trang báo về giới nam nhưng rõ ràng hướng đến độc giả là nữ. Trên một trang tràn ngập hình ảnh các chàng trai đẹp, Thùy Trang (một độc giả) cho biết: “Đó vẫn chưa là gì nếu bạn vào Jack’D (một ứng dụng trò chuyện). Người ta mở hàng trăm nhóm bàn luận, “unlock pic” (nút xem ảnh) để săn các “quý ông”. Công bằng mà nói, trào lưu “Gentleman” giúp cho phái nam có một thế giới riêng với phụ kiện, thời trang cập nhật và hào nhoáng không thua gì phái nữ. Đồng thời, phái nữ lại có nơi tìm hiểu, khám phá tất tần tật các câu chuyện thực nhất về nửa kia”.
Sự nguy hiểm trong một trào lưu
Theo thống kê, phần lớn các trang về “Gentleman” gần đây đã bị đánh dấu là các trang “bẩn” hoặc web “đen” do nội dung nhạy cảm bên trong. Thu Hiền (trường ĐH RMIT) cho biết: “Có lần, mình vào mạng tìm đọc tin về quý ông, không ngờ lại được dẫn vào một trang… mại dâm nam. Nhưng do mình lỡ đăng ký thông tin thành viên nên nhiều ngày sau đó, mình đã phải nhận hàng loạt các cuộc điện thoại mời chào”.
Tuy lợi thế của chủ đề “Gentleman” là công khai các câu chuyện, đôi khi khó nói, dưới góc nhìn của một quý ông nhưng không phải câu chuyện nào cũng “sạch” và thường các trang cũng chẳng giới hạn độ tuổi nên độc giả cứ vô tư đọc và vô tư… choáng. Chính sự ra đời vô tội vạ, ăn theo xu hướng mà chất lượng của loại “tạp chí mạng” dạng này ngày càng kém. Sự cạnh tranh trong thế giới các trang “Gentleman” mới nổi khá khắc nghiệt. Có trang bị tấn công đến mức không thể truy cập. Nhiều trang bị dèm pha về độ nhạy cảm của các bài viết.
Đi sâu tìm hiểu nội dung và cách thức lan truyền của các trang mang chủ đề “Gentleman”, không khó để thấy rõ nhiều trang có nội dung đồi trụy trá hình, nếu lỡ sa chân vào con đường này, người đọc có thể bị nghiện. “Genlteman” cũng có thể khiến nhiều bạn trẻ rơi vào mộng ảo, thậm chí, mê mẩn với “người” trong con chữ. Huyền Chi (trường ĐH Sài Gòn) kể: “Mình từng ra vào một trang hàng “Gentleman” cỡ 50 lần một ngày chỉ để xem cho kịp các chuyện kể từ một chàng trai không biết có thật hay không trên mạng. Chỉ khi tác giả công khai hình ảnh, mình mới… dẹp mộng”.
Nhiều bạn gái trẻ khi đã “kết” một trang thường sẽ có trạng thái thần tượng những điều người viết mô tả. “Bệnh” này rất dễ bắt gặp qua các triệu chứng thể hiện qua những dòng chia sẻ theo đường link của các trang “Gentleman” trên Facebook.
Quốc Thắng (trường ĐH Tôn Đức Thắng): “Giúp phái nam biết con gái thích gì”
“Nhiều bạn gái rất chăm đọc các tin tức về phái nam vì ở đó, các bạn nhìn thấy con người hoàn hảo mà mình mong muốn. Con trai cũng có thể đọc để nghiên cứu tâm lý xem kiểu đàn ông nào làm con gái thích đến vậy. Nói thật là đọc cũng hay nhưng làm theo thì chắc hơi khó″.
Hồng Nhung (trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Hiểu “phe kia” nhiều hơn khi theo dõi”
“Có nhiều thứ mà chỉ khi đọc các bài viết trên trang “Gentleman”, mình mới hiểu được vì sao con trai lại hành động như vậy. Nếu biết chọn lọc thì những bài viết tích cực mang lại rất nhiều kiến thức thú vị”.
Thủy Tiên (trường ĐH Công nghiệp TP.HCM): “Đọc nhiều có thể bị mất kiểm soát”
“Thật ra, nội dung các bài viết, hình ảnh trong trào lưu “Gentleman” không xấu nhưng dễ sinh ảo tưởng vì những tiêu chuẩn trên trang viết quá cao. Bạn sẽ cảm thấy xét nét người khác phái, nhìn người khác phái với ánh mắt xem nhẹ hoặc có suy nghĩ sai lệch, nếu thấy họ không như bạn mong muốn”.
Theo SVVN